1.2.4.1 Yếu tố thuộc về chính quyền huyện
Hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các yếu tố thuộc về môi trường bên trong của chính quyền huyện, các yếu tố này chủ yếu là: - Ý thức chấp hành quy định trong quá trình quản lý chi ngân sách của cán bộ huyện, đặc biệt là cán bộ chuyên quản cấp xã.
Ý thức thái độ của cán bộ công chức trong việc thực thi các quy định về quản lý chi NSNN cũng rất quan trọng. Trường hợp cán bộ công chức tuân thủ các nguyên tắc trong quản lý chi NSNN sẽ giúp cho việc chi ngân sách đảm bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật. Ngược lại có thể dẫn đến tình trạng thất thoát NSNN, làm cho việc chi NSNN không đảm bảo tuân thủ các quy định của Pháp luật và không mang lại hiệu quả kinh tế xã hội như mong muốn.
Công tác phối hợp với các cơ quan Đảng và tổ chức chính trị: Công tác phối hợp của chính quyền cấp huyện với Huyên ủy, cơ quan các cơ quan Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhằm tăng cường định hướng trong quản lý chi ngân sách đối với chính quyền cấp xã sẽ ảnh hưởng đến công tác lập dự toán cũng như trong quá trình kiểm soát chi của ngân sách cấp xã.
Thu ngân sách và tiềm lực tài chính của huyện: Huyện có khả năng thu ngân sách và tiềm lưc tài chính tốt sẽ giảm được những thách thức đối với công tác quản lý chi của chính quyền cấp huyện đối với cấp xã, sẽ chủ động trong việc cấp bổ sung những khoản phát sinh ngoài dự toán cho chính quyền cấp xã khi phát sinh những nhiệm vụ chi đột xuất, cấp bách. Ngược lại chính quyền cấp huyện thu ngân sách hạn chế và tiềm lực tài chính yếu sẽ khó khăn cho công tác điều hành chi ngân sách.
Công nghệ thông tin trong quản lý chi: Triển khai ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin trong quản lý chi ngân sách nhà nước cho chính quyền cấp xã, tổ chức tập huấn nâng cao trình độ tin học cho cán bộ quản lý chi ngân sách cấp xã.
1.2.4.2 Các yếu tố môi trường bên ngoài
- Quản lý chi NSCX phụ thuộc chủ yếu vào các nhân tố sau:
+ Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã trong từng thời kỳ: Một trong những đặc điểm của chi ngân sách nhà nước là để phục vụ các hoạt động kinh tế, xã hội chung, mục tiêu là tăng trưởng và phát triển của toàn xã hội. Do vậy các khoản chi ngân sách nhà nước sẽ tăng lên khi đất nước nói chung rơi vào khủng hoảng kinh tế và kinh tế địa phương trì trệ cần sự trợ giúp của chính phủ để kích thích sự tăng trưởng và ổn định nền kinh tế.
+ Khả năng tích tụ và tích lũy của nền kinh tế: Nếu khả năng này của nền kinh tế tốt thì không những hạn chế được mức chi của ngân sách, mà ngược lại còn cho thấy sự hoạt động tốt của nền kinh tế, một đồng bỏ ra có hiệu quả cho tăng trưởng và phát triển, không lãng phí.
+ Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, hạn hán, thiên tai, dịch bệnh: Chi ngân sách nhà nước luôn đảm bảo vì lợi ích chung và đảm bảo sự công bằng cho một bộ phận những người có hoàn cảnh đặc biệt. Khi trên địa bàn gặp thiên tai, thì việc tăng chi tiêu để trợ cấp cho việc khắc phục những khó khăn, hậu quả, giữ ổn định kinh tế là điều tất phải làm của chi ngân sách nhà nước. Và do đó, mức chi ngân sách cấp xã cũng sẽ tăng theo.
+ Hiệu quả chi của Ban Tài chính cấp xã: Cũng giống như thu ngân sách nhà nước, bộ máy Ban Tài chính cấp xã đạt hiệu quả tốt sẽ đảm bảo các nội dung chi của xã tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí.
1.2.5 Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện quản lý chi ngân sách xã
Thứ nhất, mức độ phù hợp với quy định của pháp luật. Chi ngân sách nhà nước nói chung và cấp xã nói riêng trước hết phải tuân thủ Luật Ngân sách. Đồng thời, chi ngân sách còn phải thực hiện đúng các quy định của Quốc hội, Chính phủ, thông tư liên bộ, Bộ tài chính...
Thứ hai, đáp ứng yêu cầu thực hiện các chức năng nhà nước cấp xã. Đây là mục tiêu quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã. Vì vậy, chi đúng, tiết kiệm là cần thiết nhưng phải đáp ứng được yêu cầu hoạt động của chính quyền cấp xã, ngoài công tác đảm bảo chi thường xuyên còn thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: Công tác xây dựng nông thôn mới, công tác xóa đói, giảm nghèo... Trong lúc các nguồn thu còn rất hạn chế, thực hiện tiêu chí này là thách thức không nhỏ.
Thứ ba, công khai, minh bạch chi ngân sách nhà nước cấp xã. Đây là tiêu chí quan trọng trong quản lý ngân sách nhà nước hiện đại. Sự công khai, minh bạch chi ngân sách nhà nước là điều kiện thực hiện kiểm tra, kiểm soát hoạt động chi ngân sách của toàn dân; tránh thất thoát, lãng phí.
Thứ tư, giải ngân, thanh quyết toán nhanh. Tăng cường cải cách hành chính trong tổ chức quản lý thu - chi ngân sách nhà nước, bảo đảm tính linh hoạt, gọn nhẹ, nhanh chóng. Thứ năm, việc lập dự toán ngân sách năm sau đảm bảo phù hợp, sát với khả năng ngân sách, nhiệm vụ chi và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thứ sáu, việc thực hiện chấp hành công tác chi theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ bảy, chấp hành công tác thanh, quyết toán ngân sách xã đảm bảo theo đúng mẫu biểu, số liệu và thời gian quy định.