2.2.2.1 Công tác thu
Thực hiện Nghị quyết số 325/2010/NQ-HĐND ngày 08 tháng 7 năm 2010 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách tỉnh Sơn La thời kỳ 2011 - 2015; Nghị quyết 326/2010/NQ-HĐNDngày 08 tháng 7 năm 2010 về tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách tỉnh Sơn La thời kỳ 2011 - 2015; Nghị quyết số 20/2012/NQ-HĐND ngày 19 tháng 9 năm 2012 Nghị quyết số 66/2014/NQ- UBND ngày 03/4/2014 của HĐND tỉnh Sơn La về tỷ lệ % phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách, các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh, kết quả thu ngân sách giai đoạn 2014 - 2016 đạt được như sau:
Bảng 2.3: Biểu tổng hợp số liệu thu ngân sách 2016 - 20188
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT Năm
Nội dung thu 2016 2017 2018
Tổng thu NS xã 158,463 207,76 213,78
A Thu do thuế đảm nhận 7,39 8,52 9,09
1 Thu từ khu vực công thương nghiệp
ngoài quốc doanh 4,65 3,83 4,59
2 Lệ phí trước bạ 0,23 0,41 0,35
3 Phí, lệ phí 1,10 1,13 1,44
4 Thuế đất phi nông nghiệp 0,05 0,05 0,02
5 Các khoản thu về đất 0,53 0,97
6 Thu khác ngân sách 0,07 0,05 0,04
7 Thuế thu nhập cá nhân 0,76 2,07 2,65
B Các khoản ghi thu, ghi chi 7,61 18,38 10,93
STT Năm
Nội dung thu 2016 2017 2018
Tổng thu NS xã 158,463 207,76 213,78
C Thu chuyển nguồn 1,46 6,79 3,17
D Thu kết dư 1,61 2,50 6,91
E Thu trợ cấp cân đối 140,393 171,57 183,68
Thu ngân sách trên địa bàn có nhiều chuyển biến qua các năm. Tuy nhiên Các khoản thu đáp ứng được trên 7% cho nhu cầu của chi ngân sách xã.
- Các khoản thu ngân sách xã nhìn chung nguồn thu ổn định của xã đều tăng so với dự toán qua các năm. Điều đó chứng tỏ rằng nguồn thu ngân sách xã còn có tiềm năng khai thác, vấn đề là quản lý, khai thác và phát triển nguồn thu đó trong tương lai phải hợp lý. Tuy nhiên một số sắc thuế tăng, giảm qua các năm, cụ thể:
+ Thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh còn chưa ổn định do năm 2015 nguồn thu này giảm do thực hiện Nghị định số 209/2013/NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, theo đó đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường được bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng, trừ trường hợp không chịu thuế giá trị gia tăng, theo đó có ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu của các xã. Tuy nhiên đây vẫn là nguồn thu thuế chủ yếu của cấp xã. Do đó, cần phải có biện pháp tốt để khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu này.
+ Đối với những khoản thu phí và lệ phí đã thực hiện quản lý tốt, số thu nộp vào ngân sách cơ bản ổn định qua các năm.
+ Các khoản thu về đất có sự biến động tăng, giảm qua các năm do việc đấu giá quyền sử dụng đất phụ thuộc vào kế hoạch bán đấu giá quyền sử dụng đất của huyện Mai Sơn + Thuế thu nhập cá nhân: Thực hiện tốt công tác đôn đốc, hướng dẫn, kê khai, thu nộp và quyết toán thuế Thu nhập cá nhân đối với các đơn vị chi trả thu nhập hàng tháng, quý, năm theo quy định. Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện Luật thuế Thu nhập cá nhân bổ sung sửa đổi. Đối với nguồn thu này, cơ bản tăng qua các năm.
- Các khoản thu nói trên nằm trong cân đối của ngân sách cấp xã, điều đó chứng tỏ rằng công tác quản lý và khai thác nguồn thu có ý nghĩa hết sức quan trọng, tiềm năng nguồn thu tại xã sẽ được tận dụng triệt để nếu có các giải pháp tốt.
- Khoản thu đóng góp của nhân dân đạt được nhiều kết quả tốt. Đây là các khoản huy động từ nhân dân để xây dựng các công trình như đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, kiên cố hóa kênh mương trên cơ sở Nhà nước hỗ trợ một số vật liệu cơ bản như xi măng, ống cống, nhân dân đóng góp công lao động, hiến đất, vật liệu đá, cát, sỏi.. được quy đổi thành tiền để tiện việc theo dõi và hạch toán tài sản công. Trong sự nghiệp hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn khoản thu từ đóng góp của nhân dân có ý nghĩa hết sức quan trọng, khoản thu này cần phải được chính quyền cấp xã quản lý chặt chẽ, minh bạch và có biện pháp khai thác tốt, tạo niềm tin của nhân dân đối với chính quyền cấp xã.
2.2.2.2 Công tác chi
Từ khi Luật NSNN được ban hành và có hiệu lực, công tác quản lý chi được chuẩn hóa theo các điều kiện của Luật, chức năng nhiệm vụ của chủ tài khoản, kế toán ngân sách xã được quy định rõ ràng bởi các văn bản của trung ương, các bộ, ngành, từ đó chất lượng các khoản chi được nâng lên đáng kể. Các khoản chi đảm bảo các điều kiện có trong dự toán được duyệt, được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách chuẩn chi, có hóa đơn, chứng từ chứng minh khoản chi, đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức của Nhà nước.
Chấp hành chi ngân sách cấp xã là việc thực hiện các chỉ tiêu chi trong dự toán từ đó góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra. Tuy nhiên, nó không có nghĩa là việc phải thực hiện máy móc, đảm bảo tuân thủ ngân sách dự kiến ban đầu mà phải phù hợp với các tình hình thay đổi thực tế trong quá trình thực hiện và phải tính đến tiết kiệm, hiệu quả khi thực hiện.
Sau khi dự toán NSX và phương án phân bổ NSX cả năm đã được HĐND các xã, thị trấn quyết nghị, UBND các xã, thị trấn phân bổ chi tiết dự toán chi NSX theo Mục lục NSNN cho các ngành, đoàn thể của xã gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi.
Trong quá trình chỉ đạo, cán bộ chuyên quản của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cũng nắm bắt tình hình thực hiện ở các xã, thị trấn, kịp thời chấn chỉnh. Đồng thời thường xuyên nắm bắt tồn quỹ của các xã, thị trấn, xem xét cân đối nguồn để nhập dự toán bổ sung đối với các xã, thị trấn tồn quỹ thấp.
Các khoản chi trong cân đối của NSX gồm chi đầu tư và phát triển, chi thường xuyên, chi chương trình mục tiêu, chi chuyển nguồn.
Chi đầu tư phát triển và chi chương trình mục tiêu phụ thuộc chủ yếu vào số lượng vốn ngân sách của cấp trên cũng như vốn ngân sách cấp xã, nhưng thường chỉ có vốn ngân sách cấp trên cho xã, theo từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của địa phương, theo điều kiện và khả năng của ngân sách cấp trên, để đầu tư các công trình nhỏ, như sửa chữa đường giao thông, nhà văn hóa…
Chi thường xuyên đảm bảo chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã theo phân cấp của cấp trên. Đây là khoản chi tương đối lớn chiếm chủ yếu trong cân đối ngân sách xã. Khoản chi này bao gồm các khoản chi lương, các khoản có tính chất như lương, các khoản chi hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể của xã, chi cho công tác đảm bảo quốc phòng - an ninh, chi sự nghiệp y tế…, ngân sách các xã thực sự gặp khó khăn trong điều kiện các nguồn thu hạn chế, kinh phí cho hoạt động được giao trong dự toán thấp, do đó việc triển khai nhiệm vụ chỉ mang tính hình thức không đạt hiệu quả cao.
Chi chuyển nguồn ngân sách là khoản chi từ ngân sách năm nay sang ngân sách năm sau do nhiệm vụ chi chưa triển khai được buộc phải triển khai vào năm sau, các khoản chi này phát sinh có ba lý do chính: Thứ nhất, các nguồn còn dư do chính quyền cấp xã không triển khai được nhiệm vụ trong năm ngân sách. Thứ hai, kinh phí được giao vào những tháng cuối năm, do vậy xã không có đủ thời gian để triển khai nhiệm vụ và quyết toán kinh phí theo đúng thời hạn, buộc phải chuyển nguồn. Thứ ba, Nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia không sử dụng hết chuyển nguồn sang năm sau tiếp tục thực hiện.
Bảng 2.4: Biểu tổng hợp chi ngân sách theo nội dung kinh tế 2016 - 2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT Năm
Nội dung chi 2016 2017 2018
Tổng chi ngân sách xã 155,98 204,63 211,13
I/ Chi trong cân đối 149,16 197,72 208,84
1 Chi đầu tư phát triển 30,5 55,97 60,33
1.1. Chi đầu tư XDCB (gồm cả các khoản nhân dân đóng
góp xây dựng cơ sở hạ tầng) 30,5 55,97 60,33
2. Chi thường xuyên 118,66 141,32 147,43
2.1 Chi quốc phòng 8,21 12,31 12,63
2.2 Chi an ninh 7,21 9,11 9,92
2.3 Chi sự nghiệp GD-ĐT và dạy nghề 0,46 0,46
2.4 Chi sự nghiệp y tế 2,73 2,98 3,19
2.5 Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 3,23 3,98 14,32
2.6 Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 10,89 12,51 12,50
2.7 Sự nghiệp môi trường 0,61 0,52
2.8 Chi sự nghiệp Nông - Lâm - Thủy lợi 0,50 1,06 1,71
2.9 Chi sự nghiệp giao thông 1,45 5,32 1,05
2.10 Chi sự nghiệp kinh tế khác 6,57 7,43 8,83
2.11 Chi kinh phí Đảng, Tổ chức chính tri xã hội 36,10 39,12 39,20
2.12 Chi quản lý nhà nước 39,16 44,38 42,46
2.13 Chi khác ngân sách 1,54 2,66 1,10
3 Chi nộp ngân sách cấp trên 0,43 1,08
II Chi chuyển nguồn 6,79 6,91 2,29
Qua bảng số liệu trên, nhìn tổng thể thìnguồn chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên đều có xu hướng tăng qua các năm. Chủ yếu tập trung cho hoạt động của bộ máy cơ quan chính quyền cấp xã, chi cho sự nghiệp kinh tế, quốc phòng an ninh, chi sự nghiệp văn hóa, đảm bảo xã hội... Đối với các khoản chi đầu tư XDCB chủ yếu là chi hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, nhà văn hóa, sửa chữa một số công trình bị hư hỏng trên địa bàn các xã thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình 135…. Chi chuyển nguồn ngân sách sang năm sau một số năm chiếm tỷ trọng tương đối lớn như năm 2016, 2017. Năm 2018 việc chi chuyển nguồn NSX cơ bản là thấp.
Chấp hành chi thường xuyên ngân sách cấp xã là quá trình phân phối, sử dụng vốn từ quỹ NSX để đáp ứng các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước ở cấp xã về quản lý kinh tế - xã hội. Xét theo lĩnh vực chi, chi thường xuyên gồm: chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội; sự nghiệp giáo dục; sự nghiệp y tế; sự nghiệp văn hóa & thông tin, truyền thanh, thể dục thể thao; chi cho quản lý nhà nước; đảm bảo xã hội... Chi thường xuyên có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự tồn tại của bộ máy quản lý nhà nước bởi đây là các hoạt động mang tính chất tương đối ổn định.
Theo số liệu trên bảng 3, ta có thể thấy chi thường xuyên của NSX chủ yếu tập trung chi cho hoạt động quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể ở xã, số chi này tăng qua các năm do nhu cầu quản lý và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tăng lương theo lộ trình. Tiếp theo là khoản chi đảm bảo xã hội và sự nghiệp kinh tế cũng chiếm tỷ trọng cao đáp ứng nhu cầu hỗ trợ các chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn và nhu cầu phát triển kinh tế chung của huyện.
Đối với các khoản chi cho sự nghiệp giáo dục, y tế: Việc chi sự nghiệp giáo dục chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi NSCX, chủ yếu là kinh phí hỗ trợ hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng cấp xã. Đối với việc chi cho sự nghiệp y tế cấp xã chủ yếu là chi phụ cấp cho y tế bản, tiểu khu, hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã.
Chi sự nghiệp kinh tế bao gồm sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp; chi sự nghiệp giao thông nông thôn, chi sự nghiệp môi trường và các sự nghiệp khác. Hàng năm, NSX luôn dành một khoản tiền để chi cho sự nghiệp kinh tế. Ta có thể thấy, kinh phí sự nghiệp kinh tế của NSX còn rất hạn chế, có xu hướng tăng nhưng rất ít. Đây cũng là một phần nguyên nhân trong việc xây dựng nông thôn mới của các xã trên địa bàn huyện đạt tiến độ rất chậm.
Đối với khoản chi cho sự nghiệp văn hóa & thông tin. Đây là khoản chi quan trọng góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân trên địa bàn. Các nội dung chi của nội dung này là: Kinh phí toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, kinh phí tổ chức ngày hội
đoàn kết toàn dân, kinh phí hỗ trợ đội văn nghệ hoạt động thường xuyên và kinh phí ban chỉ đạo toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư cấp xã, khoản chi này về cơ bản tăng đều qua các năm: Năm 2015 khoản chi này là 3,28 tỷ đồng, năm 2016 là 3,98 tỷ, năm 2017 khoản chi này là 14,32 tỷ đồng.
Đối với các khoản chi đảm bảo xã hội bao gồm chi trợ cấp hưu xã, chi công tác phòng, chống ma túy, chi hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo theo quyết định 102/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chi hỗ trợ hộ nghèo tiền điện, hỗ trợ dầu hỏa thắp sáng và một số khoản chi khác... Nhìn chung, các xã đều thực hiện tốt chế độ này, các chế độ chính sách được hỗ trợ kịp thời đến đối tượng thụ hưởng, giúp người nghèo, đồng bảo dân tộc thiểu số giảm bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống; công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma túy được triển khai rộng khắp từ các hộ dân, đến bản, tiểu khu, hàng năm ngân sách hỗ trợ cho các tổ liên gia tự quản, hỗ trợ kinh phí cho các xã, bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma túy…khoản chi cho công tác này là khá lớn trong tổng chi thường xuyên NSX: ừ 10,89 đến 12,51 tỷ đồng.
Đối với khoản chi quản lý Nhà Nước, Đảng, Đoàn thể bao gồm chi quản lý cho Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ, các đoàn thể và các ban, ngành ở xã. Trong đó chủ yếu là các khoản chi lương; phụ cấp lương của cán bộ công chức, phụ cấp cán bộ không chuyên trách xã, bản, tiểu khu trên địa bàn, các khoản chi phục vụ hoạt động của xã như: Văn phòng phẩm, công tác phí, hội nghị…Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi thường xuyên, là một khoản chi quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền cáp xã. Mặc dù trong những năm qua các khoản chi cho hoạt động quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể đã được nâng cao, các xã đã áp dụng nhiều biện pháp tiết kiệm chi trong quản lý hành chính nhưng chi quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể trên địa bàn có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Tuy nhiên, Đội ngũ cán bộ quản lý tài chính của chính quyền cấp xã trình độ còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được với yêu cầu của công việc hiện nay nên còn sử dụng nhiều lao động. Mặt khác tuy lương tối thiểu của cán bộ công chức tăng lên nhưng giá cả biến động trên thị trường cũng tăng theo nên có thể lương trên danh nghĩa là tăng nhưng lương thực tế lại không tăng, cách thức chi trả lương theo ngạch,