CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lịng cơng việc
2.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài và trong nước
2.2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Trong nghiên cứu “Sự hài lòng của nhân viên tại các ngân hàng thương mại thuộc North Cyprus” của Sanaz Hoshi năm 2014, kết quả cho thấy các yếu tố liên quan đến sự hài lịng cơng việc như yếu tố lãnh đạo, khen thưởng, tái cấu trúc, tiền lương, thăng tiến, sự an tồn trong cơng việc và môi trường làm việc, sẽ ảnh hưởng đến sự hài lịng cơng việc.
Kết quả cũng chỉ ra rằng hầu hết các nhân viên ở nơi đây đều hài lòng với ngân hàng mà họ đang công tác. Bảng câu hỏi đã được phân phối đến các nhân viên, tuy nhiên, chỉ nhận được phản hồi của 154/190 người nhận.
Sau khi chạy bằng phần mềm SPSS, kết quả cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa sự khen thưởng, tiền lương, sự an tồn trong cơng việc, cơ hội thăng tiến và đồng nghiệp đối với mức độhài lịng của nhân viên đó với ngân hàng họlàm việc.
Một nghiên cứu khác của Prakash Bista tại trường Đại học Tribhuwan University, Kathmandu tại Nepal về “sự hài lịng trong cơng việc của các nhân viên tại những ngân hàng thương mại tại Nepal” được xuất bản vào năm 2016 đã có những kết quảkhá tương đồng. Nghiên cứu nhằm đánh giá sự hài lòng của nhân viên đối với công việc một cách tổng thể, tiếp theo là xác định các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự hài lịng cơng việc và kiểm tra mối quan hệ giữa những yếu tố này với sự hài lịng cơng việc của nhân viên tại các ngân hàng thương mại ở Nepal. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu mô tả tại bốn ngân hàng thương mại ở Nepal và dựa hoàn tồn trên nguồn dữ liệu chính được thu thập qua bảng câu hỏi khảo sát.
Nghiên cứu cho thấy phần lớn nhân viên hài lịng với cơng việc của mình tại ngân hàng, rất ít nhân viên khơng hài lịng về công việc của họ. Trong sốcác yếu tố, an ninh công việc (job security), lương, khả năng thăng tiến, mối quan hệ với đồng nghiệp là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự hài lịng cơng việc với mức độ cao xuống thấp
26
theo thứ tự. Nam giới nhìn chung có sự hài lòng hơn nữ giới, tuy nhiên sự khác biệt không đáng kể.
Khơng những thế, nghiên cứu cịn cho thấy rằng nhân viên có nhiều kinh nghiệm sẽcó sựkhác biệt đáng kể về mức độhài lịng cơng việc, cũng như mức độhài lịng cơng việc khác nhau giữa độ tuổi của các nhân viên.
Một nghiên cứu được thực hiện về sự hài lòng của các nhân viên tại những ngân hàng tư nhân ở Myanmar được đăng vào năm 2016 của San San Myint và cộng sự cũng có những kết quả thú vị. Khảo sát 364 nhân viên tại 12 ngân hàng tư nhân khác nhau ở Yangon và Mandalay của Myanmar, kết quả cho thấy các nhân tố như người hướng dẫn (supervisor) đồng nghiệp, sự đền bù và tính chất cơng việc là những ngun nhân hàng đầu dẫn đến sự hài lịng trong cơng việc. Các nhân viên nữcũng có thái độ hài lịng hơn với tính chất cơng việc họ đang làm so với các nhân viên nam. Hơn thế nữa, những người ở chức vụ thấp hơn trong công ty cũng thể hiện sự hài lòng nhiều hơn so với những người chuyên gia cấp cao hơn. Hơn thế nữa, người lao động ở độ tuổi 40-49 tuổi có sự hàilịng cơng việc nhiều hơn với yếu tố đồng nghiệp, so với nhóm tuổi 30-39 tuổi.
Nghiên cứu về sự hài lòng của các nhân viên các ngân hàng tại Bangladesh của Aamir và các cộng sự xuất bản năm 2015 tập trung vào tầm quan trọng của các nhân tố và tác động của chúng đến sự hài lịng cơng việc về tổng thể của nhân viên công tác tại ngân hàng đó. Các ngân hàng được khảo sát bao gồm cả ngân hàng tư nhân và nhà nước. Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp hoàn thiện bảng khảo sát. Nghiên cứu cho thấy các yếu tốnhư điều kiện làm việc, lương thưởng, sựthăng tiến có ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lịng cơng việc của nhân viên trong ngân hàng. Mặt khác, các yếu tố cá nhân như tuổi tác và giới tính lại khơng ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc.
2.2.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về “Phân tích Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lịng về cơng việc của nhân viên trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thừa Thiên Huế” năm 2011 của Phan Thị Minh Lý tại đại học Huếđược đưa ra dựa trên 200 nhân viên đại diện thuộc 20 Ngân hàng thương mại hoạt động tại Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu cho rằng nhân viên tại đây tương đối hài lịng với cơng việc của họ ở ngân hàng và các nhân tố như chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, áp lực công việc và yếu tố lãnh đạo cần được đặc biệt chú
27
trọng, tác động lớn đến sự hài lịng cơng việc của nhân viên. Không những thế, các yếu tố như chất lượng đào tạo, quan hệ với đồng nghiệp, khả năng thăng tiến, điều kiện làm việc cũng cần được chú ý.
Nghiên cứu về sự hài lòng của nhân viên ngân hàng BIDV - chi nhánh Thanh Hóa của Lê Thị Nương năm 2018; số liệu sơ cấp bằng bảng câu hỏi được phát cho 150 nhân viên tại đây, với các nhân tố bao gồm: bản chất công việc, cơ hội thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, tiền lương, phúc lợi, môi trường làm việc. Sau khi nghiên cứu và phân tích, nhân tố “Lãnh đạo”” có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của nhân viên, trong khi đó, nhân tố “Đồng nghiệp” lại có tác động yếu nhất đến sự hài lòng của người lao động tại BIDV chi nhánh Thanh Hóa.
Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Thức (2018) về“Các nhân tốảnh hưởng đến sựhài lịng trong cơng việc của nhân viên quản lý cấp trung tại các khu công nghiệp Đông Nam Bộ” đăng trên Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ cho thấy các nhân tố ảnh hưởng được xét đến là động cơ làm việc, mối quan hệ tại nơi làm việc và niềm tin vào tổ chức. Đối tượng là nhân viên quản lý cấp trung, chỉ là một phân khúc trong tổng thể nhân viên, nên kết quả có thể mang tính chủ quan. Với phương pháp mơ hình cấu trúc tuyến tính, kết quả cho thấy, với 315 đối tượng được chọn theo kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên để khảo sát, động cơ làm việc, mối quan hệ, niềm tin vào tổ chức có tác động cùng chiều đến sựhài lịng trong công việc của nhân viên.
Nghiên cứu về sự hài lịng cơng việc của người lao động tại công ty xi măng Trung Hải - Hải Dương của Nguyễn Trọng Điều năm 2012, các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của người lao động là điều kiện làm việc, cơ hội phát triển cá nhân và đảm bảo mức sống, hai là “lãnh đạo và sựphân phối thu nhập công bằng”. Cả hai đều có ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lịng trong cơng việc của nhân viên, nhưng mức độ thì nhân tố đầu tiên là điều kiện làm việc, cơ hội phát triển cá nhân và đảm bảo mức sống có ảnh hưởng nhiều hơn với so nhân tố còn lại là lãnh đạo và sự công bằng trong thu nhập; 65,7% sự thay đổi của sự hài lịng cơng việc là từ hai biến này. Mức độ hài lòng chung của người lao động đối với công việc tại đây là 3,5 điểm trên thang đo Likert 5 điểm - một mức độtrên trung bình. Vềnhân khẩu học, khơng có sựkhác biệt về giới tính trong khía cạnh hài lịng cơng việc tại công ty. Tuy nhiên, sự khác nhau về độ tuổi, trình độ học vấn, khả năng thu nhập và vị trí làm việc cũng dẫn đến sự khác nhau trong mức độ hài lịng cơng việc.
28
Nghiên cứu của Lê Thị Tường Vân năm 2016 về các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của người lao động tại công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất giày Thái Bình tỉnh Bình Dương, có sáu nhân tố có ảnh hưởng, bao gồm thu nhập, đào tạo thăng tiến, đồng nghiệp, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc và phúc lợi công ty được đưa vào nghiên cứu. Kết quả cho thấy, nhân tố “đặc điểm trong cơng việc” có tác động lớn nhất, tiếp theo là “thu nhập”, “phúc lợi công ty”, “điều kiện làm việc”, “đào tạo thăng tiến” và “đồng nghiệp”. Người lao động tại đây khá hài lịng với cơng việc họ đang làm, với mức độ thỏa mãn được đánh giá ở chỉ sốkhá tốt.
29
Bảng 2.2: Tóm tắt các nhân tố và tác động của chúng
đến sự hài lịng trong cơng việc
STT Nghiên cứu Đối tượng Các nhân tố
1 Sanaz Hoshi (2014) Các ngân hàng thương mại thuộc North Cyprus
Yếu tố lãnh đạo, khen thưởng, tái cấu trúc, tiền lương, thăng tiến, sự an tồn trong cơng việc và mơi trường làm việc 2 Prakash Bista
(2016)
Ngân hàng thương mại tại Nepal
Các yếu tố an ninh công việc (job security), lương, khả năng thăng tiến, mối quan hệ với đồng nghiệp
3
San San Myint và các cộng sự
(2016)
Những ngân hàng tư nhân ở Myanmar
Người hướng dẫn (supervisor) đồng nghiệp, sự đền bù và tính chất cơng việc
4 Aamir và các
cộng sự (2015) Các ngân hàng tại Bangladesh Điều kiện làm việc, lương thưởng, sự thăng tiến
5 Phan Thị Minh Lý (2011) Các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thừa Thiên Huế
Chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, áp lực công việc và yếu tố lãnh đạo; chất lượng đào tạo, quan hệ với đồng nghiệp, khả năng thăng tiến, điều kiện làm việc
6 Lê Thị Nương (2018) Ngân hàng BIDV - chi nhánh Thanh Hóa
Bản chất công việc, cơ hội thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, tiền lương, phúc lợi, môi trường làm việc
7 Nguyễn Tiến Thức (2018) Nhân viên quản lý cấp trung tại các khu công nghiệp Đông Nam Bộ
Động cơ làm việc, mối quan hệ, niềm tin vào tổ chức 8 Nguyễn Trọng Điều (2012) Công ty xi măng Trung Hải - Hải Dương
Điều kiện làm việc, cơ hội phát triển cá nhân và đảm bảo mức sống; lãnh đạo và sự phân phối thu nhập công bằng
9 Lê Thị Tường Vân (2016) Cổ phần Đầu tư và sản xuất giày Thái Bình tỉnh Bình Dương
Đặc điểm trong công việc, Thu nhập, Phúc lợi công ty, Điều kiện làm việc, Đào tạo thăng tiến và Đồng nghiệp
(Nguồn: Tự tổng hợp)
30