Đặc điểm và vai trò của quản lý hoạt động bảolãnh tiền vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý bảo lãnh tiền vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh quảng bình (Trang 29 - 31)

5. Kết cấu đề tài

1.2.2. Đặc điểm và vai trò của quản lý hoạt động bảolãnh tiền vay

a. Về mặt kinh tế- xã hội

Xét về mặt kinh tế - xã hội, hiệu quả của quản lý bảo lãnh tiền vay được thể hiện trên cơ sở cácchỉ tiêu chủ yếu sau:

Một là, quản lý bảo lãnh tiền vay phải là công cụthông quađó nhà nước hướng dẫn doanh nghiệp đi đúng định hướng của Đảng và Nhà nước

Các doanh nghiệp Việt Nam khá năng động trong SX-KD nhưng trong một nền kinh tế đang phát triển, sản xuất phân tán, manh mún như hiện nay thì các doanh nghiệp khó có thể vượt qua những thách đố trong phát triển như những khó khăn về vốn, tri thức, khoa học công nghệ và thị trường. Bảo lãnh tiền vay sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thêm vốn, qua đó phát huy được hết ưu điểm và lợi thế cạnh tranh của mình,đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.[5]

Hai là, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động

Do tốc độ tăng trưởng dân số và tăng trưởng lao động cơ học, hàng năm lượng lao động được bổ sung thường lớn hơn nhiều so với số lượng lao động giảm

tự nhiên. Nếu không đầu tư phát triển thêm các cơ sở SX-KD, dịch vụ, triển khai các dự án mới để thu hút thêm lao động, trong khi dân số và lực lượng lao động không ngừng gia tăng sẽ dẫn tới tình trạngthất nghiệp tăng lên, kéo theo các tệ nạn xã hội. Cho nên, hoạt động tín dụng nói chung và bảo lãnh tiền vay nói riêng cần phải khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển các thành phần kinh tế một cách công bằng, ổn định, bền vững.[5]

b. Các vai trò khác

Các mặt lợi ích của ngân hàng, khách hàng và xã hội có một quan hệ biện chứng với nhau. Một quản lý bảo lãnh tiền vay tốt giúp ngân hàng lựa chọn được các dự án đầu tư tốt, khách hàng làm ăn có lãi, doanh thu và lợi nhuận tăng lên, nên ngân hàng thu được nợ gốc và lãi, các mục tiêu của ngân hàng được thực hiện.[5]

Về mặt xã hội, nhờ dự án sử dụng bảo lãnh tiền vay phát huy hiệu quả, góp phần tăng của cải toàn xã hội, tăng trưởng kinh tế chung và tạo công ăn việc làm mới cho người lao động. Ngược lại, một quản lý bảo lãnh tiền vay sai lầm hướng đầu tư vốn vào ngành, dự án kinh tế đang hoặc sẽ gặp khó khăn, dẫn đến người vay thua lỗ vi phạm nghĩa vụ được bảo lãnh, các mục tiêu về xã hội cũng không được thực hiện.[5]

Quản lý bảo lãnh tiền vay của ngân hàng là chính sách đa mục tiêu, khi đánh giá chính sách cần phải đánh giá toàn diện và chú trọng đánh giá theo mục tiêu chính. Chẳng hạn, nếu ngân hàng thực hiện chính sách thị phần bảo lãnh tiền vay thì phải căn cứ chủ yếu vào qui mô, tốc độ tăng trưởng số dư bảo lãnh và khách hàng bảo lãnh, còn mục tiêu lợi nhuận là thứ yếu. Nhưng nếu chính sách của ngân hàng theo đuổi mục tiêu lợi nhuận thì phải căn cứ chủ yếu vào qui mô và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, chênh lệch mức phí bảo lănh giữa đầu ra, đầu vào cơ cấu và thực tế để đánh giá. Mặt khác, vì là quản lý bảo lãnh tiền vay phục vụ phát triển KT-XH, nên khi đánh giá phải chú trọng đánh giá lợi ích của khách hàng và của toàn xã hội do chính sách mang lại.[5]

Tóm lại,quản lý bảo lãnh tiền vay của một ngân hàng không những đóng vai trò quyết định đến sự thành công trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của

riêng nó, như tăng trưởng thu phí dịch vụ, cũng cố và nâng cao chất lượng bảo lãnh tiền vay, hạn chế rủi ro, mà còn góp phần quan trọng trong việc giúp các khách hàng được bảo lãnh mở rộng SX-KD, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Qua đó, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, giải phóng lao động ngành nông nghiệp, phát triển ngành nghề tạo công ăn việc làm trong nông thôn. Vì vậy, muốn đánh giá hiệu quả mà chính sách mang lại, cần phải đánh giá đầy đủ trên cả ba mặt là lợi ích của ngân hàng, khách hàng và của toàn xã hội, đây là điểm mới mà đề tài đề cập.[5]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý bảo lãnh tiền vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh quảng bình (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)