Biện pháp kiểm soátlà những hoạt động được thiết lập dựa trên những chính sách và những thủ tục để đảm bảo cho các chỉ thị, định hướng của của Ban lãnh đạo được thực thi. Các loại biện pháp kiểm soát bao gồm:
- Phân chia trách nhiệm: là không cho phép một thành viên nắm giữ mọi mặt của nghiệp vụ từ khi hình thành cho đến khi kết thúc; khơng kiêm nhiệm các chức năng phê chuẩn, thực hiện, ghi chép nghiệp vụ và bảo quản tài sản. Tuy nhiên, nếu việc thông đồng giữa các nhân viên xảy ra thì điều này sẽ làm giảm hoặc phá hủy sự hữu hiệu của KSNB. Mục đích của việc phân chia trách nhiệm để cho các nhân viên kiểm sốt lẫn nhau, sai sót được phát hiện nhanh chóng. Đồng thời, giảm cơ hội cho bất kỳ thành viên nào trong q trình thực hiện nhiệm vụ có thể gây ra và che dấu những sai phạm của bản thân.
- Bảo vệ tài sản (kiểm soát vật chất): Việc so sánh, đối chiều giữa số sách kế tốn và tài sản hiện có trên thực tế bắt buộc phải được thực hiện định kỳ. Điều tra nguyên nhân, qua đó phát hiện những yếu kém tồn tại trong đơn vị. Hoạt động này thực hiện cho các loại sổ sách và tài sản, kể cả những ấn chỉ đã được đánh số thứ tự trước nhưng chưa sử dụng, hạn chế các nhân viên không phận sự tiếp cận phần mềm, tài sản của đơn vị... Biện pháp kiểm soát này nhằm hạn chế rủi ro sổ sách không phản ánh đúng thực tế tài sản hiện có
tại đơn vị, rủi ro về gian lận, biển thủ tài sản của đơn vị....
- Kiểm soát và phê duyệt: Đây là biện pháp kiểm soát nhiều nhất và cơ bản nhất trong hoạt động của mỗi đơn vị, hầu hết mọi hoạt động của đơn vị đều có sự rà sốt của nhiều cấp, nhiều nguời. Có 2 loại điển hình của rà sốt và phê duyệt đó là (1) Rà sốt theo chiều thẳng đứng từ cấp thấp đến cấp cao; (2) Rà sốt chéo giữa các các vị trí.
- Quản trị: Kiểm sốt hoạt động thơng qua rà sốt và phân tích thuờng xuyên báo cáo, số liệu. Ví dụ: phân tích tăng giảm, biến động các chỉ tiêu dựa trên các số liệu thống kê trên hệ thống
- Giám sát: là việc ghi nhận và theo dõi các giao dịch hàng ngày. Biện pháp kiểm soát này đảm bảo tất cả các cá nhân trong đơn vị nhận thức đuợc rằng công việc của họ sẽ ln bị kiểm tra, từ đó giảm thiểu sai sót và gian lận. Ví dụ: kiểm tra đột xuất, giám sát các chỉ tiêu hàng ngày..
- Công tác tổ chức: Thiết lập cơ chế báo cáo, bố trí cán bộ, làm rõ quyền và nghĩa vụ đối với từng vị trí cơng việc. Biện pháp kiểm sốt này đảm bảo mọi nhân viên nhận thức đuợc trách nhiệm kiểm sốt của mình.
- Kiểm tra kế tốn và số học: là việc kiểm tra các thơng tin kế tốn, tài chính có đuợc ghi nhận một cách chính xác hay khơng. Ví dụ nhu kiểm tra chéo. đối chiếu số liệu, bảng cân đối số phát sinh..
- Công tác nhân sự: Tập trung từ khâu lựa chọn. đào tạo và đánh giá cán
bộ, một hệ thống kiểm soát tốt phụ thuộc rất nhiều vào cá nhân triển khai, do vậy công tác nhân sự cũng đuợc coi là 1 biện pháp kiểm soát.