7. Kết cấu luận văn
1.3. Hoạt động nâng cao chất lƣợng đội ngũcông chức
1.3.8. Kiểm tra, đánh giá, phân loại công chức
Kiểm tra trong nâng cao ĐNCC bao gồm kiểm tra đối với công chức và kiểm tra việc nâng cao ĐNCC. Đây là một chức năng cơ bản của quản lý nói chung và nâng cao ĐNCC nói riêng. Kiểm tra là xem xét, đo đường và chấn chỉnh việc thực hiện của các đối tượng trong việc tuân thủ các quy định quản lý nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu và các kế hoạch vạch ra để thực hiện các mục tiêu này đã và đang được hoàn thành. Kiểm tra ĐNCC là xem xét việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của CC để có cơ sở đánh giá công chức và để thực hiện các chắnh sách đối với công chức, đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về chắnh trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống củacông chức QLNN về kinh tế. Kiểm tra việc xây dựng đội ngũ công chức là xem xét, đo lường và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm bảo đảm thực hiện tốt các quy hoạch, kế hoạch, đã được xây dựng, bảo đảm các chế độ, chắnh sách đối với công chức được thực hiện đúng. Mặt khác, kiểm tra này còn nhằm phát hiện sự không phù hợp của chắnh sách, chế độ đối với công chức ngành Xây dựng.
Các căn cứ để kiểm tra công chức trước hết, là tiêu chuẩn CC; các nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ công việc của công chức được phân công, các nhiệm vụ mà họ đã thực hiện, hoàn thành, hồ sơ công chức,...Căn cứ kiểm tra việc xây dựng ĐNCC bao gồm quy hoạch công chức đã được phê duyệt và các kế hoạch thực hiện quy hoạch CC; Văn bản chế độ, chắnh sách đối với công chứctrong một tổ chức nói riêng do các cơ quan nhà nước các cấp ban hành.
Kiểm tra công chức bao gồm kiểm tra những thay đổi của công chức, kiểm tra việc thực hiện công vụ của công chức, nếu có, ...Kiểm tra việc nâng cao ĐNCC gồm các nội dung sau đây:
i) Kiểm tra việc xây dựng và thực thi chiến lược CC;
ii) Kiểm tra việc việc nâng cao và thực hiện quy hoạch công chức; kiểm tra việc tuân thủ nguyên tắc, các yêu cầu của quản lý công chức, trong nâng cao quy hoạch CC kiểm tra việc thực hiện quy trình quy hoạch CC. Các kế
hoạch thực hiện quy hoạch thường được kiểm tra như kế hoạch tuyển dụng CC, kế hoạch bố trắ, sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức...
iii) Kiểm tra việc thực hiện chế độ, chắnh sách đối với CC.
Như vậy, có thể nói, việc kiểm tra tập trung vào việc thực hiện từng nội dung nâng cao đội ngũ công chức quản lý nhà nước như xây dựng chiến lược, quy hoạch công chức, xây dựng và thực hiện chế độ chắnh sách, bố trắ, sử dụng, thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡngẦ
Có nhiều hình thức kiểm tra được áp dụng nhằm bảo đảm tắnh khách quan, chắnh xác của các kết quả kiểm tra, như: kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp; kiểm tra chéo; kiểm tra ngắn ngày hoặc dài ngày; kiểm tra thường xuyên, định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất...
* Công chức được đánh giá theo các nội dung sau đây: Chấp hành đường lối, chủ trương, chắnh sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Phẩm chất chắnh trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; Thái độ phục vụ nhân dân; Công chức lãnh đạo, quản lý ngoài việc đánh giá theo nội dung trên, còn được đánh giá theo các nội dung sau đây:
- Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đượcgiao lãnh đạo, quản lý;
- Năng lực lãnh đạo, quản lý;
- Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.
Đánh giá việc thực hiện các nội dung nâng cao đội ngũ công chức và đánh giá công chức. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trắ, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chắnh sách đối với công chức. Kết quả đánh giá cũng làm cơ sở để điều chỉnh chắnh sách, chế độ đối với công chức. Việc đánh giá được thực hiện hàng năm, hoặc trước khi được bầu cử, bổ nhiệm, đề bạt, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc
nhiệm kỳ, khi kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái,... Đánh giá và kiểm tra là hai hoạt động gắn kết với nhau, kiểm tra làm cơ sở cho đánh giá, đánh giá được thực hiện sau kiểm tra. Cơ sở của đánh giá cũng tương tự như cơ sở của kiểm tra, đánh giá được dựa trên cơ sở kết quả của kiểm tra.
Đánh giá thực hiện các nội dung nâng cao ĐNCC hay đánh giá CC được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm khách quan, khoa học và kết luận theo đa số trên cơ sở tiêu chuẩn công chức và kết quả hoàn thành chức trách nhiệm vụ mà công chức được giao. Đặc biệt, khi đánh giá công chức cần được thực hiện nghiêm túc và cẩn trọng. Đánh giá CC là một việc rất khó trong nâng cao ĐNCC. Vì vậy, việc đánh giá thường dựa trên cơ sở xem xét cả một quá trình, thống nhất, nhất quán.
Đánh giá CC là khâu quan trọng trong nâng cao ĐNCC có ảnh hưởng đến tất cả các khâu từ quy hoạch, tuyển chọn, bố trắ, sử dụng... Nếu đánh giá đúng thì các khâu còn lại sẽ đạt hiệu quả và ngược lại, đánh giá sai dẫn đến sử dụng sai và có thể sẽ gây hậu quả rất lớn.
Nội dung của đánh giá công chức được thực hiện ở các mặt sau đây: Việc chấp hành đường lối, chủ trương, chắnh sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước của công chức, Phẩm chất chắnh trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; Năng lực làm việc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; Thái độ phục vụ nhân dân.
* Phân loại công chức: Mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (loại A); Mức hoàn thành tốt nhiệm vụ (loại B); Mức hoàn thành nhiệm vụ (loại C); Mức không hoàn thành nhiệm vụ (loại D); Kết quả đánh giá là một trong những căn cứ quan trọng để bố trắ, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chắnh sách khác đối với cán bộ, công chức.