Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu 0555 hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại NH ĐTPT việt nam chi nhánh quang trung luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 97 - 99)

2.3.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, đối với việc xây dựng cơ chế quản lý chi phí: Các văn bản, chế độ do HSC hướng dẫn thi hành quản lý tài chính ban hành nhiều và quy định một cách hết sức chi tiết định mức các khoản mục chi phí giúp cho Chi nhánh có khả năng áp dụng một cách tương đối dễ dàng nhưng đôi khi lại

không linh hoạt, không bao quát được hết các tình huống nên trong quá trình thực thi phát sinh nhiều điểm không phù hợp với tình hình thực tế.

Thứ hai, đối với việc xây dựng định mức chi phí: Căn cứ định mức để lập kế hoạch chi phí sẽ có độ trễ so với sự biến động của thị trường do các định mức này xây dựng căn cứ giá cả của các năm trước đó. Trong khi mức độ biến động giá cả đặc biệt đối với các chi phí về quản lý công vụ, công cụ lao động cũng như trang bị tài sản cố định là rất lớn.

Thứ ba, đối với việc lập kế hoạch chi phí:Kế hoạch chi phí chưa chi tiết tới từng tháng, chưa được lập thành nhiều kịch bản để lường trước những biến động của thị trường.Kế hoạch chưa hoạch định được chi phí hoạt động cho từng mảng kinh doanh của Ngân hàng: tín dụng, huy động, dịch vụ.. hay theo khối kinh doanh ngân hàng: bán buôn, bán lẻ, vốn kinh doanh.... Do đó không thể đánh giá hiệu quả hoạt động của từng khối kinh doanh.

Thứ tư, đối với việc hạch toán, theo dõi chi phí: - Chi phí gián tiếp chiếm

tương đối lớn như chi cho quảng cáo, tiếp thị, lễ tân, khánh tiết.. ..chi được hạch toán, theo dõi tổng hợp trong tổng chi phí quản lý chung của Chi nhánh.

- Chưa phản ánh được mối quan hệ giữa nguồn phát sinh chi phí và các khoản chi phí như: chi phí tiền lương trong kỳ chỉ thể hiện số tiền lương mà chi

nhánh trích vào trong kỳ không biết được khoản lương đó trả cho công việc nào.

Thứ năm, đối với việc kiểm tra, kiểm soát: Việc kiểm tra kiểm soát các khoản chi phí của Chi nhánh chưa tách bạch giữa người thực hiện chi phí với người kiểm soát chi phí chủ yếu mới được thực hiện tại phòng Tài chính Kế toán - đơn vị trực tiếp thực hiện thanh toán chi.Điều này không đảm bảo tính độc lập trong khâu thực hiện và dễ xảy ra sai sót.Việc kiểm tra, kiểm soát chưa được tiến hành thường xuyên chặt chẽ.

2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế

- Do bộ phận kiểm tra kiểm soát tại chi nhánh thuộc phòng Quản lý rủi ro, các cán bộ hầu hết chưa làm qua công tác kế toán nên chưa có kinh nghiệm và trình độ vững trong kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính đây cũng là điểm khó khăn đối với Phòng Tài chính Kế toán nói riêng và với Chi nhánh nói chung.

Tóm lại, trong quá trình xây dựng và phát triển, công tác quản lý chi phí đóng vai trò quan trọng, là một trong những vấn đề mấu chốt có tác động không nhỏ trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quang Trung. Việc trình bày thực trạng công tác quản lý chi phí của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quang Trung bằng việc khái quát sự hình thành và phát triển cũng như bộ máy tổ chức của Chi nhánh từ đó đánh giá công tác quản lý chi phí của Chi nhánh hiện nay.

V V

V

Thông qua việc đánh giá hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh trong những năm qua. Đồng thời rút ra những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý chi phí hiện tại của Chi nhánh . Vì vậy, công tác quản lý chi phí cần có những giải pháp và đề xuất nhằm hoàn thiện việc quản lý ngày một tốt hơn.

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU

TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUANG TRUNG

Một phần của tài liệu 0555 hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại NH ĐTPT việt nam chi nhánh quang trung luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w