Đảm bảo các cá nhân, đơn vị tham gia trong quá trình cho vay tuân thủ đầy đủ chỉ đạo của Ban lãnh đạo Ngân hàng, từ đó hạn chế tối đa các rủi ro mà Ngân hàng phải đối diện. Trước khi đưa ra bất kỳ một sản phẩm, quy trình, quy định, các đơn vị ra chính sách đều phải xem xét đến rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, định hình các biện pháp kiểm sốt hữu hiệu để ngăn ngừa, ngăn chặn hiệu quả các rủi ro đã được nhận diện.Thơng qua các quy trình quy định được ban hành, Ban lãnh đạo yêu cầu từng cá nhân và đơn vị tuân thủ theo đúng khẩu vị rủi ro của Ban lãnh đạo.
Bảo đảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, ngăn ngừa tổn thất có thể xảy ra, ví dụ như việc thiết lập quy định kiểm tra định kỳ việc sử dụng vốn vay và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng giúp cán bộ và ban lãnh đạo Ngân hàng nhận diện sớm rủi ro tín dụng xuất phát từ việc khách hàng sử dụng vốn khơng đúng mục đích hay là việc suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó Ngân hàng sẽ đưa ra biện pháp ứng xử phù hợp (hạn chế cho vay, rút giảm dư nợ, kiểm sốt chặt chẽ dịng tiền,...), biện pháp
này giúp Ngân hàng hạn chế thấp nhất tổn thất từ việc khách hàng không trả được nợ.
Hệ thống kiểm sốt nội bộ cũng đóng một vai trị quan trọng trong việc ngăn ngừa gian lận có thể xảy ra trong hoạt động Ngân hàng, điển hình như việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt cấp giới hạn tín dụng, cấp khoản tín dụng nhằm tăng cường vai trị của Trụ sở chính trong quản lý hoạt động cho vay, ngăn ngừa hiện tượng thông đồng, cấu kết với nhau giữa cán bộ, lãnh đạo Ngân hàng với khách hàng, gây ra tổn thất về tài chính, danh tiếng đối với Ngân hàng.
Hệ thống kiểm sốt nội bộ đối với hoạt động tín dụng cũng đem lại những tác động to lớn từ việc đưa ra những kiến nghị, tham vấn cho ban lãnh đạo Ngân hàng tìm ra phương pháp giải quyết, giảm thiểu những rủi ro tín dụng tiềm tàng, những rủi ro có thể biết trước đảm bảo hoạt động kinh doanh Ngân hàng có hiệu quả.