7. Kết cấu luận văn
1.3.2. Hiệu suất sử dụng quỹ thời gian
Hiệu suất sử dụng quỹ thời gian là hiệu quả công việc được tạo ra trong một đơn vị thời gian. Bệnh viện cũng như các tổ chức, doanh nghiệp cần tăng hiệu suất quản lý quỹ thời gian thông qua các công việc cụ thể như:
Thứ nhất, bệnh viện và người lao động cần xác định những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong từng thời kì. Chỉ có cụ thể hóa mục tiêu thì mới biết cần phải làm gì để đạt được những mục tiêu ấy, từ đó lên kế hoạch để đạt được từng mốc của mục tiêu.
Thứ hai, cần xắp xếp công việc theo các thứ tự ưu tiên để có thể tối ưu hóa thời gian thực hiện công việc. Có thể dùng sơ đồ găng để xác định xem cần làm việc nào trước, việc nào sau.
Thứ ba, áp dụng kỉ luật vào công việc. Chỉ có thực hiện công việc một cách có kỉ luật thì mới có thể quản lý quỹ thời gian hiệu quả.
Thứ năm, thường xuyên đánh giá, tổng kết và rút kinh nghiệm. Việc đánh giá, tổng kết hiệu suất quản lý quỹ thời gian sẽ giúp người lao động và bệnh viện có những nhìn nhận thực tế về công việc, từ đó có những điều chỉnh cho hợp lý.
1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của bệnh viện
Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động thì các chỉ tiêu kết quả hoạt động sẽ là những chỉ tiêu phản ánh rõ ràng nhất. Các chỉ tiêu đó bao gồm các khoản thu; chi; chênh lệch thu, chi trong kì của bệnh viện.
- Hiểu một cách đơn giản, các khoản thu của bệnh viện là số tiền mà bệnh viện thu được bao gồm: Ngân sách Nhà nước; viện phí (thu trực tiếp từ người bệnh và thu từ bảo hiểm y tế); viện trợ và các khoản thu khác.
Để tăng thu, các bệnh viện có thể thực hiện một số công tác như:
+ Thực hiện tốt quy chế thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng; cải cách thủ tục hành chính, phong cách, lề lối làm việc và quản lý tốt công tác thu chi tại bệnh viện.
viện để tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút thêm bệnh nhân khám, chữa bệnh.
+ Đầu tư nâng cấp dịch vụ bệnh viện, mở rộng khám chữa bệnh tự nguyện với các dịch vụ có chất lượng tương xứng.
+ Giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu phải đảm bảo lấy thu bù chi và có tích lũy, riêng chi phí thuốc, vật tư tiêu hao thì người bệnh phải mua theo giá của bệnh viện.
+ Cung ứng thêm các dịch vụ khác như bữa ăn cho bệnh nhân, trông giữ xe, giặt là, đưa đón, chăm sóc bệnh nhân…
- Chi của bệnh viện là những phí tổn mà bệnh viện phải bỏ ra để phục vụ cho hoạt động của mình, bao gồm các khoản chi thường xuyên, chi không thường xuyên và chi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ.
+ Các khoản chi thường xuyên gồm: Chi thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được Bộ Y tế giao; chi trả công cho người lao động; chi vật tư văn phòng, dịch vụ lao động, đi lại, thông tin liên lạc, công tác phí, hội nghị; chi hoạt động nghiệp vụ chuyên môn và các khoản chi khác.
+ Chi không thường xuyên bao gồm: Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị; chi thực hiện dự án từ các nguồn viện trợ; chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học; chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được các cấp có thẩm quyền giao; chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quyd dịnh.
+ Chi hoạt động kinh doanh dịch vụ bao gồm: Chi sản xuất thuôc chuyên khoa; chi hoạt động kinh doanh nhà thuốc; chi hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu và chi cho các hoạt động khác…
Để hoạt động có hiệu quả, mỗi bệnh viện cần phải quan tâm tới chênh lệch thu chi để từ đó có tích lũy, trả lương cho người lao động và trích lập các quỹ đảm bảo cho hoạt động của bệnh viện. Chệnh lệch thu chi càng lớn, chứng tỏ bệnh viện sử dụng hiệu quả các nguồn lực, sử dụng hiệu quả lao động và ngược lại.
Để chênh lệch thu chi lớn, các bệnh viện phải quan tâm tới các giải pháp tăng thu, giảm chi. Ngày nay, khi đời sống người dân ngày càng được cải thiện thì yêu cầu về các dịch vụ khám chữa bệnh cũng cao hơn, do vậy, để tạo thêm
nguồn thu cho mình, các bệnh viện cần phải nâng cao chất lượng các dịch vụ khám chữa bệnh và cung cấp thêm nhiều dịch vụ tiện ích khác cho người bệnh. Nguồn thu tăng cũng phần nào cho thấy bệnh viện đã sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong đó có nguồn lao động. Đối với các khoản chi, giảm chi không có nghĩa là cắt giảm tối đa các khoản chi, mà bệnh viện phải sử dụng các khoản chi này một cách có hiệu quả nhất.
1.3.4. Sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng phục vụ của bệnh viện
Sự hài lòng của khách hàng, bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện cũng là một trong những tiêu chí phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của bệnh viện.
Bệnh viện có thể thu thập mức độ hài lòng của khách hàng thông qua điều tra xã hội học như phỏng vấn, sử dụng bảng hỏi, gọi điện thoại chăm sóc khách hàng sau khám chữa và sử dụng đường dây nóng.