Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cơ quan bộ xây dựng (Trang 62 - 64)

7. Kết cấu luận văn

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Cơ quan Bộ Xây dựng là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chắ Minh đặc biệt quan tâm đến ngành xây dựng. Ngay sau ngày giành chắnh quyền, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Bác đã chỉ ra nhiệm vụ Ộkháng chiến kiến quốcỢ là nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang của Đảng và giai cấp công nhân, nhân dân lao động. Bác ký sắc lệnh số 50 ngày 13 tháng 4 năm 1946, tổ chức Bộ Giao thông công chắnh, nêu nhiệm vụ của Ty Kiến thiết đô thị và kiến trúc (Tiền thân của bộ là Bộ Thủy lợi và Bộ Kiến trúc được Quốc hội khóa I, Kỳ họp thứ 5, ngày 20 tháng 9 năm 1955 thành lập) là: ỘTu chỉnh và kiến thiết các đô thị và thôn quê: lập bản đồ và chương trình tu chỉnh và mở mang các đô thị; lập bản đồ và chương trình tu chỉnh các vùng thôn quê. Kiểm soát công việc xây dựng công thự, công viên hay tư thất ở các thành phố: hoạ kiểu hay duyệt y các kiểu công thự, công viên ở các đô thị lớn; xét các kiểu nhà và kiểm soát công việc kiến trúc của tư gia ở các đô thị. Duy trì và bảo tồn nền kiến trúc cổ của Việt Nam; nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam. Nghiên cứu và khởi thảo các luật lệ về kiến trúcỢ.

Ngày 29/4/1958, theo Nghị quyết của kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khóa I, Bộ Kiến trúc, nay là Bộ Xây Dựng đã được thành lập để thực hiện chức năng giúp Chắnh phủ quản lý về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, kiến thiết cơ bản, nhà đất và sản xuất vật liệu xây dựng. Nghị định số 177-HĐBT ngày 18/10/1982 về phân ngành kinh tế quốc dân, đã xác định ngành xây dựng là ngành kinh tế quốc dân cấp một. Nghị định 75/CP ngày 23/10/1993 xác định

ngành xây dựng thuộc cơ cấu công nghiệp, là ngành sản xuất cơ bản của nền kinh tế quốc dân.

Nghị định số 15/CP ngày 04/3/1994 của Chắnh phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng đã giao cho Bộ Xây dựng là cơ quan của Chắnh phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà và công sở, công trình công cộng và kiến trúc, quy hoạch phát triển đô thị - nông thôn trong cả nước.

Nghị định 36/2003/NĐ-CP ngày 01/4/2003, Bộ Xây dựng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về 5 lĩnh vực: quản lý kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn; quản lý hoạt động xây dựng; quản lý và phát triển vật liệu xây dựng, cơ khắ xây dựng; quản lý phát triển nhà và công sở; quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị trên phạm vi cả nước; ngoài ra, còn thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ.

Nghị định 17/2008/NĐ-CP ngày 04/2/2008, Bộ Xây Dựng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về 7 lĩnh vực: xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; kinh doanh bất động sản; vật liệu xây dựng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; ngoài ra còn thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

Cùng với sự phát triển của đất nước, hiện tại Bộ Xây dựng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chắnh phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng. Bộ Xây dựng là cơ quan của Chắnh phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà ở và công sở, kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, hạ tầng kỹ thuật đô thị, quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện

chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cơ quan bộ xây dựng (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)