Quá trình hình thành và phát triển bệnh việnTai mũi họng Trung ương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bệnh viện tai mũi họng trung ương (Trang 41 - 47)

7. Kết cấu luận văn

2.1. Tổng quan về bệnh việnTai mũi họng Trung ương

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển bệnh việnTai mũi họng Trung ương

2.1. Tổng quan về bệnh viện Tai mũi họng Trung ương

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển bệnh viện Tai mũi họng Trung ương Trung ương

Đầu năm 1953, được phép của bộ Y Tế, dưới sự lãnh đạo của bác sỹ Trần Hữu Tước, Bệnh khoa Tai Mũi Họng trực thuộc Bộ đã được thành lập ở an toàn khu (ATK) Việt Bắc. Đó chính là tiền thân của Bệnh viện Tai Mũi Họng ngày nay.

Bệnh khoa đóng tại địa điểm khá lý tưởng, xây dựng trên cơ sở cũ của xưởng sản xuất giấy Hồn Tiến tại xóm Hồn Tiến, xã Hồn Long (nay là thơn 5, xã Tân Long, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) tại một quả đồi rộng có nhiều tán cây để đảm bảo an tồn về phịng khơng và xung quanh là dịng suối nhỏ bao quanh thuận lợi cho sinh hoạt. Địa điểm này cách văn phòng Bộ Y tế hơn 1 km và cách thị xã Tuyên Quang khoảng 10 km đường rừng. Buổi đầu thành lập, y sỹ Phạm Kim - Nguyên cán bộ Vụ Phòng bệnh - Chữa bệnh (sau này là Phó Giáo sư, Chủ tịch Cơng đồn Y tế Việt Nam, Viện phó Viện Tai Mũi Họng) được Bộ Y tế biệt phái sang để giữ mối liên hệ chỉ đạo giữa Bộ Y tế và Bệnh khoa. Đồng chí Vũ Văn Khái (sau này là Trưởng phịng hành chính quản trị Viện Tai Mũi Họng) được cử sang phụ trách công tác xây dựng hướng dẫn dân công vào rừng chặt tre, nứa, đốn gỗ xây dựng cơ sở vật chất của Bệnh khoa theo thiết kế của bác sỹ Tước. Sau đó, do yêu cầu công việc, Bác sỹ Trần Hữu Tước điều động thêm 2 y sỹ là Lê Văn Lợi và Trần Ngọc Dũng sang phòng khám của Bệnh khoa.

Quy mô của Bệnh khoa tuy nhỏ, chỉ có 10 giường bệnh, 2 phòng mổ, 1 phòng khám và bộ phận hậu cần với số cán bộ nhân viên gần 30 người. Mặc dù các bộ phận phải phân tán để đề phòng máy bay Pháp oanh tạc, nhưng do cơ sở được bố trí hợp lý nên hoạt động rất hiệu quả. Nhà mổ có diện tích khoảng 50 m2, vách nhà được làm bằng nứa, ở dưới đan dày hơn, phía trên đan thưa để lấy ánh sáng, ở giữa là cửa sổ có chấn song tre được che bằng vải nhuộm xanh để

ngăn ruồi, muỗi. Nhà mổ có 3 gian: Một gian chuẩn bị mổ và hệ thống cung cấp ánh sáng bằng nhiều đynamô xe đạp (thiết kế thành nhiều bệ gỗ, trên mỗi bệ cố định một khung xe đạp, có yên để cho người ngồi đạp xen kẽ nhau, cung cấp ánh sáng điện cho các ca mổ); một gian to hơn đặt bàn mổ; một gian nhỏ hơn đặt ghế khám và là nơi làm thủ thuật.

Trong hai năm 1953 - 1954 là thời kỳ đầy biến động và thử thách, ngành Y tế và Bệnh khoa Tai Mũi Họng cũng đạt được những thành tựu rất khả quan trong việc phục vụ sức khoẻ cán bộ và nhân dân, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc. Chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân là điều kiện tiên quyết để đảm bảo huy động được tối đa sức dân tham gia cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Trong thời gian làm việc tại xã Tân Long, Bệnh khoa đã khám và điều trị cho nhân dân địa phương, cán bộ và chiến sĩ vùng ATK. Cũng trong thời gian này, bác sĩ Trần Hữu Tước đã phẫu thuật và điều trị cho một số đồng chí Lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà Nước như đồng chí Xn Thuỷ, đồng chí Hồng Quốc Việt, đồng chí Tố Hữu. Bệnh khoa Tai Mũi Họng đã thành lập nhiều đồn cơng tác trực tiếp tham gia phục vụ kháng chiến, kịp thời chăm sóc chữa trị cho thương bệnh binh. Để ghi nhận sự gắn bó mật thiết giữa Bệnh khoa Tai Mũi Họng và nhân dân địa phương, sự đóng góp to lớn của Bệnh khoa đầu tiên trong việc đặt nền móng và phát triển ngành Tai Mũi Họng của nước nhà cũng như đáp ứng nhu cầu nghiên cứu lịch sử và tham quan du lịch, ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã công nhận, gắn mốc và xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.

Tháng 10/1954, Bệnh khoa Tai Mũi Họng chuyển về Hà Nội tiếp quản Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Bạch Mai do Bác sỹ Võ Tấn cùng với các Bác sỹ, nhân viên của Khoa đấu tranh với thực dân Pháp để giữ lại cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị y tế. Sau khi tiếp quản Bệnh viện Bạch Mai trong đó có Khoa Tai Mũi Họng, bác sĩ Trần Hữu Tước được cử giữ chức giám đốc Bệnh viện, đồng thời trực tiếp lãnh đạo Khoa Tai Mũi Họng. Bác sĩ Trần Hữu Tước là một trong 8 vị giáo sư đầu ngành được Nhà nước phong tặng học hàm Giáo sư đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hịa.

Cùng với Bộ mơn Tai Mũi Họng - Đại học Y Hà Nội, Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Bạch Mai do Giáo sư Trần Hữu Tước trực tiếp chỉ đạo đã ngày càng lớn mạnh, đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh Tai Mũi Họng cho nhân dân.

Ngày 14/4/1959 Hội nghị lần thứ nhất ngành Tai Mũi Họng được tổ chức, tại Hội nghị này quan điểm xây dựng ngành Tai Mũi Họng đã được xác định rõ: “Xây dựng cho được một nền Tai Mũi Họng mới đầu tiên của xứ nóng có nhiều đặc điểm mang tính chất XHCN” (trích báo cáo đọc tại Hội nghị của Giáo sư Trần Hữu Tước).

Vào năm 1961, Hội Tai Mũi Họng Việt Nam được thành lập, sự kiện này đã thúc đẩy quá trình phát triển của ngành Tai Mũi Họng.

Năm 1965, đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Một số bộ phận cán bộ nhân viên của Khoa phải cử đi sơ tán, phần lớn ở lại Bệnh viện, giải quyết các trường hợp nặng, cấp cứu, phục vụ nhân dân, đồng thời Khoa thường xuyên thành lập các tổ công tác đi các địa phương phục vụ khám chữa bệnh Tai Mũi Họng cho nhân dân và chiến sỹ.

Năm 1967, cùng sự lớn mạnh của Khoa Tai Mũi Họng, sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ chuyên môn, cộng với nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng lớn của nhân dân. Khoa Tai Mũi Họng đã được Bộ Y Tế quyết định tự quản lý về tổ chức, hành chính, chun mơn và chỉ đạo tuyến về Tai Mũi Họng. Thời gian này đã hình thành và bước đầu phát triển một số phân mơn chính như: Tai, ung thư, thanh học, tai mũi họng nhi và Tai Mũi Họng tổng hợp. Đây có thể coi là bước chuẩn bị cho việc thành lập Viện Tai Mũi Họng sau này.

Ngày 14/7/1969, giữa lúc cuộc chiến đấu của nhân dân ta chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc đang diễn ra quyết liệt, Viện Tai Mũi Họng đã được thành lập theo Quyết định số 111/CP ngày 14/07/1969 của Hội đồng Chính phủ, một Viện chuyên khoa có giường bệnh đầu ngành cả nước, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Y tế.

Giai đoạn này là giai đoạn phát triển mạnh của Bệnh viện. Năm 2003, để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới Bộ Y tế có Quyết định số 2217/BYT ngày 18/06/2003 về việc đổi tên Viện Tai Mũi Họng thành Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.

Trong 10 năm (1999 - 2009) có 4 đồng chí giữ chức vụ Viện trưởng (nay là Giám đốc Bệnh viện). Tuy có những thay đổi lớn nhưng Bệnh viện vẫn cố gắng xây dựng khối đồn kết nhất trí trong Đảng ủy, Ban Giám đốc, các tổ chức đồn thể và tồn bộ cơng nhân viên trong Bệnh viện.

Về công tác tổ chức: Bệnh viện sắp xếp lại tổ chức, cán bộ chủ chốt, các khoa, phòng nhằm nâng cao hiệu quả công tác. Trong thời kỳ này, cơ cấu tổ chức Bệnh viện gồm 8 phòng chức năng, 13 khoa lâm sàng, 7 khoa cận lâm sàng.

Về chuyên môn, Bệnh viện đẩy mạnh nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phát triển đội ngũ cán bộ chuyên môn. Quy mô giường bệnh tăng lên đáng kể với tổng số 250 giường bệnh trong đó 230 nội trú và 20 ngoại trú. số lượng bệnh nhân tới khám và điều trị tại Bệnh viện ngày càng tăng, từ năm 1999 - 2009 số lượt khám bệnh gần 1 triệu, tăng gấp đôi sau 10 năm. Bệnh viện tiếp tục phát triển và áp dụng các kỹ thuật mới trên thế giới và khu vực vào Việt Nam đem lại hiệu quả tốt trong điều trị, đặc biệt là các phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật tai, vi phẫu thuật thanh quản. Đã giải quyết nhiều trường hợp khó mà trước đây khơng điều trị được.

Cũng trong thời kỳ này, cơng tác nghiên cứu khoa học có bước phát triển nhảy vọt so với các thời kỳ trước. Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới, Bệnh viện đã thành lập Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học và đào tạo giúp cho việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học một cách quy củ theo đúng kế hoạch đề ra. Hàng năm Bệnh viện thực hiện nhiều đề tài khoa học cấp cơ sở (trung bình 15 đề tài/năm). Nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ được nghiệm thu và tổng kết thành công.

Công tác Hợp tác quốc tế thời kỳ này cũng phát triển mạnh mẽ, ngoài việc phát huy mối quan hệ quốc tế với các nước trên thế giới Bệnh viện đã phối hợp với tổ chức SIF - Singapore tổ chức phẫu thuật tai nhân đạo cho bệnh nhân nghèo tỉnh Hà Giang. Phối hợp với chuyên gia Nhật Bản tổ chức chương trình phục hồi giọng nói cho bệnh nhân cắt thanh quản tồn phần và đã có khoảng 150 bệnh nhân được hưởng lợi từ chương trình này.

Cơng tác Chỉ đạo tuyến cũng được chú trọng, Bệnh viện tổ chức nhiều đoàn cán bộ đi khảo sát, chỉ đạo, giúp đỡ các tuyến tại bệnh viện tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái... Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, tổ chức cho cán bộ thuộc chuyên ngành Tai Mũi Họng ở tuyến dưới giúp các bác sỹ tại tuyến cơ sở thực hành tốt các kỹ thuật nội soi giúp giảm tải cho Bệnh viện. Tháng 8 năm 2008 thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về triển khai Đề án 1816, Bệnh viện đã thành lập Ban Chỉ đạo Đề án 1816, hàng năm cử cán bộ luân phiên về các tỉnh thực hiện đào tạo, chuyển giao kỹ thuật tại chỗ. Bệnh viện ln hồn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch được giao, các cán bộ được cử đi hoàn thành tốt việc chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới.

Cơng tác kinh tế trong y tế có bước ngoặt quan trọng đối với Bệnh viện, giai đoạn này Bệnh viện được sự đồng ý của Bộ Y tế thực hiện Nghị định 43 (hướng dẫn quy chế tự chủ một phần về tài chính). Bệnh viện đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ được tồn thể cán bộ cơng nhân viên đồng tình ủng hộ. Trong 10 năm, nguồn kinh phí của Bệnh viện khơng ngừng tăng lên từ 8,5 tỷ (1999) tới 58 tỷ (2009). Đặc biệt nguồn thu viện phí tăng lên 4,3 tỷ (2009) tới 50 tỷ (2009). Bệnh viện đã thực hiện công tác tái đầu tư và đạt được hiệu quả cao. Bệnh viện chi từ 3 - 5 tỷ đồng từ nguồn quỹ phát triển sự nghiệp để đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế như máy CT-Scanner, máy gây mê, kính hiển vi phẫu thuật... và sửa chữa cơ sở hạ tầng phục vụ công tác khám, chữa bệnh.

Để đáp ứng sự phát triển về chuyên môn, Bệnh viện đã đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại và tiên tiến trên thế giới như: Laser, dao siêu âm, dao plasma, coblator, hệ thống định vị 3 chiều trong phẫu thuật nội soi mũi xoang, kính hiển vi phẫu thuật,...Theo kế hoạch năm 2015, Bệnh viện sẽ triển khai thêm nhiều trang thiết bị hiện đại khác thuộc dự án ODA của Hàn Quốc về trang thiết bị y tế với trị giá > 21 triệu USD như máy chụp CTscan 128 dãy, máy chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla, máy xạ trị gia tốc... Cơ sở vật chất và trang thiệt bị hiện đại giúp cho Bệnh viện có thể tự chủ để phát triển khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ngày một tốt hơn.

Công tác nghiên cứu khoa học cũng gặt hái nhiều thành công, trong 5 năm qua Bệnh viện đã có trên 100 đề tài các cấp được thực hiện, có nhiều đề tài cấp Bộ, cấp thành phố đã được nghiệm thu và được đăng trên các tạp chí trong nước và báo cáo quốc tế, các đề tài này có tính ứng dụng cao trong thực tiễn. Hiện tại, Bệnh viện đang chủ trì đề tài Nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến điều trị một số bệnh tai mũi họng” và nhiều đề tài cấp Bộ, cấp Thành phố khác. Bệnh viện cũng tổ chức nhiều Hội nghị khoa học cấp quốc gia, khu vực, quốc tế nhằm công bố những thành tựu nghiên cứu của Bệnh viện, đồng thời giao lưu và học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp Tai Mũi Họng trong nước và quốc tế.

Trung tâm Đào tạo - Chỉ đạo tuyến của Bệnh viện được thành lập năm 2009, cho đến nay Trung tâm đã đào tạo 6 khóa bác sỹ chuyên khoa định hướng với 111 học viên đã tốt nghiệp, ngồi ra Trung tâm cịn mở các lớp điều dưỡng chuyên khoa, mỗi năm đào tạo từ 40-50 điều dưỡng.

Công tác chỉ đạo tuyến cũng được triển khai song song với các nhiệm vụ khác, Bệnh viện tiếp tục hỗ trợ và chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật cho khoa Tai Mũi Họng của Bệnh viện các tỉnh miền núi phía bắc, miền trung và nam trung bộ. Triển khai có hiệu quả Đề án 1816 của Bộ Y tế, trong 5 năm Bệnh viện đã cử gần 150 lượt bác sỹ, điều dưỡng về Bệnh viện các tỉnh để chuyển giao kỹ thuật, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện tuyến dưới, giảm quá tải cho tuyến trung ương.

Đây là giai đoạn hoạt động hợp tác quốc tế phát triển mạnh, Bệnh viện tiếp tục duy trì và phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế với các nước đã được xây dựng từ các giai đoạn trước như tổ chức REI của Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Đức, Thái Lan... đồng thời xây dựng các mối quan hệ hợp tác mới với các nước như Hàn Quốc.

Bệnh viện đã chú trọng về công tác quản lý kinh tế, sử dụng nguồn kinh phí trong khám chữa bệnh một cách hợp lý, hiệu quả, thực hiện nhiều biện pháp nhằm tiết kiệm tránh lãng phí, cải tiến hoạt động chuyên môn, rút ngắn thời gian điều trị, thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, đời sống cán bộ công nhân viên ngày một nâng cao.

Các Tổ chức chính trị - xã hội của Bệnh viện như Đảng bộ, Tổ chức Cơng đồn, Đồn thanh niên, Hội cựu chiến binh ln hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, các hoạt động nhân đạo, từ thiện được thực hiện đều đặn. Bệnh viện đã tổ chức nhiều chương trình khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách, người có cơng, trẻ em có hồn cảnh khó khăn, tham gia tích cực các hoạt động nhân ái vì sức khỏe cộng đồng, hiến máu nhân đạo... Bệnh viện nhận phụng dưỡng 1 bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Trong giai đoạn này, công tác thi đua khen thưởng được quan tâm đúng mức, Bệnh viện đã phát động nhiều phong trào thi đua, Hội thi, Hội diễn... đã có nhiều tập thể và cá nhân nhận được những khen thưởng của Nhà nước, Chính phủ và Bộ Y tế về các thành tích trong cơng tác chun môn, công tác xây dựng và phát triển Bệnh viện, cụ thể có 6 tập thể nhận Huân chương Lao động Hạng ba, 14 tập thể nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 2 cá nhân được truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhất và hạng Nhì, 3 cá nhân được nhận Huân chương Lao động hạng Ba, 4 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 3 cá nhân được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú, đặc biệt PGS. TS. Võ Thanh Quang - Nguyên Giám đốc Bệnh viện vinh dự nhận danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, và nhiều khen thưởng của Bộ Y tế cho các tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bệnh viện tai mũi họng trung ương (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)