Tóm tắt các nhân tố và tác động của chúng đến sự hài lòng công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về sự hài lòng công việc của nhân viên ngân hàng vietcombank chi nhánh vũng tàu (Trang 38 - 45)

đến sự hài lòng trong công việc

STT Nghiên cứu Đối tượng Các nhân tố

1 Sanaz Hoshi (2014) Các ngân hàng thương mại thuộc North Cyprus

Yếu tố lãnh đạo, khen thưởng, tái cấu trúc, tiền lương, thăng tiến, sự an toàn trong công việc và môi trường làm việc 2 Prakash Bista

(2016)

Ngân hàng thương mại tại Nepal

Các yếu tố an ninh công việc (job security), lương, khả năng thăng tiến, mối quan hệ với đồng nghiệp

3

San San Myint và các cộng sự

(2016)

Những ngân hàng tư nhân ở Myanmar

Người hướng dẫn (supervisor) đồng nghiệp, sự đền bù và tính chất công việc

4 Aamir và các

cộng sự (2015) Các ngân hàng tại Bangladesh Điều kiện làm việc, lương thưởng, sự thăng tiến

5 Phan Thị Minh Lý (2011) Các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thừa Thiên Huế

Chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, áp lực công việc và yếu tố lãnh đạo; chất lượng đào tạo, quan hệ với đồng nghiệp, khả năng thăng tiến, điều kiện làm việc

6 Lê Thị Nương (2018) Ngân hàng BIDV - chi nhánh Thanh Hóa

Bản chất công việc, cơ hội thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, tiền lương, phúc lợi, môi trường làm việc

7 Nguyễn Tiến Thức (2018) Nhân viên quản lý cấp trung tại các khu công nghiệp Đông Nam Bộ

Động cơ làm việc, mối quan hệ, niềm tin vào tổ chức 8 Nguyễn Trọng Điều (2012) Công ty xi măng Trung Hải - Hải Dương

Điều kiện làm việc, cơ hội phát triển cá nhân và đảm bảo mức sống; lãnh đạo và sự phân phối thu nhập công bằng

9 Lê Thị Tường Vân (2016) Cổ phần Đầu tư và sản xuất giày Thái Bình tỉnh Bình Dương

Đặc điểm trong công việc, Thu nhập, Phúc lợi công ty, Điều kiện làm việc, Đào tạo thăng tiến và Đồng nghiệp

(Nguồn: Tự tổng hợp)

30

2.3. Mô hình nghiên cứu

2.3.1. Mô hình nghiên cứu của đề tài

Có rất nhiều phương pháp đểđo lường mức độ hài lòng công việc. Cho đến nay, phương pháp phổ biến nhất để thu thập dữ liệu liên quan đến việc nghiên cứu về sự hài lòng công việc là thang đo Likert - được đặt theo tên của Rensis Likert - người phát triển lên hệ thống thang đô này. Các phương pháp ít phổ biến khác là dạng câu hỏi Có/Không, câu hỏi Đúng/Sai, hệ thống điểm, danh sách câu hỏi trắc nghiệm và lựa chọn bắt buộc câu trả lời. Dữ liệu này đôi khi cũng sẽ được thu thập thông qua sử dụng hệ thống quản lý phản hồi của Doanh nghiệp (Enterprise Feedback Management System).

Smith, Kendall và Hulin (1969) đã đưa ra chỉ số mô tả công việc (Job Description Index - JDI) là một bảng câu hỏi cụ thể về sự hài lòng trong công việc, được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau. Sự hài lòng trong chỉ số này được đánh giá qua năm khía cạnh: lương thưởng, cơ hội thăng tiến, sự thăng tiến, đồng nghiệp, giám sát và tính chất công việc. Thang đo rất đơn giản, người được đánh giá chỉ cần trả lời Có, Không hoặc Không biết bằng cách khoanh vào dấu hỏi “?”- để đáp ứng liệu các nhận định ấy có mô tả chính xác hay không công việc của người đó.Chỉ số chung là thước đo tổng thể sự hài lòng trong công việc nói chung.

Các Bảng câu hỏi khác về sự hài lòng công việc như Bảng câu hỏi về sự hài lòng công việc có tên là Minnesota (Minnesota Satisfaction Questionnaire - MSQ), Khảo sát về mức độ hài lòng công việc (The Job Satisfaction Survey - JSS) và Thang đo Faces (Faces Scale). Bảng MSQ đo lường sự hài lòng công việc ở 20 khía cạnh khác nhau với 100 câu hỏi. Còn JSS lại là một bộcâu hỏi 36 mục, đo lường sáu đến chín khía cạnh khác nhau tác động đến sự hài lòng trong công việc. Cuối cùng, thang đo Faces về sự hài lòng trong công việc là một trong những thang đo đầu tiên được sử dụng rộng rãi, do lường mức độ hài lòng của công việc chung chỉ với một nhân tố mà người tham gia phản hồi nhắm đến và tập trung vào đó để phân tích.

Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu quốc tế và trong nước về sự hài lòng trong công việc của nhân viên, cũng như tổng hợp các bảng câu hỏi trước đây và được lựa chọn sao cho phù hợp với đề tài nghiên cứu này - trên phương diện phân tích định lượng - sẽ xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là sự hài lòng trong công việc, còn biến độc lập là các biến:

31

• Thu nhập và phúc lợi

• Cơ hội thăng tiến

• Tính chất công việc

• Môi trường và điều kiện làm việc

• Mối quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp

Các yếu tố độc lập trên được lấy từ chỉ số mô tả sự hài lòng công việc Faces Scale of Job Satisfaction (FSS). Khảo sát về mức độ hài lòng trong công việc - JSS (Kunin, 1955) là thước đo về sự hài lòng công việc chung nhất, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Người tham gia khảo sát sẽ khoanh tròn vào lựa chọn mình muốn của bảng khảo sát, được cho là phù hợp nhất với họ.

Biến “Môi trường và điều kiện làm việc”có các thang đo nhân tố vềtác động của công nghệ thông tin, dựa trên nghiên cứu của Aliyar (2018) cũng như xem xét thực trạng hiện nay khi sự phát triển của công nghệ ngày càng nhanh, đòi hỏi ngân hàng không ngừng cải tiến phần mềm nghiệp vụ để giúp các nhân viên hoàn thành nhanh và chính xác hơn nghiệp vụ của mình nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Các biến được tạo ra cũng dựa trên một số ý kiến và thông tin truyền thông đề cập đến sự bất mãn của nhân viên ngân hàng hiện nay, nhất là về lương thưởng, phúc lợi và công nghệ phần mềm của các ngân hàng. Đây là những vấn đề quan trọng, tạo ra sự khác biệt giữa các ngân hàng, tăng tính cạnh tranh, thu hút nhân tài của các ngân hàng.

Tên của các nhân tố, cũng như những khía cạnh tạo nên nhân tố ấy sẽ được xem xét kỹ lưỡng dựa trên định nghĩa và các nghiên cứu trước đây ở trong nước và quốc tế. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng các biến độc lập dưới dạng câu hỏi trong bảng nghiên cứu cho việc phân tích định lượng của đề tài này.

2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc, các giả thiết sau đã được phát triển để phù hợp với đề tài cũng như ngành ngân hàng tại Việt Nam. Các giả thuyết đề tài đưa ra dựa trên cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu khác về sự hài lòng công việc của nhân viên tại các ngân hàng khác nhau trên thế giới, từ đó có cái nhìn đa chiều, đánh giá đúng mức độ hài lòng công việc của nhân viên dựa trên các nhân tốđấy.

Các giả thuyết cho nghiên cứu:

32

Giả thuyết 1: Thu nhập và phúc lợi có ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng công việc của nhân viên tại ngân hàng VCB chi nhánh Vũng Tàu.

Giả thuyết 2: Cơ hội thăng tiến có ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng công việc của nhân viên tại ngân hàng VCB chi nhánh VũngTàu.

Giả thuyết 3: Tính chất công việc có ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng công việc của nhân viên tại ngân hàng VCB chi nhánh Vũng Tàu.

Giả thuyết 4: Môi trường và điều kiện làm việc có ảnh hưởng đáng kể đến sựhài lòng công việc của nhân viên tại ngân hàng VCB chi nhánh Vũng Tàu.

Giả thuyết 5: Mối quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng công việc của nhân viên tại ngân hàng VCB chi nhánh Vũng Tàu.

2.4. Tổng kết chương 2

Trên cơ sở lý thuyết cùng các nghiên cứu trong nước và quốc tế về sự hài lòng trong công việc của nhân viên ngân hàng, về phân tích định lượng, mô hình hồi quy tuyến tính cơ bản ban đầu đã được xây dựng lên với biến phụ thuộc là sự hài lòng trong công việc của nhân viên ngân hàng VCB chi nhánh Vũng Tàu và 10 biến độc lập lần lượt là các nhân tốtác động đến sựhài lòng trong công việc như thu nhập, điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến, sự công bằng, tuổi tác, giới tính, phúc lợi, mối quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp; công nghệ. Từ các định nghĩa về các nhân tố dựa trên các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này xây dựng tổng thể 28 chỉ sốđược xem như là các biến quan sát cấu thành nên các nhân tố này, từ đó đo lường được mức độ hài lòng ở từng nhân tố, theo đó, ảnh hưởng đến sựhài lòng công việc chung của nhânviên.

33

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này sẽ đưa ra phương pháp nghiên cứu cho đề tài với hai phần chính là Thiết kếnghiên cứu và Kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê.

3.1. Quy trìnhnghiên cứu

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của đề tài bao gồm những bước cụ thể sau:

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu: ở bước đầu đề tài tập trung trình bày những vấn đề, đặc biệt là vấn đề về nguồn nhân lực, sự hài lòng trong công việc nhân viên tại ngân hàng VCB chi nhánh Vũng Tàu hiện tại.

34

Bước 2: Mục tiêu nghiên cứu: Dựa vào vấn đề nghiên cứu, đề tài sẽ đưa ra những mục tiêu cụ thể, gắn với việc phân tích tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại VCB Vũng Tàu, bao gồm đánh giá những nhân tố nào tác động, những nhân tố nào không, cường độ ảnh hưởng của các nhân tố đó.

Bước 3: Cơ sở lý thuyết về sự hài lòng trong công việc, tại bước này, đề tài tập trung viết về các lý thuyết gắn liền với định nghĩa của hài lòng công việc cũng như các yếu tố và tác động của chúng và các nghiên cứu trước đây. Từ đó, đưa ra một mô hình nghiên cứu phù hợp với đối tượng nghiên cứu của đề tài.

Bước 4: Trong chương 3, nghiên cứu sẽ giới thiệu và đánh giá thực trạng nguồn nhân lực tại ngân hàng VCB - chi nhánh Vũng Tàu. Tiếp theo đó, căn cứ vào cơ sở lý thuyết, đề tài đưa ra phương pháp nghiên cứu như cách lấy mẫu, cách chọn cỡ mẫu, những tiêu chuẩn để đánh giá thang đo để chứng minh rằng nghiên cứu này là đáng tin cậy.

Bước 5: Đề tài sẽ tiến hành bước nghiên cứu định lượng. Dựa vào những nghiên cứu trước đây trong nước và quốc tế, bảng nghiên cứu được thiết kế để đánh giá và kiểm định các nhân tố tác động đến sự hài lòng của người lao động. Bảng câu hỏi sẽ được tham vấn bởi những nhân viên làm ở VCB - những người thuộc đối tượng điều tra, từ đó điều chỉnh để đưa ra được bảng câu hỏi chính thức.

Bước 6: Xử lý kết quả nghiên cứu: Các phiếu thăm dò sẽ được đưa tới người lao động để trả lời. Các phiếu trả lời sẽ được thu thập lại, tiếp theo là phân tích dữ liệu và xử lý kết quả nghiên cứu. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được nhập vào phần mềm SPSS vớisố liệu đã được chuẩn hóa. Với các kỹ thuật xử lý phân tích dữ liệu, đánh giá độ tin cậy của thang đô cũng như thực hiện các phân tích như hồi quy, phương sai, … để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên cơ sở phân tích định lượng.

Bước 7: Sau khi có kết quả nghiên cứu dựa trên phân tích định lượng, phân tích định tính và thống kê mô tả, kiến nghị và hàm ý quản trị được đưa ra thông qua việc phỏng vấn những người lao động tại Ngân hàng VCB Vũng Tàu để đưa ra những ý kiến đánh giá, phân tích cũng như xử lý số liệu để giải thích lý do cũng như đưa ra những bình luận sát hơn về thực trạng. Từ đó,đề tài sẽ đưa ra những kiến nghị về phương hướng, kế hoạch, chiến lược phát triển Ngân hàng trong tương lai để nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên tại VCB chi nhánh Vũng Tàu.

35

3.2. Nghiên cứu định lượng 3.2.1. Thiết kếnghiên cứu 3.2.1. Thiết kếnghiên cứu

Trong phần này, đề tài sẽ giới thiệu về thang đo của các biến, được xem là các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng công việc, cách đánh giá độ tin cậy và phù hợp của thang đo, cách chọn mẫu, cách thức thu thập và xử lý dữ liệu.

Thang đo Likert sẽ được sử dụng với năm mức độ cho tất cả các biến quan sát, bao gồm cả biến độc lập và biến phụ thuộc. Biến độc lập ở đây là các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên, biến phụ thuộc là sự hài lòng trong công việc của họ.

Kế đến là bước xác định mẫu, quy mô mẫu là toàn bộ nhân viên Vietcombank chi nhánh Vũng Tàu với 180 người. Công cụ để thu thập thông tin phục vụ cho đề tài này là Bảng câu hỏi tự trả lời với nội dung câu hỏi được đề cập chi tiết trong phần này.

Tiếp theo, bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng, dựa vào số lượng mẫu để gửi và thu thập khảo sát. Thông tin thu thập được sẽđược đưa vào phần mềm xử lý ra kết quả dưới dạng thống kê mô tả, được sử dụng để đưa ra kết quả nghiên cứu phân tích định lượng.

Sau đây, chúng ta sẽ xem xét chi tiết cách lựa chọn thang đo, chọn mẫu, chọn công cụ thu thập thông tin và quá trình thu thập thông tin vàxử lý số liệu thống kê.

3.2.2. Xây dựng thang đo

Đềtài này nghiên cứu về sựhài lòng công việc của nhân viên, đây là một vấn đề nghiên cứu về tâm lý, thái độ của con người về khía cạnh trong cuộc sống, ở đây là khía cạnh công việc. Để đánh giá được đúng sự hài lòng trong công việc của người trả lời, dựa vào các nghiên cứu trước đây, bảng câu hỏi sẽ có hai dạng, một là câu hỏi dạng mở, hai là dạng câu hỏi đóng.

Ở dạng câu hỏi mở, người trả lời có thể tùy ý trả lời theo ý kiến của mình, cảm nhận của họ về mức độ hài lòng trong công việc cũng như tự đánh giá các nhân tố ảnh hưởng một cách ngẫu nhiên, bất kỳ, tùy tâm trạng, không có hệ thống nhất định. Đây có thể coi là một kiểu phân tích định lượng. Tuy nhiên, hình thức này sẽ dẫn đến sự thiếu tính tổng quát, khó tổng hợp, đánh giá cũng như đưa ra đề xuất.

Dạng còn lại là câu hỏi đóng, bảng câu hỏi dạng này sẽ đưa ra những câu trả lời cụ thể, người trả lời chỉ cần đưa ra sự lựa chọn của mình, thể hiện quan điểm của mình

36

theo mức độ khác nhau từ không đồng ý với quan điểm của người đặt câu hỏi, đến mức độ rất đồng ý với quan điểm đó.

Xây dựng thang đo là bước làm vô cùng quan trọng, nhất là trong phân tích định lượng, khiến người viết có thể phân tích số liệu dễ dàng hơn và giải đáp được câu hỏi nghiên cứu một cách cụ thể và chính xác hơn. Thang đo Likert 5 điểm được sử dụng trong đề tài này với dạng câu hỏi đóng, bao gồm 5 bậc Hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, Không chắc, Đồng ý, Hoàn toàn đồng ý. Thang đô định danh và thang đo thứ bậc Likert 5 điểm được trình bày trong Bảng khảo sát theo trình tự như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về sự hài lòng công việc của nhân viên ngân hàng vietcombank chi nhánh vũng tàu (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)