1.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã tại huyện Gia Lộc, thành phố Hải Dương
Tại huyện Gia Lộc, thành phố Hải Dương, hàng năm trước khi Ủy ban nhân dân huyện giao dự toán, các cơ quan, đơn vị tham mưu xác định và quản lý nguồn thu NSX là nhiệm vụ quan trọng giúp cho địa phương đảm bảo nguồn chi. Thành lập Hội đồng đấu giá đất ở, xây dựng lực lượng ủy nhiệm thu thuế cho UBND các xã, thị trấn, thực hiện công khai quy trình thu tại trụ sở UBND xã, thị trấn thông tin trên đài truyền thanh về số hộ kinh doanh,mức thuế phải nộp để dân biết tham gia giám sát bảo đảm đóng góp công bằng, động viên, nhắc nhở các hộ nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, coi đó là tiêu chuẩn thi đua ghi nhận khen thưởng danh hiệu đơn vị, thôn xóm và gia đình văn hóa. Nhờ đó mà NSX xã nói chung và huyện nói riêng luôn hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch giao hàng năm. Trong điều hành chi ngân sách, Đảng ủy, HĐND, UBND huyện Gia Lộc đã chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và các cơ quan, đơn vị chuyên môn tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và các xã, thị trấn chi bám sát dự toán, đảm bảo cân đối tích cực. Chi đầu tư phát triển được bảo đảm tiến độ thực hiện dự án, chi thường xuyên tiết kiệm, hiệu quả ở cấp huyện và cấp xã, đáp ứng chi đột suất phát sinh của huyện, cơ sở, tạo điều kiện cho các cấp hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Kho bạc nhà nước huyện tích cực phối hợp với các ngành trong hệ thống thuộc ngành tài chính quản lý chặt chẽ NSX, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý, điều hành NSX trên địa bàn huyện. Đưa công nghệ thông tin vào việc hạch toán kế toán trên các phần mềm quản lý NSX đáp ứng yêu cầu quản lý ngân sách nhà nước (UBND huyện Gia Lộc, 2017).
1.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Ðể thu được thuế xây dựng cơ bản vãng lai trên địa bàn huyện và điều tiết theo đúng địa bàn phát sinh, liên ngành Tài chính - Thuế - Kho bạc nhà nước, Phòng Công Thương, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cùng các ngành liên quan khác đã phối hợp nhịp nhàng, do vậy số thuế ở lĩnh vực này thu về ngân sách nhà nước cũng đạt cao nhất từ trước tới nay. Kết quả thu thuế ngoài quốc doanh cũng mang lại con số cao nhất từ trước tới nay cho NSX. Các loại thu NSX từ trước bạ chuyển nhượng, phí lệ
phí, tiền thuê đất, thu biện pháp tài chính, ngay từ đầu năm huyện đã tập trung chỉ đạo các xã nên số thu cao, tỷ lệ vượt dự toán. Góp phần vào tổng thu ngân sách nhà nước cấp huyện, 35 xã, thị trấn năm 2016 đạt hơn 291 tỷ đồng. Trừ nguồn thu lớn nhấtlà trợ cấp ngân sách từ trên đưa về, các xã đều cố gắng tạo nguồn, quản lý và khai thác triệt để nguồn thu, nên cũng đạt ở mức cao. Do tổ chức thu đạt kết quả cao, đã góp phần cho công tác chi ngân sách nhà nước ở cả 2 cấp huyện và xã) đều vượt kế hoạch. Tiền Hải tập trung ưu tiên hàng đầu cho chi phát triển kinh tế (cả huyện và xã) với tổng số gần 198.000 triệu đồng. Khoản chi này mặc dù chưa đạt kết quả do có nguyên nhân khách quan, như khoản di dân Ðông Long, tuy đã hoàn thành, nhưng yêu cầu chuyển thanh toán sang liên độ tài chính năm 2017. Các khoản chi cho phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đều đạt và vượt dự toán. Nguyên nhân thu, chi nhà nước năm 2016 có kết quả nêu trên được huyện Tiền Hải rút ra: Căn cứ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh giao, năm 2016 là năm huyện đã chủ động xây dựng dự toán và giao sớm hơn so với các năm trước đây để các ngành và các địa phương xây dựng dự toán và các chương trình hành động. Từ công tác đôn đốc, kiểm soát chi cũng được tăng cường qua nhiều khâu. Phòng Tài chính - KH huyện, một mặt tăng cường cán bộ giám sát, mặt khác thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho xã có cán bộ tài chính còn yếu nghiệp vụ, đạt 100% cán bộ tài chính ở cấp xã, thị trấn qua đào tạo. Huyện còn cung cấp phần mềm quản lý NSX để cán bộ Tài chính kế toán xã thực hiện công tác kế toán, hạch toán ngân sách. Ngành Thuế cũng thông qua nghiệp vụ quản lý thuế để bồi dưỡng kiến thức thu NSX. Kho bạc nhà nước huyện thông qua vai trò giám sát chi ngân sách xã và kiểm soát vốn xây dựng cơ bản nâng cao trình độ cho cán bộ Tài chính kế toán các xã. Năm 2017, Tiền Hải xây dựng dự toán thu NSNN cả năm 517.080 triệu đồng (trong đó ngân sách huyện 322.949 triệu đồng; ngân sách xã 194.131 triệu đồng). Tổng chi NSNN huyện 517.080 triệu đồng (trong đó chi ngân sách nhà nước huyện 322.949 triệu đồng, còn lại là ngân sách xã). Khó khăn cho công tác thu, chi ngân sách nhà nước năm 2017 ở chỗ: ngành nông nghiệp đang chịu biến đổi khí hậu khó lường; ngành công nghiệp - dịch vụ tiếp tục chịu ảnh hưởng suythoái kinh tế toàn cầu chưa thoát hẳn; kinh tế biển cũng lắm rủi ro, phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc dẫn tới nhiều chủ vây, chủ đầm lưỡng lự đầu tư… làm các phát sinh về thuế thấp; năm 2017 chưa có biểu hiện thị trường bất động sản ấm lại, sẽ ảnh
hưởng tới thu ngân sách nhà nước cấp huyện; năng lực quản lý cán bộ tài chính xã không đồng đều (UBND huyện Tiền Hải, 2017). Ðể hoàn thành dự toán thu chi NSNN, đặc biệt là NSX năm 2017, Tiền Hải đã xây dựng nhiều giải pháp thực hiện: tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về các lĩnh vực thuế, kế toán, quản lý sản xuất - kinh doanh. Trong thời gian chuẩn bị giao thuế môn bài, ngành Thuế cùng các địa phương tăng cường rà soát lại các nguồn thu. Ðặc biệt chú trọng thuế xây dựng cơ bản, thuế vãng lai, các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Luật quản lý thuế được áp dụng triệt để tới cơ sở và người sản xuất - kinh doanh. Khoản thu tiền sử dụng đất ở các xã phải chủ động dự kiến sớm từ đầu năm tài chính. Trong chi dự toán chú trọng vào khoản chi lớn thật sự có khả thi. Xã, thị trấn chủ động nguồn vốn xây dựng nông thôn mới (trong đó phần vốn đối ứng để tiếp cận được vốn hỗ trợ từ tỉnh và các chương trình mục tiêu). UBND các xã tục rà soát, phân loại, sắp xếp phê các công trình xây dựng theo thứ tự ưu tiên. Ngoài ra, Tiền Hải còn xây dựng nhiều giải pháp tăng cường công tác quản lý chi NSX trên lĩnh vực xây dựng cơ bản. Kiên quyết không phê duyệt công trình khi chưa rõ nguồn, công trình dàn trải, manh mún. Trong năm, huyện chỉ đạo thanh quyết toán nhanh gọn một số khoản chi hỗ trợ NSX như dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng. Chỉ đạo các xã công khai toàn bộ khoản thu của dân. Công tác chi thường xuyên, từ huyện xuống xã, thị trấn phấn đấu tiết kiệm chi 10% để bổ sung vào nguồn cải cách tiền lương.