Một số đặc điểm ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bệnh viện tai mũi họng trung ương (Trang 47 - 57)

7. Kết cấu luận văn

2.1. Tổng quan về bệnh việnTai mũi họng Trung ương

2.1.2. Một số đặc điểm ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tạ

2.1.2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Bệnh viện tai mũi họng Trung ương được bố trí theo sơ đồ cơ cấu tổ chức như sau:

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương

Nguồn: Bệnh viện tai mũi họng TW

Trong đó, chức năng nhiệm vụ của mỗi phịng chức năng như sau:

* Đảng ủy – Ban giám đốc

Để thực hiện mọi nhiệm vụ của Bệnh viện có hiệu quả, Đảng ủy Ban Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng TW thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Đảng ủy lãnh đạo toàn diện trên nguyên tắc các chủ trương, nghị quyết phù hợp với thực tế, đúng với yêu cầu, nhiệm vụ của Bệnh viện.

- Đảng ủy và Ban Giám đốc làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bình đẳng, phát huy vai trị cá nhân phụ trách của đồng chí Giám đốc.

- Đảng ủy và Ban giám đốc giữ mối quan hệ đoàn kết để lãnh đạo Bệnh viện hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, chống mọi biểu hiện Đảng viên, cán bộ công

chức vô kỷ luật, thiếu tinh thần trách nhiệm gây mất đoàn kết nội bộ.

- Đảng ủy tạo mọi điều kiện để đồng chí Giám đốc thực hiện trách nhiệm và quyền hạn được giao. Giám đốc tạo mọi điều kiện để Đảng ủy thực hiện tốt chức năng lãnh đạo Bệnh viện.

- Đảng ủy cùng Ban giám đốc xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ, nhận xét cán bộ, bổ nhiệm miễn nhiệm, điều chuyển, nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật và kiện toàn bộ máy.

- Đảng ủy thường xun làm tốt cơng tác chính trị tư tưởng, tạo điều kiện thuận lợi và ổn định cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện.

- Ban giám đốc xây dựng kế hoạch công tác hàng tháng, hàng quý, hàng năm và các biện pháp thực hiện dựa trên cơ sở nghị quyết của Đảng ủy.

- Ban Giám đốc định kỳ báo cáo với Đảng ủy hoặc Hội nghị Đảng bộ về tình hình các mặt công tác của Bệnh viện như: Công tác chuyên môn, đào tạo, nghiên cứu khoa học, kiện tồn bộ máy, xây dựng cơ bản, tài chính, cải thiện đời sống cán bộ công chức….

- Ban giám đốc hỗ trợ một phần kinh phí cho hoạt động của Đảng ủy, Đảng bộ và tạo điều kiện để Đảng viên tham gia học tập, bồi dưỡng chính trị.

* Phịng Kế hoạch – tổng hợp

Phòng Kế hoạch tổng hợp tiền thân là phòng Y vụ được thành lập năm 1969, được Đảng ủy và ban Giám đốc Bệnh viện giao cho những nhiệm vụ sau:

- Hướng dẫn các khoa, phòng lập kế hoạch thực hiện các mặt hoạt động của bệnh viện.

- Tổ chức theo dõi, đôn đốc, đánh giá hiệu quả việc thực hiện kế hoạch quy chế Bệnh viện.

- Tổ chức việc điều hòa, phối hợp công tác giữa các khoa phòng trong Bệnh viện nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám chữa bệnh của Bệnh viện.

- Phối hợp với phòng chỉ đạo tuyến để chỉ đạo và hỗ trợ chuyên môn kĩ thuật cho tuyến dưới.

- Thực hiện tốt công tác hợp tác quốc tế theo kế hoạch của Bệnh viện. - Quản lý, triển khai ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin trong toàn

bệnh viện.

- Đảm bảo việc lưu trữ, thống kê, khai thác hồ sơ bệnh án theo quy định. - Tổ chức cơng tác thường trực tồn Bệnh viện.

- Xây dựng quy hoạch phát triển chuyên môn kĩ thuật của Bệnh viện để tư vấn cho lãnh đạo. Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác chuyên môn của bệnh viện.

- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các phương án phòng chống thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp bất thường khác.

* Phòng Tổ chức – cán bộ

Phịng Tổ chức cán bộ có chức năng, nhiệm vụ như sau: - Lập kế hoạch tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân lực;

- Quản lý hồ sơ và công tác cán bộ;

- Xây dựng lề lối làm việc và quan hệ giữa các khoa phòng; - Cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ;

- Cơng tác chế độ chính sách với nhân viên ngành y tế. - Công tác Thi đua - Khen thưởng.

- Cơng tác chính sách với người bệnh. - Cơng tác tư tưởng cán bộ viên chức.

* Phịng Tài chính – kế tốn

Nhiệm vụ chính:

Quản lý cơng tác tài chính và hạch tốn kinh tế theo quy định của Bộ tài chính, Bộ Y tế theo nghiệp vụ kế toán bao gồm:

+ Nguồn ngân sách nhà nước cấp

+ Nguồn kinh phí khác: Thu viện phí, viện phí BHYT... + Nguồn viện trợ và các dự án

+ Nguồn ngân sách nhà nước cho các đề tài CNKH cấp nhà nước và cấp cơ sở.

Cán bộ cơng chức phịng TCKT

Tổ chức thu viện phí theo đúng quy định.

Xây dựng định mức thu chi cho từng hoạt động cụ thể.

công tác báo cáo quyết tốn, tổng hợp tình hình số liệu phân tích kết quả hoạt động của Bệnh viện tham mưu cho Ban Giám đốc nhằm thực hiện đúng các quy định của nhà nước.

* Phòng Điều dưỡng

Được thành lập năm 1993, tiền thân trực thuộc Phòng nghiệp vụ y Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. Năm 1997 đổi tên thành phòng Điều dưỡng.

Nhiệm vụ, chức năng

Lập kế hoạch cơng tác chăm sóc điều dưỡng trong Bệnh viện để trình Giám đốc Bệnh viện phê duyệt;

Tổ chức thực hiện cơng tác chăm sóc người bệnh tồn diện theo quy định; Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kỹ thuật chun mơn chăm sóc người bệnh phù hợp với đặc điểm của Bệnh viện, chuyên khoa để trình Hội đồng Điều dưỡng xem xét và giám đốc Bệnh viện phê duyệt;

Đôn đốc, kiểm tra điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công thực hiện đúng các quy định, kỹ thuật chuyên môn

Phối hợp với các khoa, bộ phận liên quan lập dự trù mua sắm dụng cụ, vật tư tiêu hao cho cơng tác chăm sóc điều dưỡng và phục vụ người bệnh. Giám sát chất lượng dụng cụ, vật tư tiêu hao y tế và giám sát việc sử dụng, bảo quản theo quy định.

Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ trong việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bố trí và điều động điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công;

Phối hợp với khoa Kiểm sốt nhiễm khuẩn thực hiện kiểm tra cơng tác vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn trong Bệnh viện;

Phối hợp với phòng (trung tâm) Đào tạo thực hiện đào tạo nâng cao trình độ cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công. Tham gia tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn thực hành cho học viên và tham gia kiểm tra tay nghề cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công trước khi tuyển dụng;

Tham gia công tác nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến;

Bệnh viện;

Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Bệnh viện phân công.

* Trung tâm Đào tạo và chỉ đạo tuyến

Phòng Chỉ đạo tuyến được thành lập ngày 28/8/1985

Đội ngũ cán bộ hiện tại của Phịng gồm 05 người, trong đó có 03 Thạc sĩ, 01 BSCKII và 01 Cử nhân điều dưỡng.

Nhiệm vụ chính của phịng:

Phịng Chỉ đạo tuyến là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện về tồn bộ cơng tác chỉ đạo tuyến. Phịng Chỉ đạo tuyến có các nhiệm vụ sau:

Lập kế hoạch chỉ đạo tuyến trong phạm vi được Bộ Y tế phân cơng, trình Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện;

Theo dõi, kiểm tra và đánh giá hiệu quả công tác hoạt động chuyên môn của tuyến dưới, đề xuất phương hướng đào tạo bổ sung cán bộ Tai Mũi Họng những nơi còn thiếu, đào tạo lại, cập nhật, chuyển giao kỹ thuật cho các tuyến có đủ điều kiện;

Phối hợp với các khoa, phòng trong Bệnh viện thực hiện đào tạo liên tục về chuyên môn cho cán bộ tuyến dưới;

Lập kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế về việc “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ Bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các Bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh”;

Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động hướng về cộng đồng, các chương trình y tế quốc gia, tuyên truyền cách phòng và phát hiện sớm các bệnh về tai mũi họng.

Định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác Chỉ đạo tuyến trình Giám đốc và báo cáo cấp trên.

2.1.2.3. Đặc điểm về nguồn nhân lực

* Cơ cấu lao động theo giới tính:

Bảng 2.1. Số lượng và cơ cấu giới của lao động tại Bệnh viện giai đoạn 2017-2019 Năm Giới tính 2017 2018 2019 Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Nam 127 40,4 129 40,3 132 40,2 Nữ 187 59,6 193 59,7 196 59,8 Tổng 314 100 320 100 328 100

Nguồn: Bệnh viện Tai mũi họng Trung Ương

Từ bảng 2.1 có thể thấy, Bệnh viện duy trì cơ cấu giới khá hợp lý ở chỗ nữ giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam giới, vì đặc thù nghề nghiệp của bệnh viện có khối lượng người phục vụ cũng như điều dưỡng ưu tiên nữ giới, do vậy cơ cấu này là khá hợp lý. Từ năm 2017 đến 2019, số lượng lao động ở cả hai giới có tăng lên nhưng tốc độ tăng của lao động là nam giới chậm hơn tốc độ tăng lao động là nữ giới. Có thể thấy được sự tăng lên của cơ cấu giới thông qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu lao động theo giới tính, bệnh viện Tai mũi họng Trung ương

Nguồn: Tác giả xây dựng

Nhìn vào biểu đồ ta thấy sự gia tăng số lượng lao động của cả hai giới qua các năm là khá ổn định, và duy trì một tỷ lệ hợp lý. Có thể đánh giá cơ cấu này là khá phù hợp đối với đặc điểm ngành nghề của bệnh viện.

* Cơ cấu lao động theo trình độ

Hiện nay, bệnh viện tai mũi họng Trung ương có rất nhiều người lao động ở nhiều trình độ khác nhau, có thể thấy được thơng qua bảng sau:

Bảng 2.2. Trình độ lao động tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương Đơn vị: Người Năm Trình độ 2017 2018 2019 Giáo sư 1 1 1 Phó giáo sư 6 5 5 Tiến sĩ 4 3 3 Thạc sĩ – Chuyên khoa I 35 47 47 Bác sĩ chuyên khoa II 11 9 11 Đại học – cao đẳng 187 193 198 Trung cấp 55 47 48 Lao động phổ thông 15 15 16 Tổng 314 320 328

Nguồn: Bệnh viện Tai mũi họng Trung Ương

Từ bảng 2.2 có thể thấy, hiện nay lao động của bệnh viện có nhiều trình độ khác nhau, chủ yếu lao động thuộc trình độ Đại học – cao đẳng, tiếp theo là thạc sĩ – CKI và trình độ trung cấp… xuất phát từ nhu cầu thực tế ứng với từng vị trí việc làm trong bệnh viện, cụ thể có thể xét đến cơ cấu lao động theo vị trí việc làm

* Cơ cấu lao động theo vị trí việc làm

Cơ cấu theo vị trí việc làm của lao động tại Bệnh viện được thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo vị trí việc làm tại bệnh viện tai mũi họng Trung Ương

Đơn vị: Người

Năm

Vị trí viêc làm 2017 2018 2019

Bác sĩ 64 64 64

Điều dưỡng – Kỹ thuật viên 144 148 150

Dược 12 12 12

Khác 94 96 102

Tổng 314 320 328

Từ bảng 2.3 cho thấy, số lượng lao động trong vị trí điều dưỡng chiếm đa số (trên 45%) cịn lại là các vị trí bác sĩ, dược và các vị trí khác. Điều này cũng minh chứng cho việc cơ cấu giới bên trên có tỷ lệ nữ chiếm nhiều hơn nam, bởi vị trí điều dưỡng chủ yếu yêu cầu lao động là nữ.

2.1.2.4. Đặc điểm về kết quả hoạt động

* Hoạt động chuyên môn

Kết quả hoạt động chuyên môn năm 2017, 2018, 2019 lần lượt như sau:

Bảng 2.4: Chỉ tiêu hoạt động chuyên môn năm 2017 - 2019

TT Chỉ tiêu hoạt động Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 A Khám bệnh - Ngoại trú 1 Số lần khám bệnh 248,925 251,813 264,694 TĐ: Khám BHYT 17,265 17,175 15,478 2 Số lần điều trị ngoại trú 24,295 24,866 28,023 B Hoạt động điều trị 1 Số giường bệnh 270 270 270 2 Tổng số BN điều trị nội trú 14,588 14,323 14,812 TĐ: BN điều trị BHYT 12,185 12,476 11,845

3 Tống số ngày điều trị nội trú 94,313 87,363 84,132

4 Ngày ĐT trung bình/BN 6.4 6.1 5.7

5 Tỷ lệ sử dụng giường bệnh 96% 88% 85%

C Hoạt động phẫu thuật

Tổng số phẫu thuật 13,029 13,074 13,475

D Hoạt động cận lâm sàng

1 Tổng số lần xét nghiệm 337,398 327,574 354,428

2 Số lần chụp X quang 33,501 34,515 33,676

TĐ: Số lần chụp C.T 6,563 7,829 8,912

3 Số lần soi nội quản 3,516 3,065 3,544

4 Số lần đo thính lực-nhĩ lượng 22,922 25,756 29,805

5 Nội soi hoạt nghiệm thanh quản 2,275 1,881 2,534

* Hoạt động Dược

+ Công tác đảm bảo cung ứng thuốc

- Tổ chức đấu thầu theo đúng qui định, sử dụng phần mềm để đấu thầu đảm bảo tính khách quan, chính xác.

- Sử dụng phần mềm quản lý hoạt động nhà thuốc.

- 100% thuốc bán tại nhà thuốc được niêm yết giá, và bán theo đúng giá niêm yết.

- Đảm bảo chất lượng thuốc tại các khoa lâm sàng

- Công tác pha chế phục vụ BN nội và ngoại trú: Pha 17 loại thuốc chuyên khoa đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu điều trị.

+ Cơng tác đảm bảo thuốc an tồn, hợp lý, có hiệu quả.

- Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị: Tham mưu tư vấn trong việc sử dụng thuốc, lựa chọn danh mục thuốc, các thành viên tham gia bình đơn, xét duyệt thuốc và hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc.

- Công tác thông tin thuốc: họạt động đều, thông tin kịp thời tới BS các thông tin mới về thuốc, cung ứng thuốc, phản ứng có hại của thuốc.

- Cơng tác theo dõi ADR và dược lâm sàng:

+ Các khoa LS có sổ theo dõi và mẫu báo cáo ADR.

+ Tăng cường tư vấn, lựa chọn, thay thế thuốc cho các khoa LS khi duyệt và cấp thuốc.

* Hoạt động điều dưỡng

- Cơng tác chăm sóc người bệnh: Thực hiện CSNB toàn diện.

- Mở các lớp đào tạo ĐD chuyên khoa TMH 06 tháng cho ĐD bệnh viện. - Phối hợp với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn tăng cường công tác quản lý chất thải rắn BV.

- Phối hợp với Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến trong viện đào tạo điều dưỡng chuyên khoa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bệnh viện tai mũi họng trung ương (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)