7. Kết cấu luận văn
2.2. Phân tích thực trạng sử dụng lao động tại bệnh việnTai Mũi Họng
2.2.5. Đào tạo lao động
Bệnh viện luôn quan niệm rằng, nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là tài sản qúy giá nhất của Bệnh viện, chính vì thế đào tạo lao động là một trong những hoạt động được quan tâm hàng đầu để tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong 3 năm 2017 đến 2019, đã có rất nhiều lượt người được tham gia các khóa, chương trình đào tạo khác nhau, được thể hiện thơng qua bảng sau:
Bảng 2.6. Tình hình đào tạo lao động tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
Trình độ đào tạo Nghiên cứu sinh Bác sĩ chuyên khoa II Thạc sĩ Cử nhân Cao đẳng Ngắn hạn Lý luận chính trị Bồi dưỡng nghiệp vụ Năm 2017 10 05 02 28 0 02 01 0 Năm 2018 10 06 11 29 07 02 05 19 Năm 2019 10 10 11 34 14 02 09 48 Tổng 30 21 24 91 21 06 15 67
Nguồn: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
Từ bảng 2.6 có thể thấy, số lượt người được tham gia các khóa đào tạo không ngừng tăng lên qua các năm, cụ thể:
- Chuyên môn nghiệp vụ: 187 người (trong đó 30 tiến sĩ, 21 CKII, 24 thạc sỹ, 91 Cử nhân điều dưỡng, 21 Điều dưỡng cao đẳng.
- Chính trị: 15 người lớp cao cấp lý luâ ̣n chính tri ̣. - Bồi dưỡng nghiệp vụ: 67 người.
- Ngoài ra hàng năm Bệnh viện mở các lớp tập huấn, mời giảng viên về giảng dạy: 600 cán bô ̣ tham gia các lớp tâ ̣p huấn về quy tắc ứng xử , đa ̣o đức nghề nghiệp của nhân viên y tế.
2.2.6. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của người lao động
Để đánh giá chính xác và cơng bằng kết quả thực hiện nhiệm vụ cho người lao động, Bệnh viện đã thực hiện đánh giá theo những nội dung sau:
2.2.6.1. Xác định mục tiêu đánh giá thực hiện công việc
Mục tiêu đánh giá thực hiện công việc được Bệnh viện xác định như sau: - Mục tiêu kinh tế: là mục tiêu chủ yếu và quan trọng nhất làm căn cứ để trả tiền lương, tiền thưởng cuối năm cho người lao động. Theo quan điểm của lãnh đạo Bệnh viện, nguồn thu nhập của người lao động trong Bệnh viện là từ tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp để tạo động lực lao động cho nhân viên cần phải gắn với các lợi ích kinh tế.
- Mục tiêu hành chính: Đánh giá thực hiện cơng việc nhằm giám sát tình hình thực hiện cơng việc của người lao động để kịp thời điều chỉnh, xử lý những sai phạm trong q trình thực hiện cơng việc, giúp người lao động làm việc có
hiệu quả hơn, quy củ hơn, đi vào trật tự kỉ cương lề lối làm việc của công ty, đảm bảo cho mọi hoạt động của Bệnh viện được diễn ra liên tục và thông suốt. Kết quả của hoạt động đánh giá thực hiện công việc sẽ được sử dụng làm căn cứ để bố trí, sắp xếp lao động phù hợp.
- Mục tiêu đào tạo phát triển: dựa vào kết quả của đánh giá thực hiện công việc, lấy thông tin để xây dựng kế hoạch đào tạo và chương trình đào tạo cho người lao động.
- Ngồi ra, việc đánh giá cịn là để bình xét thi đua khen thưởng vào cuối năm. Mục tiêu của đánh giá thực hiện công việc của Bệnh viện rất rõ ràng, được lãnh đạo Bệnh viện cho phổ biến đến toàn thể người lao động bệnh viện. Bởi người lao động là đối tượng chính của đánh giá thực hiện cơng việc, và kết quả đánh giá có liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người lao động sau này.
2.2.6.2. Thiết kế đánh giá thực hiện công việc
Để thuận tiện cho việc đánh giá, Bệnh viện có thiết kế bảng đánh giá thực hiện công việc cho người lao động, bảng bao gồm các công việc được quy đổi ra số điểm tương ứng. Người lao động sẽ tự đánh giá cho điểm theo từng nội dung dựa trên thang điểm cho sẵn. Do tính chất cơng việc của bệnh viện có nhiều người lao động làm việc ở các vị trí khác nhau, có tính chất cơng việc khác nhau, nên tùy theo đặc trưng công việc cũng như đối tượng lao động, Bệnh viện thiết kế đánh giá thực hiện công việc riêng phù hợp với người lao động ở vị trí đó để có thể đánh giá một cách chính xác kết quả thực hiện cơng việc của người lao động.
Trên phiếu sẽ bao gồm các nội dung đánh giá về:
+ Kết quả thực hiện cơng việc của người lao động (hồn thành bao nhiêu % định mức công việc)
+ Ý thức và kỉ luật lao động
+ Tham gia các hoạt động đào tạo, huấn luyện
+ Tham gia các hoạt động tập thể do Bệnh viện và cơng đồn phát động + Sáng kiến cải tiến được bộ phận cũng như bệnh viện công nhận
+ Nghiên cứu khoa học…
thực hiện các nhiệm vụ trong kì của người lao động, thông qua số điểm mà người lao động tự đánh giá, sẽ làm căn cứ để xét các danh hiệu thi đua cuối kì.
Tác giả khảo sát tính hợp lý của mẫu báo cáo thực hiện nhiệm vụ trên 250 người lao động tại các vị trí cơng việc khác nhau của bệnh viện, thu được kết quả như sau:
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát tính hợp lý của mẫu báo cáo thực hiện nhiệm vụ tại bệnh viện Tai mũi họng Trung Ương
Đánh giá Số người (Người) Tỷ lệ (%)
Rất hợp lý 25 10 Hợp lý 196 78,4 Bình thường 18 7,2 Không hợp lý 11 4,4 Rất không hợp lý 0 0 Tổng 250 100
Nguồn: Điều tra của tác giả
Từ bảng 2.7 có thể thấy rằng, đa phần người lao động cho rằng thiết kế báo cáo thực hiện nhiệm vụ phục vụ cho đánh giá thực hiện công việc là hợp lý (chiếm 78,4%); 10% ý kiến đánh giá rất hợp lý; 7,2% đánh giá là bình thường và vẫn cịn 4,4% ý kiến cho rằng thiết kế chưa hợp lý. Như vậy có thể thấy rằng, thiết kế đánh giá thực hiện công việc của Bệnh viện thông qua mẫu báo cáo thực hiện nhiệm vụ đã khá hoàn chỉnh và đầy đủ.
2.2.6.3. Tổ chức đánh giá thực hiện công việc
Hiện nay, Bệnh viện tổ chức đánh giá thi đua theo tháng và theo năm. Cuối mỗi tháng sẽ đánh giá thực hiện công việc trong tháng để làm căn cứ trả các khoản lương, thưởng cũng như làm căn cứ để cuối năm đánh giá thi đua. Trước khi tiến hành đánh giá, phòng Tổ chức cán bộ sẽ thay mặt ban lãnh đạo Bệnh viện gửi thông báo đến các bộ phận liên quan để chuẩn bị triển khai đánh giá. Sauk hi nhận được thơng báo của phịng Tổ chức cán bộ, các bộ phận trong Bệnh viện sẽ tiến hành rà soát thực hiện công việc của từng cá nhân, sau đó, người lao động sẽ khai vào báo cáo thực hiện nhiệm vụ tháng, bộ phận sẽ tổ
chức họp và bình bầu xếp loại lao động trong tháng. Việc bình bầu này dựa trên những thành tích cũng như vi phạm mà người lao động trong tháng đó đạt được hay mắc phải, chiếu theo quy định để xếp loại A, B, C hay D; sau đó bộ phận sẽ gửi kết quả bình xét lên phịng Tổ chức cán bộ, phịng sẽ có nhiệm vụ tập hợp các kết quả bình xét từ các bộ phận để chuẩn bị cho cuộc họp bình xét thi đua vào cuối mỗi tháng hoặc năm. Hội đồng thi đua của bệnh viện bao gồm ban lãnh đạo bệnh viện, trưởng (hoặc phụ trách) các bộ phận sẽ tiến hành đánh giá dựa trên số liệu tổng hợp của phòng Tổ chức cán bộ, sau đó sẽ cơng bố kết quả đánh giá cho toàn thể người lao động trong bệnh viện trên mail chung của Bệnh viện cũng như gửi bản cứng về từng bộ phận. Trong 10 ngày làm việc kể từ khi công bố kết quả đánh giá, người lao động có quyền đề nghị xem xét lại kết quả đánh giá; nếu có đề nghị từ phía người lao động, hội đồng khen thưởng sẽ tổ chức đánh giá lại và công bố kết quả đánh giá lại cho người lao động
Như vậy có thể tổng hợp quy trình đánh giá thực hiện công việc đối với người lao động trong Bệnh viện như sau:
Sơ đồ 2.2. Quy trình đánh giá thực hiện Công việc tại Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Bệnh viện Tai mũi họng Trung Ương
Như vậy, quy trình đánh giá thực hiện công việc của Bệnh viện khá quy củ và bài bản. Việc để cho người lao động tự đánh giá sẽ giúp cho người lao động tự nhìn nhận về bản thân mình trong q trình thực hiện cơng việc, từ đó thấy được những gì mình đã làm được và những gì chưa làm được, ngồi ra nó cịn đảm bảo tính cơng bằng, dân chủ đối với người lao động. Thêm vào đó, việc bệnh viện tiếp nhận các yêu cầu, khiếu nại đối với kết quả đánh giá và tiến hành
Người lao động tự đánh giá
Bình xét trong bộ phận, gửi kết quả đánh giá về
p. Tổ chức cán bộ
Hội đồng thi đua tiến hành đánh giá và công bố kết quả
Tiếp nhận yêu cầu đánh giá lại từ phía người lao động Tiến hành đánh giá lại
và công bố kết quả đánh giá lại
đánh giá lại cũng cho thấy sự khách quan, nghiêm túc và luôn lắng nghe ý kiến của người lao động, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động.
Để xem xét sự hài lòng của người lao động đối với quy trình đánh giá cũng như kết quả đánh giá của Bệnh viện, tác giả đã tiến hành khảo sát trên 250 người lao động, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.8. Sự hài lòng đối với các kết quả đánh giá thực hiện công việc của người lao động bệnh viện Tai mũi họng Trung Ương
Đánh giá Số người Tỷ lệ (%) Rất hài lòng 45 18 Hài lịng 187 74,8 Bình thường 18 7,2 Khơng hài lịng 0 0 Tổng 250 100
Nguồn: Điều tra của tác giả
Từ bảng 2.8 cho thấy, đa số người lao động hài lòng với các kết quả đánh giá thực hiện cơng việc của Bệnh viện, sự hài lịng của người lao động là minh chứng cho thấy, việc tổ chức đánh giá thực hiện công việc của người lao động trong Bệnh viện đã đảm bảo được tính khách quan, công bằng và dân chủ, phản ánh được chân thực và chính xác năng lực làm việc của người lao động.
Đơn vị (%) 18% 75% 0% 7% Rất hài lịng Hài lịng Bình thường Khơng hài lịng
Biểu đồ 2.2. Sự hài lòng của người lao động đối với công tác đánh giá lao động tại bệnh viện Tai mũi họng Trung Ương
2.2.6.4. Sử dụng đánh giá thực hiện cơng việc
Sau khi có các kết quả cuối cùng của đánh giá thực hiện công việc được tập hợp gửi về ban lãnh đạo Bệnh viện để phục vụ cho các hoạt động quản trị nhân sự, giúp ban lãnh đạo có chiến lược sử dụng người lao động một cách phù hợp với năng lực cũng như là căn cứ để trả lương, thưởng cho người lao động.
- Tiền lương: Đây là nguồn thu nhập chính của người lao động trong Bệnh viện, giúp người lao động chi trả cho cuộc sống hàng ngày, chính vì thế, việc sử dụng các kết quả đánh giá để trả lương cho người lao động sẽ mang tính kích thích người lao động hăng say làm việc, phấn đấu hết mình để đạt được mục tiêu cá nhân về tiền lương. Hiện nay lương của người lao động trong bệnh viện bao gồm hai khoản lương đó là lương theo thang bảng lương của nhà nước theo đúng luật viên chức, công chức và một khoản lương của Bệnh viện từ các quỹ phúc lợi. Kết quả đánh giá thực hiện công việc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khoản lương thứ 2 (lương của Bệnh viện). Nếu người lao động xếp loại A thì sẽ hưởng 100% lương 2; nếu người lao động xếp loại B thì chỉ được hưởng 80% lương 2; nếu người lao động xếp loại C thì chỉ được hưởng 60% lương 2 và nếu người lao động xếp loại D thì khơng có lương 2. Đây chính là cơ sở để người lao động phấn đấu tăng thêm tiền lương cho mình.
- Tiền thưởng: Sau khi có các kết quả đánh giá, các cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong tháng sẽ được thưởng, cụ thể:
+ Đối với người lao động có thành tích xuất sắc trong tháng, được thưởng 1 triệu đồng.
+ Đối với người lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm được thưởng 5 triệu đồng.
+ Người lao động đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở được thưởng 10 triệu đồng.
+ Người lao động đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn ngành được thưởng 20 triệu đồng.
+ Người lao động có sáng kiến trong khám chữa bệnh được ghi nhận và được tặng bằng khen, giấy khen thưởng 5 triệu đồng.
- Sắp xếp, bố trí lao động: Kết quả đánh giá thực hiện cơng việc cịn là căn cứ để ban lãnh đạo quyết định thăng chức, điều chuyển hoặc cho thôi việc… đối với người lao động trong bệnh viện. Với những lao động liên tục đạt thành tích xuất sắc sẽ có những cất nhắc, quy hoạch, bổ nhiệm lên các vị trí cao hơn; đối với người lao động làm các công việc chưa phù hợp thì sẽ điều chuyển vị trí, cịn đối với những lao động khơng hồn thành nhiệm vụ liên tục thì sẽ buộc thơi việc.
+ Năm 2017, Bệnh viện đã thực hiện bố trí lao động cụ thể: Kéo dài 03 lãnh đa ̣o khoa/phòng và 01 Điều dưỡng trưởng khoa; bổ nhiê ̣m 02 Trưởng khoa, 07 Phó trưởng khoa, 01 Phó trưởng phòng; bổ nhiê ̣m la ̣i 01 Trưởng khoa, 02 Phó trưởng khoa, 01 Trưởng phòng, 01 Điều dưỡng trưởng.
+ Năm 2018, Bệnh viện quy hoạch lãnh đạo bệnh viện đã được Bô ̣ Y tế phê duyệt; bổ nhiệm 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc, 01 Phó trưởng khoa; Bổ nhiệm lại 01 Trưởng khoa; Kéo dài thời gian giữ chức vụ của chức danh Kế toán trưởng bệnh viện đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
+ Năm 2019, Bệnh viện đã thực hiê ̣n rà soát Quy hoạch lãnh đạo bệnh viện năm 2019, đã được Bộ Y tế phê duyệt. Đã thực hiê ̣n quy hoa ̣ch quản lý cấp khoa, phòng, trung tâm ở 19 đơn vi ̣. Các đơn vi ̣ còn la ̣i thiếu nguồ n sẽ hoàn thiện đầu năm 2020. Cũng trong năm này, đã bổ nhiệm 02 Giám đốc trung tâm, 01 Phó Giám đốc trung tâm, 02 Trưởng khoa, 02 Trưởng phòng, 03 Điều dưỡng, Kỹ thuâ ̣t viên trưởng khoa; Bổ nhiệm lại 02 Phó trưởng khoa, 02 Phó trưởng phò ng, 02 Điều dưỡng, Kỹ thuâ ̣t viên trưởng khoa; Thực hiện trình hồ sơ lên Bộ Y tế và đã ban hành quyết đi ̣nh bổ nhiê ̣m chức danh Kế tốn trưởng bệnh viện.
Như vậy có thể thấy, đánh giá thực hiện cơng việc là một trong những căn cứ chính để lãnh đạo Bệnh viện có những quyết định về quản trị nhân sự. Chính vì thế, cần phải có những đánh giá sâu sát và đảm bảo tính cơng bằng, chính xác trong đánh giá để có thể có những cái nhìn chính xác nhất về lao động hiện tại, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của Bệnh viện. Dưới đây là tổng hợp kết quả đánh giá công chức, viên chức trong các năm qua:
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức Bệnh viện
Đơn vị: Người
Năm
Đánh giá 2017 2018 2019
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 40 41 42 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 130 132 135 Hoàn thành nhiệm vụ 2 3 2 Khơng hồn thành nhiệm vụ 0 0 0
Tổng 172 176 177
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Bệnh viện
Có thể thấy, đa số cơng chức, viên chức bệnh viện đều đạt thành tích hồn thành tốt nhiệm vụ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chỉ có một số ít hồn thành nhiệm vụ và khơng có cơng chức, viên chức khơng hồn thành nhiệm vụ. Đây có thể nói là một thành tích khá tốt của Bệnh viện cũng như thể hiện được hiệu quả sử dụng lao động của Bệnh viện.