Giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 89 - 94)

Ngoài những giải pháp trên thì còn có một số giải pháp khác phối hợp cùng hoàn thiện quản lý chi ngân sách cấp xã ở huyện Mai Sơn như: Công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước; giám sát hoạt động huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính; đảm bảo sử dụng có hiệu quả NSNN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Vì vậy việc chọn hình thức công khai phù hợp với từng địa phương, đơn vị để nhân dân, cán bộ, công chức có thể nắm rõ nội dung công khai và giám sát được các nội dung này. Ngoài các hình thức công khai như lâu nay, đối với ngân sách cấp tỉnh và huyện có thể công khai trên trang thông tin điện tử của Tỉnh. Đối với xã, phường cần đặt biệt chú ý đến việc công khai các khoản huy động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, vì đây là một nội dung mà trong thực tế thường hay bỏ sót nên gây nhiều thắc mắc trong nhân dân...

Kết luận chương 3

Qua phân tích, đánh giá thực trạng chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Mai Sơn và mục tiêu, phương hướng của huyện, để hoàn thiện công tác quản lý chi chi NSNN cấp xã tại huyện đòi hỏi phải giải quyết một cách đồng bộ nhiều giải pháp mang tính định hướng như hoàn thiện bộ máy quản lý chi, nâng cao nhận thức cũng như ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấp có liên quan đến chu trình chi NSNN cho đến những giải pháp cụ thể như hoàn thiện các văn bản kiểm soát chi NSNN cấp xã… Đồng thời, để những giải pháp đó có thể áp dụng được trong thực tế thì cũng cần phải có các điều kiện từ bên ngoài như việc hiện đại hóa các phương tiện thanh toán của nền kinh tế; hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn; cải tiến chế độ kế toán và quyết toán NSNN; hoàn thiện chức năng nhiệm vụ cũng như phải có các điều kiện trong nội bộ cơ quan kiểm soát chi như tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ KBNN …

Với các giải pháp đề xuất trong luận văn là những đề xuất chỉ là những ý kiến bước đầu, từng bước góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cấp xã. Đồng thời để các giải pháp đề xuất, triển khai có hiệu quả, đòi hỏi sự đồng bộ trong nhận thức và phối hợp triển khai thực hiện giữa Bộ, ngành, các cấp cũng như các thành phần kinh tế.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận

Có thể nói NSNN là bức tranh phản ánh mức độ tăng trưởng về KT-XH của đất nước và NSNN của một địa phương cùng là một phần trong đó. Thực tế đã chứng minh những năm qua Huyện Mai Sơn đã có những bước phát triển kinh tế đáng kể. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch đúng hướng, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư phát triển. Các hoạt động kinh tế xã hội có chuyển biến rõ rệt, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày được cải thiện. Sự phát triển kinh tế xã hội đó là nhờ sự đóng góp không nhỏ của việc sử dụng NSNN một cách hiệu quả và khoa học.

Mặc dù với nguồn thu khá ổn định nhưng việc nâng cao công tác quản lý chi ngân sách sao cho tiết kiệm mà vẫn đạt hiệu quả là vấn đề mang tính cấp thiết và đang trở thành một đòi hỏi tất yếu được quan tâm.

Thông qua đề tài “Quản lý chi ngân sách cấp xã ở Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La” tác giả muốn nêu lên một số kết quả đạt được và những hạn chế, nguyên nhân trong công tác quản lý chi NSNN tại địa phương đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi ngân sách địa phương nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách Nhà nước của một địa phương nói riêng và quản lý, điều hành chi tiêu công của Việt Nam nói chung trong thời gian tới.

Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết và kinh nghiệm thực tế và thời gian có hạn, việc nghiên cứu, đánh giá của tác giả sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy, cô giáo và bạn đọc góp ý, nhận xét để bản Luận văn này được hoàn thiện hơn.

2 Kiến nghị

Đối với UBND huyện

- Cần linh hoạt trong lĩnh vực đầu tư phát triển, tăng cường công tác thu từ nguồn cấp quyền sử dụng đất, khai thác tiềm năng thu của huyện để tăng thu ngân sách nhằm tăng nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng nhất là các chương trình dự án xây dựng nông

thôn mới và công trình dự án phục vụ công tác xóa đói, giảm nghèo.

- Cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước trong việc kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với các khoản chi sai nguyên tắc, vi phạm chế độ kế toán theo quy định, kịp thời xử lý các cán bộ, công chức vi phạm theo hướng đúng người, đúng tội.

- Cần quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, đặc biệt là các cán bộ trực tiếp làm công tác tài chính cấp xã. Thường xuyên mở lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ kế toán tài chính cấp xã nhằm đáp ứng yêu cầu tình hình mới.

- Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn đối với cán bộ làm công tác quản lý tài chính ở cấp xã.

- Bố trí nguồn kinh phí để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất về công nghệ, thông tin, đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý ngân sách, tạo sự đồng bộ, thống nhất nhanh trong số liệu thu, chi giữa các ngành Tài chính - Kho bạc - Thuế và UBND các xã.

Kiến nghị với tỉnh Sơn La

+ Tăng mức phân bổ chi ngân sách cho một số lĩnh vực: An ninh - quốc phòng, văn hóa, y tế, chi khác … ở cấp xã; khi phân bổ định mức chi tính trên đầu dân số cho các lĩnh vực trên cần phải tính toán đưa ra mức chi tối thiểu cho từng lĩnh vực, những xã có dân số ít chưa bằng mức chi tối thiểu thì phải bổ sung kinh phí để đảm bảo nhiệm vụ chi ở địa phương.

- Trợ cấp kịp thời các khoản thiếu hụt hợp lý cho ngân sách cấp huyện để đáp ứng các nhu cầu chi và bảo đảm cân đối thu - chi cho ngân sách xã một cách thường xuyên.

+ Thực hiện phân chia nguồn thu cho ngân sách cấp xã theo quy định của Luật Ngân sách trong thời kỳ ổn định tiêp theo, nhằm tăng cường tính chủ động ngân sách cấp xã trong việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã giao cho xã, cũng như của huyện giai đoạn 2016 - 2020.

Đối với nhà nước

Cần tiếp tục hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với các cấp ngân sách, đặc biệt là ngân sách xã, tránh tình trạng một nội dung mà có nhiều hướng dẫn của nhiều bộ, ngành, dẫn đến bị chồng chéo giữa các văn bản hướng dẫn, gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện.

Rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các chế độ chính sách hợp lý, ổn định, tránh việc thay đổi chế đô chính sách liên tục khiến cho cán bộ tài chính cấp xã chưa quen với công việc lại phải cập nhật, thay đổi tiếp.

Các văn bản hướng dẫn thực hiện cần ban hành sớm, tránh tình trạng Luật ban hành rất lâu sau mới có Nghị định và Thông tư hướng dẫn.

Bãi bỏ một số chính sách không còn phù hợp hoặc hỗ trợ nhỏ, lẻ như: Hỗ trợ hộ nghèo tiền điện (chỉ hỗ trợ 46.000 đồng/hộ/tháng), hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo theo Quyết định 102/QĐ-TTg (hỗ trợ 80.000 đồng đến 100.000 đồng/khẩu/năm), chương trình 134 (hỗ trợ nước sinh hoạt, máy móc nông cụ…) và một số chế độ chính sách khác..., tập chung nguồn lực cho các chương trình trọng điểm như: Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững để tránh dàn trải, chồng chéo giữa các chương trình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb. Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, 2017.

[2]. Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 90/2009/TTLT-BNV-BTC ngày 6/5/2009 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan

chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc UBND cấp tỉnh và cấp huyện, Hà Nội.

[3]. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã,

phường, thị trấn, Hà Nội.

[4]. Báo cáo quyết toán ngân sách huyện Mai Sơn 2016-2018.

[5]. Văn bản chỉ đạo số 1156/UBND-TCKH, Về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân sách địa phương năm 2017, Ủy ban

nhân dân Huyện Mai Sơn, 2016.

[6]. Quyết định số 894/QĐ-UBND, Về việc ban hành Chương trình thực hành tiết

kiệm, chống lãng phí huyện Mai Sơn, 2016.

[7]. Thái Văn Hùng, Quản lý ngân sách nhà nước cấp phường, xã thành phố Vinh,

Nghệ An, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Hà Nội, 2015.

[8]. Vũ Minh Thông, Quản lý thu chi ngân sách nhà nước của chính quyền cấp xã

trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Hà Nội, 2012.

[9]. Đặng Thị Hà, Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Sóc

Sơn, Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Quản lý – Học viện Hành chính Quốc gia, 2016.

[10]. Trần Thu Hà, Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại Huyện Phúc

Thọ, Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Quản lý - Học viện Hành chính Quốc gia, 2016.

[11]. Cổng thông tin điện tử tỉnh Sơn La: http://sonla.gov.vn/

[12]. Cổng thông tin điện tử huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 89 - 94)