7. Kết cấu luận văn
1.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
1.3.1. Năng suất lao động
Theo quan niệm truyền thống: Khái niệm năng suất được hiểu khá đơn giản là mối tương quan giữa đầu ra và đầu vào. Nếu đầu ra lớn hơn đạt được từ một lượng đầu vào giống nhau hoặc với đầu ra giống nhau từ một đầu vào nhỏ hơn thì có thể nói rằng năng suất cao hơn. Những năm gần đây khái niệm năng suất được hoàn thiện bổ sung thêm những nội dung mới cho thích ứng với tình hình kinh tế xã hội và những thay đổi của môi trường kinh doanh hiện nay.
Theo Từ điển Oxford “năng suất là tính hiệu quả của hoạt động sản xuất
được đo bằng việc so sánh giữa khối lượng sản xuất trong những thời gian hoặc nguồn lực được sử dụng để tạo ra nó” [30, tr.6].
Theo từ điển kinh tế học hiện đại của MIT (Mỹ) “năng suất là đầu ra trên
một đơn vị đầu vào được sử dụng. Tăng năng suất xuất phát từ tăng tính hiệu quả của các bộ phận vốn, lao động. Cần thiết phải đo năng suất bằng đầu ra thực tế, nhưng rất ít khi tách riêng biệt được năng suất của nguồn vốn và lao động” [30, tr.6].
Năm 1950 Tổ chức hiệp tác kinh tế châu Âu đưa ra định nghĩa chính thức như sau: Năng suất là thương số thu được bằng cách chia đầu ra cho một trong
những nhân tố sản xuất. Trong trường hợp này có thể nói về năng suất của vồn, năng suất đầu tư hoặc năng suất của nguyên vật liệu., tuỳ theo cách xem xét đầu ra trong mối quan hệ với vốn, đầu tư hay nguyên liệu.
Như vậy, tuy có nhiều quan niệm khác nhau về năng suất nhưng tất cả các quan niệm đó điều đó dựa trên một cách chung nhất: “Năng suất là tỷ số giữa đầu ra và những đầu vào được sử dụng để tạo ra đầu ra đó. Về mặt tốn học năng suất được phản ánh bằng” [30, tr.8].
P = tổng đầu ra / tổng đầu vào
Đầu ra được phản ánh dưới nhiều tên gọi khác nhau như “tập hợp các kết quả”; “thực hiện ở các mức độ cao nhất”; tổng đầu ra hữu hình”; “tồn bộ đầu ra có thể được”. Cụ thể trong các doanh nghiệp đầu ra được tính bằng tổng giá trị sản xuất hay giá trị gia tăng, hoặc khối lượng hàng hố tính bằng đơn vị hiện vật. Ở cấp độ vĩ mô người ta thường sử dụng GDP như đầu ra chủ yếu để tính năng suất.
Đầu vào được tính theo các yếu tố tham gia để sản xuất ra đầu ra. Đó là lao động, nguyên liệu, vốn, thiết bị, năng lượng, kỹ thuật, kỹ năng quản lý.
Việc chọn đầu vào và đầu ra khác nhau sẽ tạo ra các mơ hình đánh giá năng suất khác nhau. Đặc điểm của quan niệm truyền thống là tập trung nhấn mạnh đến yếu tố đầu vào như lao động, vốn (năng lượng, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, cơng nghệ) trong đó yếu tố lao động là trung tâm
Theo cách tiếp cận mới năng suất: “Năng suất là một trạng thái tư duy. Nó là một thái độ nhằm tìm kiếm để cải thiện những gì đang tồn tại. Có một sự chắc chắn rằng ngày hôm nay con người có thể làm việc tốt hơn ngày hơm qua và ngày mai tốt hơn ngày hơm nay. Hơn nữa nó địi hỏi những cố gắng không ngừng để thích ững với các hoạt động kinh tế trong những điều kiện ln thay đổi. Đó là sự tin tưởng chắc chắn trong q trình tiến triển của lồi người” [30, tr.11].
Năng suất trở thành một khái niệm tổng hợp nhiều yếu tố, cần phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với bản chất và môi trường kinh tế cụ thể mà trong đó các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình. Tính tổng hợp cịn thể hiện trong chất lượng, đặc điểm của đầu ra và hiệu quả của các yếu tố đầu vào được xem xét ở mọi cấp độ khác nhau như quốc tế, quốc gia doanh nghiệp và từng cá nhân.
Theo cách tiếp cận mới năng suất trở thành một khái niệm động, tổng hợp nhiều yếu tố, cần phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với bản chất.
Và môi trường kinh tế xã hội mà trong đó các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính chất tổng hợp cịn thể hiện trong chất lượng, đặc điểm của đầu ra và hiệu quả của các yếu tố đầu vào được xem xét ở mọi cấp độ khác nhau như quốc tế, quôc gia doanh nghiệp và từng cá nhân.
Khái niệm năng suất phản ánh tính lợi nhuận, tính hiệu quả, giá trị chất lượng, sự đối mới chất lượng cuộc sống. Đó là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội được lượng hoá bằng mức tăng giá trị gia tăng của tất cả các nguồn lực và yếu tố tham gia vào một qua trình hay một loạt các hoạt động kinh tế trong một thời gian nhất định. Năng suất là một trạng thái tổng hợp cách thức hoạt động của con người và các doanh nghiệp.
Năng suất được hình thành với sự đóng góp của tất cả các hoạt động trong các hoạt động trong các chuỗi giai đoạn có liên quan từ nghiên cứu, thiết kế, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, cung ứng cho nha tiêu dùng, bảo dưỡng. Năng suất phải tính đến tác động tổng hợp của hàng loạt các yếu tố và tập trung vào sự thực hiên của doanh nghiệp.
Điểm căn bản nhất của cách tiếp cận mới về năng suất là tăng số lượng đồng thời tăng chất lượng. Điều này có nghĩa là sử dụng cùng môt khối lượng nguyên liệu, lao động, vốn, năng lượng… để sản xuất một khối lượng lớn hơn các đầu ra có cùng chất lượng hoặc chất lượng cao hơn. Với quan niệm như vậy, năng suất có thể hiểu là trả ít hơn và nhận nhiều hơn mà không tổn hại đên chất lượng. Ngày nay năng suất và chất lượng đã trở thành đồng hướng, thống nhất. Chất lượng của đội ngũ lao động, chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, chất lượng của môi trường kinh tế xã hội và chất lượng của năng lực quản lý điều hành sản xuất kinh doanh.
trọng phản ánh trình độ lợi dụng lao động của họ; năng suất càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao và ngược lại.
1.3.2. Hiệu suất sử dụng quỹ thời gian
Hiệu suất sử dụng quỹ thời gian là hiệu quả công việc được tạo ra trong một đơn vị thời gian. Bệnh viện cũng như các tổ chức, doanh nghiệp cần tăng hiệu suất quản lý quỹ thời gian thông qua các công việc cụ thể như:
Thứ nhất, bệnh viện và người lao động cần xác định những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong từng thời kì. Chỉ có cụ thể hóa mục tiêu thì mới biết cần phải làm gì để đạt được những mục tiêu ấy, từ đó lên kế hoạch để đạt được từng mốc của mục tiêu.
Thứ hai, cần xắp xếp công việc theo các thứ tự ưu tiên để có thể tối ưu hóa thời gian thực hiện cơng việc. Có thể dùng sơ đồ găng để xác định xem cần làm việc nào trước, việc nào sau.
Thứ ba, áp dụng kỉ luật vào cơng việc. Chỉ có thực hiện cơng việc một cách có kỉ luật thì mới có thể quản lý quỹ thời gian hiệu quả.
Thứ năm, thường xuyên đánh giá, tổng kết và rút kinh nghiệm. Việc đánh giá, tổng kết hiệu suất quản lý quỹ thời gian sẽ giúp người lao động và bệnh viện có những nhìn nhận thực tế về cơng việc, từ đó có những điều chỉnh cho hợp lý.
1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của bệnh viện
Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động thì các chỉ tiêu kết quả hoạt động sẽ là những chỉ tiêu phản ánh rõ ràng nhất. Các chỉ tiêu đó bao gồm các khoản thu; chi; chênh lệch thu, chi trong kì của bệnh viện.
- Hiểu một cách đơn giản, các khoản thu của bệnh viện là số tiền mà bệnh viện thu được bao gồm: Ngân sách Nhà nước; viện phí (thu trực tiếp từ người bệnh và thu từ bảo hiểm y tế); viện trợ và các khoản thu khác.
Để tăng thu, các bệnh viện có thể thực hiện một số công tác như:
+ Thực hiện tốt quy chế thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng; cải cách thủ tục hành chính, phong cách, lề lối làm việc và quản lý tốt công tác thu chi tại bệnh viện.
viện để tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút thêm bệnh nhân khám, chữa bệnh.
+ Đầu tư nâng cấp dịch vụ bệnh viện, mở rộng khám chữa bệnh tự nguyện với các dịch vụ có chất lượng tương xứng.
+ Giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu phải đảm bảo lấy thu bù chi và có tích lũy, riêng chi phí thuốc, vật tư tiêu hao thì người bệnh phải mua theo giá của bệnh viện.
+ Cung ứng thêm các dịch vụ khác như bữa ăn cho bệnh nhân, trông giữ xe, giặt là, đưa đón, chăm sóc bệnh nhân…
- Chi của bệnh viện là những phí tổn mà bệnh viện phải bỏ ra để phục vụ cho hoạt động của mình, bao gồm các khoản chi thường xuyên, chi không thường xuyên và chi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ.
+ Các khoản chi thường xuyên gồm: Chi thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được Bộ Y tế giao; chi trả công cho người lao động; chi vật tư văn phòng, dịch vụ lao động, đi lại, thơng tin liên lạc, cơng tác phí, hội nghị; chi hoạt động nghiệp vụ chuyên môn và các khoản chi khác.
+ Chi không thường xuyên bao gồm: Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị; chi thực hiện dự án từ các nguồn viện trợ; chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học; chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được các cấp có thẩm quyền giao; chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quyd dịnh.
+ Chi hoạt động kinh doanh dịch vụ bao gồm: Chi sản xuất thuôc chuyên khoa; chi hoạt động kinh doanh nhà thuốc; chi hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu và chi cho các hoạt động khác…
Để hoạt động có hiệu quả, mỗi bệnh viện cần phải quan tâm tới chênh lệch thu chi để từ đó có tích lũy, trả lương cho người lao động và trích lập các quỹ đảm bảo cho hoạt động của bệnh viện. Chệnh lệch thu chi càng lớn, chứng tỏ bệnh viện sử dụng hiệu quả các nguồn lực, sử dụng hiệu quả lao động và ngược lại.
Để chênh lệch thu chi lớn, các bệnh viện phải quan tâm tới các giải pháp tăng thu, giảm chi. Ngày nay, khi đời sống người dân ngày càng được cải thiện thì yêu cầu về các dịch vụ khám chữa bệnh cũng cao hơn, do vậy, để tạo thêm
nguồn thu cho mình, các bệnh viện cần phải nâng cao chất lượng các dịch vụ khám chữa bệnh và cung cấp thêm nhiều dịch vụ tiện ích khác cho người bệnh. Nguồn thu tăng cũng phần nào cho thấy bệnh viện đã sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong đó có nguồn lao động. Đối với các khoản chi, giảm chi khơng có nghĩa là cắt giảm tối đa các khoản chi, mà bệnh viện phải sử dụng các khoản chi này một cách có hiệu quả nhất.
1.3.4. Sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng phục vụ của bệnh viện
Sự hài lòng của khách hàng, bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện cũng là một trong những tiêu chí phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của bệnh viện.
Bệnh viện có thể thu thập mức độ hài lịng của khách hàng thơng qua điều tra xã hội học như phỏng vấn, sử dụng bảng hỏi, gọi điện thoại chăm sóc khách hàng sau khám chữa và sử dụng đường dây nóng.