Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 69 - 73)

- Nguyên nhân khách quan:

Do yêu cầu quản lý NSNN đòi hỏi ngày càng cao mà chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện còn chưa được tiếp cận nhiều với những phương thức quản lý mới, đặc biệt là trong vấn đề quản lý chi ngân sách. Chính quyền cấp xã được giao thêm quyền chủ động, tuy nhiên lại phụ thuộc chủ yếu vào trợ cấp cân đối từ ngân sách cấp trên nên chưa thực sự chủ động trong việc điều hành chi ngân sách. Hơn nữa thời gian vừa qua, nền kinh tế không chỉ riêng trên địa bàn mà nền kinh tế của cả nước bị suy thoái lại gây khó khăn lớn cho nguồn thu ngân sách từ đó ảnh hưởng tới chi ngân sách. Nhưng nguyên nhân chủ yếu và mang tính quyết định là thuộc về yếu tố chủ quan.

- Nguyên nhân chủ quan:

nhiệm vụ chi chưa thực sự hiệu quả. Vai trò kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan cấp huyện chưa phát huy được hết năng lực, từ đó dẫn đến việc chấp hành chính sách chế độ cũng như việc lập các chứng từ sổ sách tại một số xã, thị trấn chưa được chấn chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ bồi dưỡng chuyên môn mới chỉ dừng lại ở hình thức, cán bộ kế toán ngân sách xã còn thụ động và chưa bắt nhịp được với những quy định mới, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ngân sách xã còn nhiều bất cập.

+ Sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong ngành tài chính, thuế, kho bạc Nhà nước và các đơn vị khác có liên quan thuộc các cấp chính quyền địa phương chưa thống nhất. Do vậy, tạo thêm cho xã nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý thu, chi ngân sách. Đồng thời, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng về quản lý ngân sách với UBND các xã chưa được thường xuyên, liên tục.

+ Định mức phân bổ chi ngân sách của tỉnh cho cấp xã thấp và ổn định qua nhiều năm. Các xã xây dựng dự toán ngân sách tuy đã được thảo luận nhưng nguồn kinh phí không đáp ứng được đầy đủ các nhiệm vụ chi.

+ Đội ngũ cán bộ chuyên quản về lĩnh vực ngân sách xã của phòng Tài chính cấp huyện là lực lượng trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra cấp trong quá trình thực hiện về quản lý thu, chi ngân sách xã nhưng được biên chế quá ít về mặt số lượng trong khi đó cùng lúc phải kiêm nhiệm nhiều công việc mang tính sự vụ từ đó dẫn đến không thường xuyên kiểm tra hướng dẫn các xã, thị trấn trong công tác quản lý và điều hành ngân sách.

+ Chủ tịch, phó chủ tịch phụ trách khối kinh tế cấp xã còn thiếu năng lực về quản lý tài chính do chủ yếu được đào tạo ở các chuyên ngành không thuộc lĩnh vực tài chính - kế toán. Phần lớn chỉ có trình độ lý luận chính trị, chỉ có một số ít cán bộ có trình độ về tài chính kế toán. Mặt khác, cán bộ làm công tác quản lý tài chính xã tuy đã được đào tạo cơ bản nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả công tác thấp, chất lượng tham mưu chưa cao, kỹ năng tin học thấp, xử lý các lỗi phần mềm kế toán chưa linh hoạt, do đó rất khó để có thể tiếp cận được với hệ thống quản lý ngày một hiện đại. Không những vậy, nhận thức của các cán bộ còn chưa đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng cũng

như yêu cầu đổi mới công tác quản lý tài chính - ngân sách xã trong tình hình mới, tác phong lề lối làm việc còn theo tư duy cũ, việc triển khai các văn bản quy định chế độ chính sách như: Định mức chi tiêu hội nghị, tiếp khách, công tác phí… còn chậm, cá biệt có nơi chưa áp dụng hoặc còntự quy định chế độ trái với văn bản cấp trên.

+ Do nguồn thu tại xã và định mức phân bổ chi còn thấp chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu chi tiêu tối thiểu ở địa phương nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác điều hành chi ở các xã.

+ Việc đảm bảo kinh phí cho các cơ sở giáo dục, y tế không thuộc nhiệm vụ của ngân sách cấp xã nhưng cấp xã vẫn thực hiện hỗ trợ gây thêm khó khăn về kinh phí hoạt động của chính quyền cấp xã.

+ Công tác kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động tài chính- ngân sách xã tuy đã tổ chức thực hiện nhưng chưa được thường xuyên liên tục. Do vậy chậm phát hiện những vấn đề còn tồn tại, yếu kém để kịp thời uốn nắn, sửa chữa nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn. Xử lý các vi phạm còn chưa nghiêm dẫn đến việc cán bộ coi thường kỷ cương, kỷ luật.

Kết luận Chương 2

Sau một thời gian thực hiện kiểm soát chi ngân sách xã theo Luật ngân sách nhà nước, đặc biệt là công tác quản lý ngân sách xã trong năm năm 2014 - 2018 trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả nhất định, thực sự là công cụ quản lý nhà nước về kinh tế, góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách đã thực hiện đúng quy trình và tương đối sát với tình hình thực tế tại địa phương, thu ngân sách luôn được quan tâm đúng mức, số thu ngân sách xã qua các chỉ tiêu chủ yếu có sự chuyển biến tích cực, năm sau cao hơn năm trước, chi ngân sách đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả.

Tuy nhiên trong công tác kiểm soát chi ngân sách xã tại chính quyền huyện Mai Sơn thời gian qua cũng còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, mặc dù đã được bổ sung và sửa đối nhiều lần, quá trình tổ chức thực hiện KSC huyện Mai Sơn trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tích được ghi nhận, đảm bảo yêu cầu quản lý song vẫn còn khá nhiều tồn tại. Những tồn tại trên đã làm giảm hiệu quả và vai trò trong công tác kiểm

soát. Vì vậy, cần phải có những giải pháp hoàn thiệncông tác quản lý nhà nước nhằm thực hiện tốt hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý theo Luật ngân sách trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 69 - 73)