7. Kết cấu luận văn
1.5. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của một số bệnh viện
1.5.1. Kinh nghiệm của một số bệnh viện
1.5.1.1. Kinh nghiệm của bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện hàng đầu của nước ta. Được thành lập từ năm 1911 là nhà thương Cống Vọng, cho đến nay, Bệnh viện đã trải qua 109 năm hoạt động. Đây là bệnh viện tuyến đầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Với đội ngũ y bác sĩ có chun mơn cao, nguoif lao động nhiều, để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, bệnh viện Bạch Mai đã có những biện pháp như:
- Soạn thảo và công bố quy trình tuyển dụng riêng của bệnh viện. Quy trình tuyển dụng lao động của bệnh viện Bạch Mai được công bố ngày 01/7/2011 với đầy đủ các thông tin có liên quan đến tuyển dụng như: mục đích, phạm vi áp dụng; tài liệu viện dẫn; nội dung quy trình và các mẫu giấy tờ liên quan. Có thể đánh giá bệnh viện Bạch Mai rất chuyên nghiệp và chặt chẽ trong công tác tuyển dụng, điều này giúp cho Bệnh viện có cơ hội tuyển được những người lao động với chuyên môn cao, phù hợp với nhu cầu của mình từ đó gia tăng được hiệu quả sử dụng lao động.
- Là một bệnh viện Nhà nước, chế độ lương, thưởng, phụ cấp của Bệnh viện được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước đối với ngành, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Nếu xét tổng thu nhập, thì thu nhập của đội ngũ y bác sĩ và người lao động tại Bệnh viện cũng là khá cao so với mặt bằng chung các ngành, điều này đảm bảo cho đời sống hàng ngày cho người lao động để người lao động yên tâm cống hiến, sáng tạo.
- Là một bệnh viện lớn, với số lượng bệnh nhân đơng, để tránh tình trạng quá tải, ngồi địa chỉ cơ sở 1 tại 78 Giải Phóng; Bệnh viện đã thành lập thêm cơ sở 2 tại Hà Nam để có thể phục vụ được nhân dân một cách tốt hơn, giảm sự quá tải về y tế trên cơ sở 1, từ đó tăng được hiệu quả lao động, hiệu quả phục vụ cũng như hiệu quả hoạt động của Bệnh viện.
tư nhiều trang thiết bị, hệ thống máy móc tối tân nhất, từ đó hỗ trợ các y bác sĩ thực hiện nhiệm vụ tăng hiệu quả lao động, tăng năng suất lao động.
- Về đào tạo: Bệnh viện thường xuyên cử các y bác sĩ tham gia các lớp học, khóa học nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Sau các khóa đào tạo, có sự bố trí, ln chuyển, cất nhắc cho người lao động. Điều này giúp cho người lao động được sử dụng đúng chun mơn của mình, tạo ra hiệu quả lao động cao.
1.5.1.2. Kinh nghiệm của bệnh viện Medlatec
Bệnh viện Medlatec là một trong những bệnh viện khá nổi tiếng ở Hà Nội hiện nay với sự đầu tư về con người và cơ sở vật chất kĩ thuật. Để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, bệnh viện đã thực hiện một số công tác như sau:
- Thành lập nhiều cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn Hà Nội. Trong vòng 23 năm xây dựng và phát triển, từ cơ sở đầu tiên tại 42 – 44 Nghĩa Dũng, bệnh viện Medlatec đã mở thêm hai cơ sở tại 99 Trích Sài (tháng 4 năm 2016) và Medlatec Thanh Xuân số 5 Khuất Duy Tiến (tháng 8 năm 2019). Với việc thành lập nhiều cơ sở khám chữa bệnh, Bệnh viện có thể phục vụ nhiều khách hàng hơn, tăng năng suất, số lượt khám chữa bệnh trên một đơn vị thời gian; Bệnh viện cũng dễ dàng tiếp cận khách hàng ở quanh nội thành Hà Nội hơn, từ đó mở rộng được thị phần.
-Tại tất cả các cơ sở khám chữa bệnh của Bệnh viện, đều được đầu tư máy móc, trang thiết bị tân tiến, hiện đại, phục vụ tối ưu cho công tác của Bệnh viện cũng như hỗ trợ các y bác sĩ trong thực hiện nhiệm vụ. Các máy móc thiết bị được đầu tư hiện đại, nhập khẩu từ các nước tiên tiến như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… bao gồm hệ thống máy huyết học; hệ thống máy hóa sinh, miễn dịch; hệ thống máy sinh học phân tử; tủ an toàn sinh học và các hệ thống máy khác… Chính những sự đầu tư về cơ sở vật chất kĩ thuật này, đã giúp cho Bệnh viện tăng được năng suất và chất lượng khám chữa bệnh, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn lao động trong bệnh viện và gia tăng hiệu quả hoạt động.
- Ngoài việc khám chữa bệnh tại chỗ, Bệnh viện cịn có dịch vụ lấy máu xét nghiệm tận nhà khách hàng, với một đội ngũ y tá chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm. Khách hàng khơng cần phải di chuyển, chờ đợi
mà sẽ được phục vụ tận nơi. Một y tá có thể di chuyển được qua nhà nhiều khách hàng để phục vụ, sau đó mang mẫu máu về xét nghiệm, kết quả được gửi cho khách hàng qua tin nhắn với một mã số trên website. Đây chính là sáng tạo của Bệnh viện trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong đó có nguồn lao động.
- Bệnh viện ưu tiên tuyển dụng các y bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm, các y bác sĩ đầu ngành với chun mơn cao. Ngồi ra cũng tuyển dụng đội ngũ y tá và phục vụ trẻ tuổi với sức bền cao. Đội ngũ lấy máu là các y tá nam, cịn đội ngũ hành chính phục vụ thì thường là nữ giới.
- Chế độ lương, thưởng, phụ cấp cho người lao động được đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật; đặc biệt là đội ngũ y, bác sĩ với mức thu nhập khá cao. Từ đó khiến cho người lao động yên tâm phục vụ cho bệnh viện và làm việc bằng cái tâm, phục vụ bệnh nhân chu đáo.
1.5.2. Bài học rút ra cho bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
Từ việc nghiên cứu thực tế của hai bệnh viện trên, có thể rút ra một số bài học cho bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương như sau:
- Xây dựng quy trình tuyển dụng chặt chẽ để có thể tuyển dụng được đội ngũ y bác sĩ hàng đầu cũng như người lao động phù hợp với nhu cầu. Trong quá trình tuyển dụng phải đảm bảo tính khách quan, minh bạch để tuyển dụng được người lao động có sức khỏe tốt, chuyên mơn tốt và có tâm với nghề.
- Thực hiện đầy đủ chế độ lương, thưởng, phụ cấp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, giúp người lao động yên tâm cống hiến và kích thích khả năng sáng tạo của người lao động.
- Ngoài những chế độ của Nhà nước quy định, bệnh viện cần có quy chế chi tiêu nội bộ riêng để có thể gia tăng thu nhập cho người lao động; trích lập các quỹ để phục vụ cho các hoạt động của bệnh viện.
-Thường xuyên tổ chức đào tạo cho người lao động; áp dụng song song các phương pháp và hình thức đào tạo; giúp người lao động vừa tăng khả năng, kiến thức chuyên môn nhưng vẫn đảm bảo thu nhập cho người lao động.
động có cơ hội thể hiện bản thân, có cơ hội gia tăng tính sáng tạo trong cơng việc, ngồi ra những phần thưởng trong những cuộc thi còn giúp tạo động lực làm việc cho người lao động.
- Luôn cập nhật các tiến bộ khoa học cơng nghệ, đầu tư máy móc thiết bị phù hợp để hỗ trợ các y bác sĩ hoàn thành nhiệm vụ, tăng năng suất lao động và đảm bảo tính chính xác trong khám chữa bệnh.
Tiểu kết chương 1
Ở chương 1, tác giả hệ thống hóa cơ sở lý luận về sử dụng lao động trong bệnh viện thông qua các nội dung sau:
- Đưa ra một số khái niệm có liên quan như lao động trong bệnh viện, sử dụng lao động, hiệu quả và hiệu quả sử dụng lao động.
-Trình bày các nội dung của sử dụng lao động trong bệnh viện bao gồm 7 nội dung chủ yếu.
- Đưa ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng lao động như: năng suất lao động, tỷ suất sử dụng quỹ thời gian, các chỉ tiêu về doanh thu lợi nhuận và sự hài lòng của bệnh nhân khi thăm khám tại bệnh viện.
- Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng lao động trong bệnh viện bao gồm hai nhóm nhân tố bên ngoài bệnh viện và bên trong bệnh viện.
- Đưa ra hai bài học kinh nghiệm từ bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Medlatec để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về sử dụng lao động cho bệnh viện Tai mũi họng Trung Ương.
Chương 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG 2.1. Tổng quan về bệnh viện Tai mũi họng Trung ương
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển bệnh viện Tai mũi họng Trung ương Trung ương
Đầu năm 1953, được phép của bộ Y Tế, dưới sự lãnh đạo của bác sỹ Trần Hữu Tước, Bệnh khoa Tai Mũi Họng trực thuộc Bộ đã được thành lập ở an toàn khu (ATK) Việt Bắc. Đó chính là tiền thân của Bệnh viện Tai Mũi Họng ngày nay.
Bệnh khoa đóng tại địa điểm khá lý tưởng, xây dựng trên cơ sở cũ của xưởng sản xuất giấy Hồn Tiến tại xóm Hồn Tiến, xã Hồn Long (nay là thơn 5, xã Tân Long, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) tại một quả đồi rộng có nhiều tán cây để đảm bảo an tồn về phịng khơng và xung quanh là dịng suối nhỏ bao quanh thuận lợi cho sinh hoạt. Địa điểm này cách văn phòng Bộ Y tế hơn 1 km và cách thị xã Tuyên Quang khoảng 10 km đường rừng. Buổi đầu thành lập, y sỹ Phạm Kim - Nguyên cán bộ Vụ Phòng bệnh - Chữa bệnh (sau này là Phó Giáo sư, Chủ tịch Cơng đồn Y tế Việt Nam, Viện phó Viện Tai Mũi Họng) được Bộ Y tế biệt phái sang để giữ mối liên hệ chỉ đạo giữa Bộ Y tế và Bệnh khoa. Đồng chí Vũ Văn Khái (sau này là Trưởng phịng hành chính quản trị Viện Tai Mũi Họng) được cử sang phụ trách công tác xây dựng hướng dẫn dân công vào rừng chặt tre, nứa, đốn gỗ xây dựng cơ sở vật chất của Bệnh khoa theo thiết kế của bác sỹ Tước. Sau đó, do yêu cầu công việc, Bác sỹ Trần Hữu Tước điều động thêm 2 y sỹ là Lê Văn Lợi và Trần Ngọc Dũng sang phòng khám của Bệnh khoa.
Quy mô của Bệnh khoa tuy nhỏ, chỉ có 10 giường bệnh, 2 phòng mổ, 1 phòng khám và bộ phận hậu cần với số cán bộ nhân viên gần 30 người. Mặc dù các bộ phận phải phân tán để đề phòng máy bay Pháp oanh tạc, nhưng do cơ sở được bố trí hợp lý nên hoạt động rất hiệu quả. Nhà mổ có diện tích khoảng 50 m2, vách nhà được làm bằng nứa, ở dưới đan dày hơn, phía trên đan thưa để lấy ánh sáng, ở giữa là cửa sổ có chấn song tre được che bằng vải nhuộm xanh để
ngăn ruồi, muỗi. Nhà mổ có 3 gian: Một gian chuẩn bị mổ và hệ thống cung cấp ánh sáng bằng nhiều đynamô xe đạp (thiết kế thành nhiều bệ gỗ, trên mỗi bệ cố định một khung xe đạp, có yên để cho người ngồi đạp xen kẽ nhau, cung cấp ánh sáng điện cho các ca mổ); một gian to hơn đặt bàn mổ; một gian nhỏ hơn đặt ghế khám và là nơi làm thủ thuật.
Trong hai năm 1953 - 1954 là thời kỳ đầy biến động và thử thách, ngành Y tế và Bệnh khoa Tai Mũi Họng cũng đạt được những thành tựu rất khả quan trong việc phục vụ sức khoẻ cán bộ và nhân dân, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc. Chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân là điều kiện tiên quyết để đảm bảo huy động được tối đa sức dân tham gia cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Trong thời gian làm việc tại xã Tân Long, Bệnh khoa đã khám và điều trị cho nhân dân địa phương, cán bộ và chiến sĩ vùng ATK. Cũng trong thời gian này, bác sĩ Trần Hữu Tước đã phẫu thuật và điều trị cho một số đồng chí Lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà Nước như đồng chí Xn Thuỷ, đồng chí Hồng Quốc Việt, đồng chí Tố Hữu. Bệnh khoa Tai Mũi Họng đã thành lập nhiều đồn cơng tác trực tiếp tham gia phục vụ kháng chiến, kịp thời chăm sóc chữa trị cho thương bệnh binh. Để ghi nhận sự gắn bó mật thiết giữa Bệnh khoa Tai Mũi Họng và nhân dân địa phương, sự đóng góp to lớn của Bệnh khoa đầu tiên trong việc đặt nền móng và phát triển ngành Tai Mũi Họng của nước nhà cũng như đáp ứng nhu cầu nghiên cứu lịch sử và tham quan du lịch, ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã công nhận, gắn mốc và xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.
Tháng 10/1954, Bệnh khoa Tai Mũi Họng chuyển về Hà Nội tiếp quản Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Bạch Mai do Bác sỹ Võ Tấn cùng với các Bác sỹ, nhân viên của Khoa đấu tranh với thực dân Pháp để giữ lại cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị y tế. Sau khi tiếp quản Bệnh viện Bạch Mai trong đó có Khoa Tai Mũi Họng, bác sĩ Trần Hữu Tước được cử giữ chức giám đốc Bệnh viện, đồng thời trực tiếp lãnh đạo Khoa Tai Mũi Họng. Bác sĩ Trần Hữu Tước là một trong 8 vị giáo sư đầu ngành được Nhà nước phong tặng học hàm Giáo sư đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hịa.
Cùng với Bộ mơn Tai Mũi Họng - Đại học Y Hà Nội, Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Bạch Mai do Giáo sư Trần Hữu Tước trực tiếp chỉ đạo đã ngày càng lớn mạnh, đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh Tai Mũi Họng cho nhân dân.
Ngày 14/4/1959 Hội nghị lần thứ nhất ngành Tai Mũi Họng được tổ chức, tại Hội nghị này quan điểm xây dựng ngành Tai Mũi Họng đã được xác định rõ: “Xây dựng cho được một nền Tai Mũi Họng mới đầu tiên của xứ nóng có nhiều đặc điểm mang tính chất XHCN” (trích báo cáo đọc tại Hội nghị của Giáo sư Trần Hữu Tước).
Vào năm 1961, Hội Tai Mũi Họng Việt Nam được thành lập, sự kiện này đã thúc đẩy quá trình phát triển của ngành Tai Mũi Họng.
Năm 1965, đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Một số bộ phận cán bộ nhân viên của Khoa phải cử đi sơ tán, phần lớn ở lại Bệnh viện, giải quyết các trường hợp nặng, cấp cứu, phục vụ nhân dân, đồng thời Khoa thường xuyên thành lập các tổ công tác đi các địa phương phục vụ khám chữa bệnh Tai Mũi Họng cho nhân dân và chiến sỹ.
Năm 1967, cùng sự lớn mạnh của Khoa Tai Mũi Họng, sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ chuyên môn, cộng với nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng lớn của nhân dân. Khoa Tai Mũi Họng đã được Bộ Y Tế quyết định tự quản lý về tổ chức, hành chính, chun mơn và chỉ đạo tuyến về Tai Mũi Họng. Thời gian này đã hình thành và bước đầu phát triển một số phân mơn chính như: Tai, ung thư, thanh học, tai mũi họng nhi và Tai Mũi Họng tổng hợp. Đây có thể coi là bước chuẩn bị cho việc thành lập Viện Tai Mũi Họng sau này.
Ngày 14/7/1969, giữa lúc cuộc chiến đấu của nhân dân ta chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc đang diễn ra quyết liệt, Viện Tai Mũi Họng đã được thành lập theo Quyết định số 111/CP ngày 14/07/1969 của Hội đồng Chính phủ, một Viện chuyên khoa có giường bệnh đầu ngành cả nước, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Y tế.
Giai đoạn này là giai đoạn phát triển mạnh của Bệnh viện. Năm 2003, để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới Bộ Y tế có Quyết định số 2217/BYT ngày 18/06/2003 về việc đổi tên Viện Tai Mũi Họng thành Bệnh viện