5. Kết cấu đề tài
1.2. Cơ sở lí luận về công tác quản lý bảolãnh tiền vay tại NHTM
1.2.1. Một số khái niệm
Xuất phát từ khái niệm của quản lý: "Quản lý là sự tác động có tổ chức có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đãđề ra". Như vậy, quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có xác định mục tiêu, thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản lý (quản lý, điều khiển) và đối tượng quản lý (chịu sự quản lý), đây là quan hệ giữa lãnhđạo và bị lãnh đạo, không đồng cấp và có tính bắt buộc. Nó diễn ra trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người với nhiều cấp độ, nhiều mối liên hệ với nhau. [11]
Quản lý bảo lãnh tiền vay của bất kỳ ngân hàng nào trước tiên cũng phải hướng tới sự tồn tại và phát triển bền vững, an toàn, nâng cao năng lực cạnh tranh của chính ngân hàng đó. Bởi vậy, hai mục tiêu cơ bản bao trùm trong quản lý bảo lãnh tiền vay mà ngân hàng phải đạt được là:
Một là, tăng trưởng bền vững lợi nhuận
Đây là mục tiêu hàng đầu mà quản lý bảo lãnh tiền vay phải hướng tới. Trong cơ chế thị trường, muốn tồn tại thì kinh doanh phải trang trải đủ chi phí và tích lũy lợi nhuận để mở rộng kinh doanh tạo lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, đối với NHTMCP thì sức ép về lợi nhuận còn lớn hơn bởi vì do quyền lợi của cổ đông, vì giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán hay trên thị trường OTC. Ngân hàng nói chung và NHTMCP nói riêng phải kinh doanh có lãi, lợi nhuận ngày càng lớn và tăng ổn định, để cổ tức trên mỗi cổ phiếu ngày càng cao. Trong khi đó, hoạt động bảo lãnh tiền vay vẫn là nghiệp vụ kinh doanh mang lợi nhuận lớn của ngân hàng. Hơn nữa, chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên các ngân hàng cần phải theo đuổi chính sách lợi nhuận hợp lý.[11]
Hai là, gắn phát triển thị phần với kiểm soát tín dụng, hạn chế rủi ro
Muốn tồn tại trong nền kinh tế thị trường phải cạnh tranh. Muốn cạnh tranh trong hoạt động bảo lãnh tiền vay phải mở rộng đầu tư, phát triển thị phần. Nhưng mở rộng đầu tư mà không kiểm soát được thì sẽ không thu hồi được vốn đầu tư, dẫn tới thua lỗ và xa hơn là phá sản. Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tiền vay là rủi ro cơ bản bao trùm dẫn đến sự đổ bể của nhiều ngân hàng.[11]
Hai mục tiêu trên có mối quan hệ biện chứng với nhau. Thực hiện thành công mục tiêu thứ hai là cơ sở để hoàn thành mục tiêu thứ nhất; mục tiêu thứ nhất là định hướng để thực hiện mục tiêu thứ hai. Tính biện chứng còn thể hiện ở chỗ, hai mục tiêu có tính mâu thuẫn nhau. Một ngân hàng đề cao mục tiêu lợi nhuận thì họ sẽ áp dụng mức phí bảo lãnh cao, theo đuổi các khách hàng, bảo lãnh có nhiều rủi ro, mạo hiểm; như vậy, thường kéo theo độ an toàn thấp và ngược lại.
Quản lý bảo lãnh tiền vay của ngân hàng phải gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nhà nước, của từng địa phương. Quản lý bảo lãnh tiền vay tốt phải bảo đảm một khoản bảo lãnh tiền vay phát ra phải nhằm vào mục tiêu phát triển kinh tế, đáp ứng chiến lược phát triển lâu dài của nền kinh tế. Nói cách khác, quản lý bảo lãnh tiền vay phải bảo đảm các khoản đầu tư tín dụng đạt được mục tiêu phát triển lành mạnh của nền kinh tế.[1]
Chức năng của quản lý bảo lãnh tiền vay cũng bao gồm: hoạch định, lãnh đạo, tổ chức, kiểm tra và kiểm soát hoạt động bảo lãnh tiền vay của ngân hàng.