Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 33 - 38)

khi Luật Ngân sách được ban hành và có hiệu lực, nhiều văn bản hướng dẫn, quy định đã được ban hành, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Bên cạnh đó có nhiều đề tài nghiên cứu về công tác quản lý ngân sách ở cấp độ địa phương như: Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2002 của tác giả Hoàng Trung Lương, Trường Đại học kinh tế Quốc dân nghiên cứu về “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã qua hệ thống Kho bạc nhà nước”. Luận văn nghiên cứu về ngân sách xã trong hệ thống Ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách xã qua Kho bạc nhà nước. Đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách xã qua hệ thống Kho bạc Nhà nước từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện.

Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2006 của tác giả Trần Văn Hảo, Trường Đại học kinh tế Quốc dân nghiên cứu về “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2010”. Luận văn đã phân tích thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 2000 đến 2006, qua đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện cơ bản.

Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2006 của tác giả Lương Tiến Thành, “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá”. Luận văn nghiên cứu những vấn đề cơ bản về quản lý ngân sách xã như: vai trò của ngân sách xã, quản lý ngân sách xã và những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã. Thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá như phân cấp quản lý ngân sách xã, lập dự toán, cân đối, quyết toán ngân sách xã. Tác giả đã đánh giá được những kết quả đã đạt được và những hạn chế, để từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2012 của tác giả Vũ Minh Thông về "Quản lý thu chi ngân sách nhà nước của chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”. Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về ngân sách xã và quản lý ngân sách xã. Phân tích đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thu chi ngân sách nhà nước tại chính quyền cơ sở cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế. Đề xuất một số giải pháp để đổi mới công tác quản lý ngân sách xã nhằm nâng cao hiệu quả và

hiệu lực quản lý ngân sách nhà nước tại cấp xã. Đây không phải là một đề tài mới, song cùng với quá trình phát triển kinh tế, công tác quản lý Ngân sách xã cũng không ngừng thay đổi để phù hợp với thực tiến hiện nay.

Luận văn Thạc sỹ Lê Thị Hải Vân (2014), Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước chi nhánh tỉnh Kon Tum.

Đề tài đã hệ thống được những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn của chi thường xuyên NSNN cấp xã, mô hình tổ chức KSC, chức năng, nhiệm vụ của KBNN trong việc KSC chi thường xuyên NSX từ NSNN, quy trình và nội dung của công tác KSC. Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác KSC thường xuyên NSX tại KBNN Kon Tum giai đoạn 2012 - 2014, đề xuất những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN cấp xã tại KBNN Kon Tum.

Tuy nhiên cách tiếp cận và chọn cách trình bày vấn đề trong phần phân tích thực trạng của đề tài trên có một số bất cập như là:

Một là, phân tích thực trạng tác giả đi vào trình bày, phân tích số liệu 3 nămlà chưa đủ điều kiện để đánh giá thực trạng vấn đề cần phân tích.

Hai là, các số liệu mà tác giả đưa ra trên cơ sở các mẫu biểu báo cáo khác nhau giữa các năm, các mẫu báo cáo có cách trình bày khác nhau, cách thể hiện các chỉ tiêu khác nhau, do đó không thể đánh giá được tổng quát cả giai đoạn.

Các giải pháp mà đề tài nêu ra, có một số giải pháp có tính khả thi cao, có khả năng áp dụng rộng rãi trong hệ thống KBNN nói chung, tuy nhiên vẫn có những giải pháp đưa ra không khả thi do không nằm trong thẩm quyền mà KBNN Kon Tum có thể một mình quyết định thực hiện, như là cải tiến hệ thống công nghệ thông tin, điều này đòi hỏi phải có sự thống nhất, phát triển toàn diện trên toàn hệ thống KBNN Việt Nam, do đó phải có sự chỉ đạo, quy định từ Chính phủ, Bộ, ngành có liên quan.

Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2015 của tác giả Thái Văn Hùng về “Quản lý ngân sách nhà nước cấp phường, xã thành phố Vinh, Nghệ An”. Tác giả đã kết hợp lý luận với thực tiễn để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu chi ngân sách phường, xã ở thành phố Vinh trong thời gian qua; phân tích những mặt đã đạt được, hạn chế bất cập;

nguyên nhân, kết quả và tồn tại. Đồng thời nghiên cứu tình hình quản lý thu chi ngân sách xã trên địa bàn trong thời gian gần đây để đưa ra những ý kiến đóng góp cho công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn thành phố Vinh ngày càng hoàn thiện hơn.

Luận văn Thạc sỹ Lê văn Thanh (2018), giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Lộc Hà, tĩnh Hà Tĩnh.

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về ngân sách xã, đề tài đã đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý ngân sách, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực trong thu - chi ngân sách xã tại huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Tuy nhiên, đề tài mới chỉ đề cập đến một khía cạnh về quản lý tài chính ngân sách xã chung nên chưa thể mang tính tổng quát về quản lý, kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp xã qua KBNN Lộc Hà.

Đề tài luận văn “Giải pháp hoàn thiện công tác quản Quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La” là đề tài mới, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào có liên quan đến quản lý chi ngân sách nhà nước của chính quyền huyện Mai Sơn. Chính vì vậy việc nghiên cứu đề tài này sẽ đi sâu phân tích, đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu, những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước của chính quyền huyện Mai Sơn. Từ đóđưa ra một số giải pháp có thể áp dụng vào thực tiễn của ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách cấp xã nói riêng. Theo đó, cho thấy việc nghiên cứu đề tài này là những vấn đề mới đang đặt ra vừa khó khăn, vừa đòi hỏi phải nghiên cứu những điều kiện đặc thù của địa phương để công tác quản lý chi ngân sách cấp xã có hiệu quả hơn.

Kết luận chương 1

Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nền kinh tế, của các cấp, các ngành và là một đòi hỏi khách quan của sự công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, là một biện pháp tích cực nhất để giải quyết đúng đắn mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng trưởng kinh tế ở tốc độ cao, bền vững với khả năng tích luỹ có hạn của các nền kinh tế nói chung, của đất nước ta nói riêng.

Hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp xã là hết sức cần thiết đó là quản lý quỹ ngân sách cho Nhà nước, quá trình quản lý các chi phí công để đạt được mục tiêu xây dựng nền tài chính công hiệu quả nhất.

Thực tế, thông qua hoạt động kiểm soát củachính quyền huyệnđối với công tác chi NSNN nói chung và ngân sách cấp xã nói riêng góp phần nâng cao chất lượng dự toán và chi cho các nội dung quản lý nhà nước đúng như mục tiêu của dự toán đã được phê duyệt.

Kiểm soát chi NSNN, nhiệm vụ, vai trò và trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhất là cơ quan chính quyền huyện trong việc kiểm soát chi NSNN và những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát chi cũng như qua tìm hiểu kinh nghiệm kiểm soát chi NSNN của một số địa phương sẽ giúp chúng ta có được tư duy một cách khách quan, khoa học trong việc đánh giá thực trạng công tác quản lý và kiểm soát chi NSNN trong những năm gần đây. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN cấp xã tại địa phương trong thời gian tới.

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ Ở HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)