Đào tạo, bồi dưỡng công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cơ quan bộ xây dựng (Trang 99 - 102)

7. Kết cấu luận văn

2.3. Phân tắch thực trạng các hoạt động nâng cao chất lƣợng đội ngũcông

2.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng công chức

Đào tạo bồi dưỡng công chức QLNN được đẩy mạnh từng bước cả về chiều rộng và chiều sâu trên tất cả các mặt: chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, quản lý nhà nước, lý luận chắnh trị...

Tắnh đến tháng 12/2019, Số lượng CC có bằng tiến sỹ, Thạc sỹlà 205 người, Đại học là 167 người. Trên cơ sở xác định học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của CCCơ quan Bộ Xây dựng đã cử nhiều lượt CC tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng. Ngoài ra,Cơ quan Bộ Xây dựng đã tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ có nội dung đào tạo thiết thực, phương pháp khoa học sát với thực tế, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của cải cách hiện đại hoá và hội nhập.

Về chủ trương, nhận thức về công tác bồi dưỡng công chức:

Để thực hiện thành công nhiệm vụ cải cách, hiện đại hoá, Cơ quan Bộ Xây dựng nhận thức được vai trò của ĐNCC đóng vai trò chủ đạo. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CC được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm xây dựng nên ĐNCC Cơ quan Bộ Xây dựng chuyên nghiệp, hiệu quả.

Về chương trình, nội dung của các loại hình bồi dưỡng:

Cơ quan Bộ Xây dựng thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời cử các cán bộCC tham gia các khoá đào tạo ở trong và ngoài nước.

Nội dung về đào tạo: sau đại học; đào tạo, bồi dưỡng tin học; đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quy hoạch lãnh đạo.

Về các hình thức đào tạo:

Đào tạo bên ngoài:

Tham dự các khoá học bên ngoài: là Ộhình thức cử công chức tham dự các khoá học nâng cao trình độ chuyên môn, khoá đào tạo các lớp tập huấn, dự hội thảo... ở các trường đại học, ở các đơn vị tư vấn đào tạo bên ngoài (trong nước, ngoài nước) nhằm nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn của các CBCCỢ. Đào tạo bên ngoài có thể theo hình thức ngắn hạn và dài hạn, chắnh quy và

không chắnh quy tuỳ theo yêu cầu chất lượng công việc đối với từng CC. Trong trường hợp này nguồn kinh phắ đào tạo sẽ do ngân sách Nhà nước cấp.

Đào tạo tại chỗ:

Tự đào tạo: Khuyến khắch tất cả cácCBCC tự chủ động học tập, nâng

cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ, sử dụng thắch ứng với các máy móc thiết bị hiện đại với công nghệ 4.0 phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát.

Đào tạo theo nhóm: tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng làm việc theo

nhóm, các kỹ năng quản lý Lãnh đạo nhằm định hướng cho CC luôn luôn phải có ý thức thức học tập, trau dồi kiến thức để học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thắch ứng tốt với mọi khó khăn đặc thù của ngành và hoàn thành tốt công việc được giao nhất là trong thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Đào tạo trên công việc thực tế: áp dụng cho người lao động mới vào

công tác hoặc điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trắ công tác trong nội bộ. Việc đào tạo được thực hiện theo nguyên tắc sau: cấp trên kèm cặp cho cấp dưới thuộc quyền điều hành, có đánh giá kết quả đào tạo theo định kỳ tháng, quý hoặc năm, hay nói cách khác đây là hình thức cầm tay chỉ việc.

Kết quả bồi dưỡng:

Năm 2017: đã cử 55 lượt công chức đi đào tạo. Năm 2018: đã cử 60 lượt công chức đi đào tạo. Năm 2019: đã cử 66 lượt công chức đi đào tạo.

Có thể thấy rằng, công tác bồi dưỡng công chức được Lãnh đạo các cấp quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi tối đa. Công tác đào tạo, bồi dưỡng diễn ra thường xuyên, liên tục, nội dung, chương trình được cập nhật, đổi mới nhằm giúp CC nắm bắt kịp thời, đầy đủ các văn bản pháp luật của NN, của ngành. CC tham gia học tập nghiêm túc, có ý thức học hỏi nâng cao trình độ.

Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng CC vẫn còn có một số hạn chế: đội ngũ giáo viên kiêm chức còn thiếu; tài liệu đào tạo chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ; cơ sở vật chất hạn chế; các mức kinh phắ được chi còn hạn hẹp...

Nhận thức được rõ vai trò quan trọng của ĐNCC phục vụ cho quản lý luôn chú trọng việc phát hiện, sử dụng nhân tài, bố trắ, sắp xếp để công chức có năng lực nhằm khả năng phát huy tối đa năng lực cá nhân, góp phần vào sự thành công, phát triển của đơn vị.

2.3.5. Thực hiện chế độ, chắnh sách đối với công chức

Xác định được việc đảm bảo thu nhập cho công chức là một nhân tố quan trọng trong những chắnh sách thu hút người công chức, Cơ quan Bộ Xây dựng đã xây dựng và ban hành quy chế trả lương, trả thưởng cho các công chức trong cơ quan một cách xứng đáng. Ngoài mức lương cơ bản trả theo trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, phụ cấp theo quy định của NN, Cơ quan Bộ Xây dựng chi làm thêm ngoài giờ và các khoản phúc lợi khác cho các công chức luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao để khuyến khắch tinh thần làm việc cho các công chức.

Thu nhập của công chức ở đây được coi vẫn thấp hơn thu nhập của người lao động ở các đơn vị khác. Theo đó, chế độ chắnh sách đãi ngộ vật chất ở Cơ quan Bộ Xây dựng chưa đủ thu hút và Ộgiữ chânỢ CC giỏi. Đã có một vài trường hợp CC giỏi chuyển sang làm việc với mức lương cao hơn ở những nơi khác.

Bảng 2.9. Thu nhập bình quân đội ngũ công chức Cơ quan Bộ Xây dựng

TT Năm Sô công chức có đến đầu kỳ báo cáo (ngƣời) Sô công chức có đến cuối kỳ báo cáo (ngƣời) Thu nhập bình quân (đồng/ngƣời/tháng) 1 2019 372 372 6,800,000 2 2018 368 368 6,300,000 3 2017 374 374 5,920,000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cơ quan bộ xây dựng (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)