Giải pháp về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập dự toán ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 79 - 81)

Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập dự toán chi ngân sách cấp xã là một nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền cấp xã, trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách phải bám sát vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, định mức, chế độ tiêu chuẩn chi do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đối với các nội dung chi phải xác định rõ tính chất và mục đích sử dụng. Quá trình xây dựng dự toán phải đảm bảo theo đúng mẫu biểu quy định và có thuyết minh cụ thể của tất cả các khoản chi lập dự toán. Lập dự toán chi trên cơ sở phân loại xã, bởi trong số 22 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mai Sơn hiện có 08 xã đặc biệt khó khăn, 11 xã vùng 2 và chỉ còn lại 03 xã, thị trấn vùng 1. Khi phân loại xã như vậy, ngân sách huyện có thể ưu tiên đầu tư hơn, tăng cường trách nhiệm cho cấp xã trong quản lý chi, giảm tâm lý ỷ lại điều kiện khó khăn chỉ trông chờ vào ngân sách cấp trên, không chủ động nuôi dưỡng nguồn thu phát triển kinh tế. Từ đó đảm bảo sự công bằng giữa các xã và thể hiện được vai trò chủ đạo của ngân sách cấp trên.

Bên cạnh đó việc xây dựng dự toán thu phải đảm bảo tính khả thi, phải dựa vào nguồn thu có khả năng khai thác được trên địa bàn, tránh trường hợp vì nhu cầu chi cao mà xây dựng dự toán thu cao. Xây dựng dự toán chi phải chấp hành nghiêm túc định mức, chế độ theo quy định của Trung ương, của tỉnh và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Sở Tài chính.

Đối với lập dự toán chi thường xuyên: Phối hợp chặt chẽ với Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Mai Sơn thực hiện thảo luận dự toán công khai, các xã được phép bảo vệ dự toán chi của mình ngoài định mức trên cơ sở tăng thu ngân sách tại địa phương một cách hợp lý.

Đối với lập dự toán chi đầu tư phát triển: Trên cơ sở nguồn lực huy động tại địa phương và phương án đầu tư từ các công trình kết cấu hạ tầng đã được nhân dân ủng hộ, kế hoạch hỗ trợ nguồn vốn từ cấp trên, UBND các xã phải phân định rõ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách xã và nguồn vốn huy động từ nhân dân.

Dự toán ngân sách phải được công bố, công khai tại trụ sở UBND các xã.

Tất cả các đơn vị UBND cấp xã đều phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc thời gian, trình tự lập, xét duyệt và phân bổ dự toán ngân sách. Dự toán chi NSNN là căn

cứ pháp lý để các đơn vị thực hiện chi tiêu đồng thời cũng là căn cứ để kiểm soát chi cấp xã. Để quá trình quản lý chi được thuận lợi, thì việc lập, duyệt và phân bổ dự toán phải được thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời, công khai, đảm bảo cho các đơn vị sử dụng NSNN cấp xã có dự toán chi ngay từ đầu năm. Cùng với việc chấp hành về trình tự và thời gian thì vấn đề đảm bảo chất lượng, nội dung, tính chính xác của dự toán phải được đặt lên hàng đầu.

Dự toán phải được xây dựng từ cơ sở, gắn với nhiệm vụ mà Nhà nước đã giao cho đơ vị sử dung ngân sách và nó phải được xem như “cái giá” mà Nhà nước đã chấp nhận “mua” các dịch vụ do đơn vị ấy cung cấp cho xã hội. Và cũng chính vì vậy mà “cái giá” ấy không được thay đổi tuỳ tiện, có nghĩa là sau khi dự toán đã giao, tránh tình trạng điều chỉnh, bổ sung dự toán khi không có sự thay đổi hay tăng thêm nhiệm vụ cho đơn vị.

Các cơ quan chức năng khi duyệt và giao dự toán cho đơn vị sử dụng ngân sách cấp xã không chỉ giao có tổng mức dự toán mà phải chi tiết đến từng nội dung chi để kho bạc có cơ sở đối chiếu xem các nội dung chi của đơn vị có trong dự toán được giao hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 79 - 81)