Rủi ro trong hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu 0581 hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 36)

Ngân hàng là một trong những lĩnh vực đối mặt với nhiều rủi ro nhất,một ngân hàng kinh doanh bị lỗ liên tục hoặc thường xun khơng đủ khả năng thanh khoản có thể dẫn đến một cuộc rút tiền quy mơ lớn và con đường phá sản là tất yếu. Một số rủi ro cơ bản trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: Rủi ro tín dụng; Rủi ro tỷ giá hối đoái; Rủi ro lãi suất; Rủi ro thanh khoản; Rủi ro tác nghiệp; các loại rủi ro có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau và đều có thể gây tổn thất lớn cho hệ thống ngân hàng thương mại.

Nghiệp vụ tín dụng là hoạt động cơ bản của một Ngân hàng thương mại, nó

thường chiếm phần lớn trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng cả về khối

lượng công việc cũng như mức độ tạo thuận lợi.Tỷ lệ thuận với nó là mức độ rủi

ro của nghiệp vụ này cũng chiếm phần lớn trong tổng mức rủi ro của hoạt động

ngân hàng. Các loại rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay:

• Rủi ro tín dụng:Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất và thường xuyên

xảy ra trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra khi bên đi vay, trong một giao dịch nào đó, khơng thực hiện được việc thanh toán tiền vay theo thời hạn và điều kiện trong hợp đồng làm cho Ngân hàngphải gánh chịu tổn thất tài chính. Về bản chất, rủi ro tín dụng là loại rủi ro rất phức tạp, rủi ro này xuất phát từ phía khách hàng dẫn đến việc Ngân hàng bị tổn thất

về tài chính, chính vì vậy việc phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro này thường gặp rất

nhiều khó khăn. Độ lớn của rủi ro tín dụng đối với một Ngân hàng Thương mại

tỷ lệ thuận với quy mô hoạt động cho vay của chính Ngân hàng đó.

Rủi ro lãi suất: là rủi ro phát sinh khi có sự biến động của chênh lệch

giữa lãi suất cho vay của Ngân hàng và lãi suất phải trả cho việc đi vay, dẫn đến giảm thu nhập cho Ngân hàng.

Rủi ro hoạt động:là rủi ro do bản thân cán bộ Ngân hàng khơng có

hoặc khơng thực hiện đầy đủ các quy trình, quy định cần thiết, dẫn đến hậu quả gây tổn hại đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại. Rủi ro hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ đối với các rủi ro còn lại, đồng thời là nguyên nhân dẫn đến tổn thất tài chính của Ngân hàng Thương mại, ví dụ như việc khơng tn thủ quy định về kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng theo định kỳ dẫn đến việc không phát hiện sớm sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng do tình hình kinh doanh thua lỗ, dẫn đến khách hàng không trả được nợ.

Để ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại nói riêng, theo Ủy ban Basel, Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành là chịu trách nhiệm thực thi Khung quản trị rủi ro hiệu quả. Một khung quản trị rủi ro hiệu quả bao gồm: văn hóa rủi ro phổ biến rộng rãi, khẩu vị rủi ro rõ ràng và đặc biệt là vai trò của hệ thống kiểm sốt nội bộ trong quy trình kiểm sốt rủi ro.Quy trình kiểm sốt rủi ro bao gồm 4 bước: (1) Nhận diện rủi ro (Risk identification); (2) Phân tích rủi ro (Risk Analysis); (3) Đánh giá rủi ro (Risk Evaluation); (4) Biện pháp ứng xử (Risk Treatment).

(1) Nhận diện rủi ro:là việc xem xét tất cả các loại rủi ro trọng yếu đến

hoạt động của Ngân hàng, xét trên cấp độ toàn hàng và cấp độ đơn vị chức năng. Nhận diện rủi ro là việc làm thường xuyên, định kỳ, không chỉ đánh giá

các rủi ro hiện hữu mà còn nhận diện các rủi ro mới, tiềm ẩn đối với hoạt động của Ngân hàng. Việc nhận diện không chỉ là mơ tả lại rủi ro mà cịn phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến rủi ro và hậu quả nếu rủi ro xảy ra.

(2) Phân tích rủi ro:việc đo lường rủi rophải xem xét đến cả tần suất

(risk frequency) và mức độ nghiêm trọng của rủi ro (risk severity), đánh giá mức độ ảnh hưởng trên phạm vi toàn hàng.

(3) Đánh giá rủi ro:là việc so sánh giữa mức độ rủi ro và khẩu vị rủi ro

của Ban lãnh đạo Ngân hàng, từ đó đưa ra quyết định có chấp nhận rủi ro này hay khơng.

(4) Biện pháp ứng xử:Có 4 biện pháp ứng xử cơ bản đối với rủi ro, đó

là: (1) Chuyển giao (Transfer); (2) Tránh (Avoidance); (3) Hạn chế (Reduction); (4) Chấp nhận (Acceptance).Căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro ở ba bước trên trên 2 khía cạnh tần suất và mức độ nghiêm trọng, cộng với việc cân đối giữa chi phí và lợi ích, Ban lãnh đạo Ngân hàng sẽ đưa ra được biện pháp ứng xử phù hợp đối với từng loại rủi ro. Các biện pháp này được thể hiện rõ trong các quy trình, quy định, sản phẩm được các cơ quan ra chính sách (Ủy ban chính sách, Ủy ban sản phẩm, Khối QLRR,..) ban hành.

Một phần của tài liệu 0581 hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tại NHTM CP công thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w