Những kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanhcủa Ngân hàng

Một phần của tài liệu 0555 hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại NH ĐTPT việt nam chi nhánh quang trung luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 57 - 63)

hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Quang Trung từ năm 2006 đến năm 2010

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Biểu đồ 2-1: Diễn biến huy động vốn từ năm 2006-2010

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Từ giai đoạn 2006 - 2010, nguồn vốn huy động của chi nhánh khá biến động, tăng giảm thường xuyên. Số dư huy động vốn cuối kỳ đạt đỉnh cao nhất vào năm 2008 với mức 8,363 tỷ đồng, giảm xuống còn 7,870 tỷ đồng cuối năm 2009 và cuối năm 2010 duy trì ở mức 4,537 tỷ đồng.

Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này là do:

- Mới hoạt động được 5 năm nên nền khách hàng của chi nhánh chưa nhiều và bền vững; nguồn vốn huy động không ổn định, thường xuyên biến động, phần lớn chỉ tập trung vào các kỳ hạn ngắn và một số khách hàng định chế tài chính, tổ chức kinh tế lớn. Cụ thể, tại thời điểm 31/12/2009, trong

khoảng gần 8,000 tỷ đồng có 1,800 tỷ đồng là các khoản huy động tạm thời (Công ty cổ phần Vincom - 29Tr USD là nguồn trái phiếu, VietNamairlines - 18Tr USD là nguồn vay ADB, VNPT - 350 tỷ, VP Bank - 10Tr USD chứng chỉ tiền gửi, Bảo hiểm tiền gửi - 70 tỷ chứng chỉ tiền gửi...). Thêm vào đó, sau khi Ngân hàng nhà nước ban hành thông tư 26/2009/TT-NHNN về việc quy định mua bán ngoại tệ của một một số Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước thì Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã rút 52 triệu USD và 300 tỷ đồng tiền gửi huy động nên nguồn vốn của chi nhánh càng sụt giảm mạnh. Nhận thức được những hạn chế trong hoạt động huy động vốn, chi nhánh đã tập trung cơ cấu lại nguồn vốn để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

- Trong năm 2010, việc hạn chế đối tượng huy động vốn của chi nhánh và giảm lãi suất huy động vốn nói chung đã khiến cho tốc độ tăng trưởng vốn chậm lại. Một số khách hàng trước đây có quan hệ tiền gửi với chi nhánh như Tài chính hóa chất, bảo hiểm quân đội, tư vấn đầu tư Hòa Bình, đầu tư kinh doanh xây dựng Hưng Thịnh ... thì chi nhánh không được phép huy động (mới và quay vòng) như: Tư vấn đầu tư Hoà Bình (600 tỷ đồng), đầu tư kinh doanh xây dựng Hưng Thịnh (500 tỷ).

- Sự cạnh tranh gay gắt và mặt bằng lãi suất của BIDV còn kém cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác trên cùng địa bàn. Trong năm 2010, nhiều thời điểm mặc dù chi nhánh chấp nhận hoàn vốn, huy động bằng lãi suất FTP mua vốn của Hội sở chính nhưng lãi suất huy động của chi nhánh vẫn nhỏ hơn lãi suất huy động của các ngân hàng khác khoảng 1 - 1.5%/năm.

Tuy nhiên, nết xét hiệu quả trên một người thì huy động vốn bình quân đầu người của chi nhánh vẫn được đảm bảo, tính riêng năm 2010, huy động vốn bình quân đầu người của chi nhánh đạt 31 tỷ đồng/người gấp gần 2 lần huy động vốn bình quân đầu người toàn hệ thống (18 tỷ đồng/người).

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Biểu đồ 2-2: Diễn biến dư nợ tín dụng từ năm 2006-2010

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, hoạt động tín dụng của chi nhánh trong thời gian qua đã giữ một vai trò quan trọng. Từ năm 2006 đến 2010, hoạt động tín dụng ngày được mở rộng, dư nợ tín dụng tăng trưởng bình quân hàng năm là 49% và luôn nằm trong giới hạn tín dụng phân giao của Hội sở chính.

Trong thời gian đầu, quy mô dư nợ tín dụng của chi nhánh chỉ dao động khoảng 1,200 tỷ đồng nhưng sang năm 2007, dư nợ tín dụng đã tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 4,353 tỷ đồng tăng 257% so với năm 2006.

Năm 2008, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động bất thường, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước với mục tiêu kiềm chế lạm phát đã đẩy chi phí lãi vay tăng cao, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động, hạn chế vay vốn ngân hàng, tuy nhiên quy mô dư nợ của Chi nhánh vẫn được duy trì và đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Sang năm 2009-2010, thực hiện chỉ đạo của Hội sở chính, nhằm tuân thủ hệ số Q phân giao và đảm bảo an toàn thanh khoản của toàn hệ thống trong những thời điểm căng thẳng, chi nhánh đã tích cực triển khai một số giải pháp bao gồm: Tận thu nợ của khách hàng, chấp nhận giảm lợi nhuận từ hoạt động tín dụng thực hiện đàm phán yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn (Vincom, PFV...), bán nợ cho Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (Quế Phong, Xi măng Thăng Long, Vinalines ..). Do vậy, dư nợ của chi nhánh luôn nằm trong giới hạn tín dụng phân giao và thậm chí năm 2010, trong khi nhiều chi nhánh vượt giới hạn tín dụng phân giao, phải đề nghị điều chỉnh tăng giới hạn tín dụng thì chi nhánh đã chấp nhận giảm tốc độ tăng trưởng, điều chỉnh giảm giới hạn tín dụng nhằm giảm bớt áp lực giải ngân của toàn hệ thống.

Trong thời gian qua, Chi nhánh Quang Trung là chi nhánh đầu mối tiếp cận, trình cho vay hợp vốn cho nhiều chi nhánh khác trong hệ thống: Dự án Eden của Công ty Vincom, Dự án thuỷ điện Huội Quảng của EVN, Dự án xi măng Thăng Long của Công ty cổ phần Xi măng Thăng Long, Dự án mua tàu của Công ty CP Vật tư vận tải xi măng, Dự án thủy điện Đadâng - Đachomo của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Điện Long Hội.

2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ

Biểu đồ 2-3: Diễn biến thu dịch vụ ròng từ năm 2006-2010

STT

Tổ chức phát hành Khối lượng phát hành

Kỳ hạn

1 Công ty cổ phần Vincom 0 1,00 5 năm

2 Công ty cổ phần Vinpearl (đợt 1) 0 1,00 5 năm 3 Công ty cổ phần Vinpearl (đợt 2) 0 1,00 5 năm 4

Công ty cổ phần Đầu tư T&M 500 - 200 tỷ kỳ hạn 03 năm. - 300 tỷ kỳ hạn 05 năm

5

Công ty TNHH Thương Mại dịch

vụ khách sạn Tân Hoàng Minh 800 - 150 tỷ kỳ hạn 3 năm - 650 tỷ kỳ hạn 05 năm

Hoạt động dịch vụ luôn được tập trung đẩy mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mọi đối tượng khách hàng. Từ năm 2006-2010, thu dịch vụ ròng của chi nhánh đều hoàn thành kế hoạch phân giao của Hội sở chính, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 54% cao hơn mức tăng trưởng bình quân của toàn hệ thống (44%).

Năm 2010, thu dịch vụ ròng bình quân đầu người của chi nhánh đạt 188 triệu đồng cao hơn mức bình quân toàn hệ thống (172 triệu đồng).

Bên cạnh việc đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ truyền thống như thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, chi nhánh cũng đã chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ mới như: sản phẩm phái sinh, tư vấn, thu xếp, bảo lãnh phát hành trái phiếu... Cụ thể:

-I- Dịch vụ tư vấn, thu xếp, bảo lãnh phát hành trái phiếu:

Trong thời gian triển khai, Chi nhánh thực hiện được 05 đợt phát hành với tổng giá trị phát hành 4,300 tỷ đồng và đem lại cho chi nhánh gần 29 tỷ đồng

phí dịch vụ. (14.3 tỷ đồng năm 2008, 14.5 tỷ đồng năm 2009). Cụ thể như sau:

Bảng 2-1 : Phát hành trái phiếu 2006-2010

sở chính tin tưởng giao trọng trách là 1 trong 2 chi nhánh (cùng với Sở giao dịch 2) được thực hiện thí điểm nghiệp vụ giao dịch hàng hoá tương lai trên thị trường kim loại và đã đem về khách hàng giao dịch đầu tiên của BIDV. Bên cạnh đó chi nhánh cũng đã phối hợp với Hội sở chính triển khai nghiệp vụ bảo hiệm giá nhiên liệu của Vnairlines và trong năm 2010 đã thực hiện được 2 giao dịch quyền chọn bảo hiểm giá nhiên liệu với tổng khối lượng giao dịch là 630,000 thùng, đem về số phí dịch vụ ròng là 3.108 tỷ đồng.

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

KH TH KH TH KH TH

-I- Hoạt động hợp tác với các công ty chứng khoán: Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Viêt Nam về việc đa dạng hoá hệ thống cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, Chi nhánh Quang Trung đã và đang triển khai việc cung cấp sản phẩm, hợp tác toàn diện với hệ thống các công ty chứng khoán trên địa bàn Hà Nội.

Việc triển khai hợp tác toàn diện với các công ty chứng khoán từ năm 2006 đã đem lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng như tăng nguồn vốn huy động, tăng phí dịch vụ, đặc biệt là cung cấp các dịch vụ gia tăng đối với các nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán như cho vay cầm cố, ứng trước...

Trên cơ sở hạn mức chứng khoán được giao Chi nhánh đã phối hợp với các Công ty chứng khoán để tiến hành triển khai cho vay một cách có hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn. Tính đến nay, chi nhánh đã cung cấp sản phẩm dịch vụ cho 09 công ty bao gồm: Công ty TNHH Chứng khoán BSC, công ty cổ phần chứng khoán VN Stockmart, công ty cổ phần chứng khoán Hoà Bình, công ty cổ phần chứng khoán VnDirect, công ty cổ phần chứng khoán Vincom, công ty cổ phần chứng khoán Quốc Gia, công ty cổ phần chứng khoán Thủ đô, công ty cổ phần chứng khoán Mêkông, công ty cổ phần chứng khoán SME.

Một phần của tài liệu 0555 hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại NH ĐTPT việt nam chi nhánh quang trung luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w