Kinh nghiệm quản lý chi phí tại Ngân hàng thương mại mộtsố nước

Một phần của tài liệu 0555 hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại NH ĐTPT việt nam chi nhánh quang trung luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 46 - 51)

1.3.1.1.Kinh nghiệm của Citibank

Citibank là một trong những ngân hàng lớn, có uy tín hàng đầu trên thế giới đặc biệt có lợi thế đó là sự hiện diện tại 109 quốc gia trên toàn cầu, có bề dày kinh nghiệm hoạt động tại các thị trường mới nổi hơn 100 năm qua.

Vừa qua Citibank đã được tổ chức lại bao gồm hai bộ phận là Citicorp và

Citigroup Holdings. Cấu trúc này sẽ giúp Citibank tập trung thúc đẩy việc thực hiện các hoạt động kinh doanh chủ chốt. Citigroup Holdings bao gồm các mảng

môi giới và quản lý tài sản, tài chính tiêu dùng địa phương và một quỹ tài sản đặc biệt. Citigroup Holdings sẽ được quản lý chặt chẽ nhằm phòng ngừa rủi ro và thiệt hại, qua đó nâng cao giá trị của các tài sản này.

Điều này nhằm mục đích đơn giản hóa bộ máy và do đó Citibank có thể phục vụ khách hàng tốt hơn trong cả hai bộ phận kinh doanh. Đồng thời với cơ cấu

mới này, Citibank được kỳ vọng sẽ nhanh chóng biến đổi thành một công ty có lợi

nhuận cao hơn, rủi ro thấp hơn và tăng trưởng cao hơn nhiều so với trước đây. Việc tổ chức lại các mảng hoạt động kinh doanh này sẽ cho phép Citibank

tập trung hơn nữa vào những hoạt động kinh doanh chủ chốt. Đồng thời cũng tập

trung đặc biệt vào việc quản lý, bán bớt, ngừng các tài sản hoặc ngừng kinh doanh các lĩnh vực không nằm trong chiến lược chủ chốt của Citibank. Ngoài ra

trong chiến lược kinh doanh, Citibank cũng chú trọng đầu tư chi phí cho hoạt động cải tiến hệ thống công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng nhu cầu xử lý cập nhật thông tin kịp thời chính xác. Ngoài ra trong chiến lược quản lý chi phí của

mình Citibank cũng đặc biệt quan tâm đến chi phí nhân sự, Citibank không hạn

chế chi phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp

vụ cho nhân viên tuy nhiên cũng sẵn sàng cắt giảm chi phí và nhân sự liên quan

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Hongkong Shanghai Bank( HSBC)

Tập đoàn Hongkong Shanghai Bank là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính- ngân hàng lớn nhất trên thế giới với các chi nhánh tại châu Âu, châu Á

Thái Bình Dương, châu Mỹ, Trung Đông và châu Phi. Với trụ sở chính tại Luân

Đôn, HSBC có khoảng 7.500 văn phòng tại 87 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010, có tổng giá trị tài sản của Tập đoàn là 2.454 tỷ

USD trong đó một nửa là ở châu Âu, một phần tư ở châu Mỹ và một phần tư ở châu Á, HSBC có khoảng 100 triệu khách hàng. Năm 2010, tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh là 19.037 tỷ USD, đạt lợi nhuận 13.159 tỷ USD, vốn chủ

sở hữu 147.667 tỷ USD, và có số lượng nhân viên hơn 200 ngàn người.

Để đạt được những kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh HSBC định vị

thương hiệu của mình thông qua thông điệp “ Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương” đồng thời HSBC đã đẩy mạnh hoạt động mở rộng mạng lưới, thành lập

nhiều điểm giao dịch cụ thể: mua lại của nước Cộng hòa quốc gia Ngân hàng New York với 10,3 tỷ USD, mở rộng vào lục địa châu Âu diễn ra trong tháng 4 năm 200 với việc mua lại của tín dụng thương mại de France một ngân hàng lớn

của Pháp với 6,6 tỷ bảng. Trong tháng 8/2002 mua lại Grupo Financiero Bital ngân hàng bán lẻ lớn thứ ba của Mexico với 1.1 tỷ USD. .. Đây là một chiến lược thông minh để giảm bớt chi phí để xâm nhập và tiếp cận thị trường của HSBC thông qua việc mua lại, mua cổ phần, góp vốn kinh doanh đối với các ngân hàng hoặc các công ty sở tại nhằm tận dụng các ưu thế của các công ty địa

phương trong vấn đề khách hàng và thói quen kinh doanh của quốc gia nơi HSBC đặt mạng lưới.

HSBC cũng đưa chương trình cắt giảm chi phí vào mục tiêu kinh doanh lâu dài của mình.

HSBC không ngừng ứng dụng những thành tựu phát triển của công nghệ

dịch nhằm tiết kiệm nhân lực và chi phí . Đặc biệt, HSBC luôn chú trọng công tác đào tạo cán bộ nhân viên đặc biệt đối với các chuyên gia đầu ngành, cụ thể hàng năm HSBC tổ chức nhiều chương trình đào tạo ngắn hạn, các cuộc hội thảo

với sự tham gia của những chuyên gia có kinh nghiệm về quản lý chi phí cho các

cán bộ tại khắp các Chi nhánh của HSBC trên thế giới.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Phát triển Singapore-The Development

Bank Of Singapore Ltd (DBS)

Trụ sở chính của DBS Bank Ltd được đặt tại Singapore, được thành lập vào năm 1968, nó là chất xúc tác để phát triển kinh tế của Singapore trong những

năm đầu của quốc gia độc lập. Mục tiêu chính đó là cung cấp các dịch vụ, các giải pháp tài chính, giải pháp toàn diện, một loạt các sản phẩm sáng tạo để đáp ứng nhu cầu khách hàng. DBS Bank hoạt động tại 15 thị trường, là ngân hàng có tài sản lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á đồng thời là một ngân hàng lớn ở

châu Á. Với một mạng lưới khu vực dài hơn 200 chi nhánh, trên 1.100 máy ATM trên 50 thành phố. DBS Bank Ltd trở thành một tên nổi tiếng bởi dịch vụ của nó trong lĩnh vực ngành công nghiệp-ngân hàng. Nhiều người hơn và nhiều

hơn nữa các công ty - doanh nghiệp trên toàn thế giới với mong muốn là khách hàng của DBS để có được lợi nhuận cao hơn cùng sự ổn định lâu dài. DBS cũng

thừa nhận sự cam kết nâng cao vị thế giáo dục, niềm đam mê để xây dựng một tổ

chức hiệu năng nổi tiếng với dịch vụ khách hàng tốt, những giải pháp kinh doanh

sáng tạo và có thể làm tinh thần trong mỗi 15.000 nhân viên đại diện cho hơn 30

quốc tịch.

DBS là một nhà lãnh đạo thị trường tại Singapore với hơn 4.000.000 khách hàng và cũng có một sự hiện diện ngày càng tăng trong ba trục chính châu

Á tăng trưởng cụ thể: Trung Quốc, Đông Nam Á, Nam Á. DBS cũng là một người tiên phong trong thị trường vốn bằng nguyên sản phẩm phong phú và khả

khu vực châu Á- Thái Bình Dương nên DBS đạt giải thưởng hai năm liên tiếp 2009-2010 “ an toàn nhất Ngân hàng châu Á”.

DBS có cổ phiếu hàng đầu thị trường, cho vay thế chấp và thẻ tín dụng, đóng góp 64% lợi nhuận ròng trong năm 2010. Sở dĩ có lợi nhuận cao như vậy bởi DBS đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao phương thức quản trị kinh doanh

hiệu quả phù hợp với thông lệ quốc tế đó là việc đầu tư một hệ thống phần mền

quản lý chi phí nhằm đánh giá hiệu quả kinh doanh theo từng dòng sản phẩm, khách hàng, bộ phận phòng ban .

Bảng 1-1: Mô hình tổ chức khối tài chính của DBS

DBS thực hiện chức năng quản lý tài chính chuyên sâu tập trung vào đánh

giá hiệu quả kinh doanh trong đó quan tâm vào việc:

+ Lập, theo dõi và giám sát thực hiện kế hoạch tài chính

+ Tập hợp, phân bổ thu nhập-chi phí đến từng sản phẩm, khách hàng, đơn

vị kinh doanh như: Phân bổ chi phí, định giá, tính toán FTP cho các khoản mục

tài sản Nợ, Có và phân bổ chi phí chung đến các sản phẩm, khách hàng, đơn vị.

+ Quản lý và lập báo cáo chi phí, lợi nhuận theo từng sản phẩm, khách hàng, bộ phận phòng ban.

+ Phân tích chi phí theo từng đơn vị, đề xuất các giải pháp quản lý chi phí

nhằm tăng trưởng lợi nhuận

+ Tư vấn tham mưu và dự báo tình hình tài chính của Ngân hàng.

Ngoài ra, DBS có bộ phận hỗ trợ tài chính cho các đơn vị kinh doanh với

chức năng theo dõi phân tích, giám sát, tham mưu về doanh thu-chi phí cho từng

bộ phận kinh doanh. Bộ phận này có thể là các nhóm nhỏ được phân công theo dõi từng bộ phận kinh doanh riêng biệt nó chính là “cộng sự” đắc lực của các bộ

phận kinh doanh.

Việc quản lý chi phí hiệu quả theo từng đối tượng phát sinh, DBS đặt ra phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí phù hợp và cần thiết, trong đó:

+ Chi phí trực tiếp của mỗi đơn vị kinh doanh như tiền lương, trang thiết

bị, quảng cáo.. tính trực tiếp cho các sản phẩm, khách hàng

+ Chi phí gián tiếp được phân chia thành nhiều nhóm chi phí tương tự nhau để thực hiện phân bổ cụ thể các bước thực hiện:

> Phân bổ chi phí chung và chi phí quản lý đến các đơn vị kinh doanh. Tổng chi phí sau phân bổ của mỗi đơn vị kinh doanh gồm: Chi phí trực tiếp của bản than đơn vị kinh doanh đó; Chi phí được

phân bổ ( chi phí chung của đơn vị và chi phí quản lý của toàn ngân

hàng)

> Chi phí của mỗi đơn vị kinh doanh (chi phí trực tiếp và chi phí được phân bổ) được phân bổ tới các sản phẩm

> Chi phí của mỗi đơn vị kinh doanh theo sản phẩm được phân bổ tiếp tới từng tài khoản khách hàng

Bên cạnh đó, vấn đề quan trọng và không thể thiếu để thực hiện việc quản

lý phí chi tiết tới từng sản phẩm, khách hàng đó là kho dữ liệu làm cơ sở phân bổ các yếu tố đầu vào phải được chuẩn hóa trong phạm vi toàn ngân hàng đó là

sản phẩm, khách hàng, bộ phận phòng ban. Các nguồn dữ liệu của hệ thống MIS

gồm 3 nguồn chính: CoreBangking, Tradefinance, Treasury. Nguồn dữ liệu này

phong phú, đa dạng và đầy đủ nhằm phục vụ cho việc phân tích báo cáo cũng như quản lý rủi ro. Ngoài ra, nhằm phục vụ việc khai thác thông tin sau này ngay

tại dữ liệu đầu vào các chương trình của DBS đã được chuẩn hóa đầy đủ các thông tin: mã sản phẩm, khách hàng, bộ phận phòng ban....

1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm quản lý chi phí của Ngân hàng thươngmại một số nước có thẻ vận dụng vào các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu 0555 hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại NH ĐTPT việt nam chi nhánh quang trung luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w