Hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý bảo lãnh tiền vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh quảng bình (Trang 91 - 92)

5. Kết cấu đề tài

2.4.2. Hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân

Dư nợ cho vay lớn trong khi tổng giá trị cam kết bảo lãnh phát hành vẫn còn là con số khiêm tốn. Dư nợ cho vay năm 2016 là 1.734.096 triệu đồng trong khi tổng giá trị cam kết bảo lãnh phát hành năm 2016 là 134.944 triệu đồng, chỉ bằng khoảng 7,78% so với dư nợ cho vay. Điều này cho thấy hoạt động bảo lãnh vẫn chưa thực sự xứng tầm của ngân hàng do đó cần có giải pháp thúc đẩy hoạt động bảo lãnh phát triển hơn để ngân hàng kinh doanh đa năng và hiệu quả hơn.

Chưa có chiến dịch tiếp thị cụ thể, đặc sắc để tuyên truyền, quảng bá hoạt động bảo lãnh, kênh phân phối chưa đa dạng, hiệu quả chưa cao, phương thức giao dịch và cung cấp dịch vụ chủ yếu vẫn là giao dịch trực tiếp với nhân viên, khách hàng chỉ mới được xem các loại bảo lãnh ngân hàng thực hiện, biểu phí dịch vụ qua website.

Một số rủi ro có thể gặp phải: Với các tài sản đảm bảo, ngân hàng đánh giá một lần trước khi bảo lãnh: nếu bảo lãnh thời hạn dài, giá trị tài sản này giảm đi, rủi ro cho ngân hàng khi phát mại tài sản sẽ chịu thiệt hạn. Với cácmón bảo lãnh trong thời gian dài, các doanh nghiệp thường bị động theo yêu cầu của nhà đầu tư/ đối tác mà có thể không dự tính được chính xác tiến độ thực hiện hợp đồng. Việc không bảo đảm các điều kiện hợp đồng và dẫn tới trách nhiệm thanh toán của ngân hàng có thể xảy ra.

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu vốn kinh doanh, nguồn vốn có được chủ yếu là vốn vay ngân hàng, vốn chiếm dụng, vốn vay khác… Số các doanh nghiệp muốn xin bảo lãnh thì lớn nhưng số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực khả thi thì ít, đó là một áp lực lớn đối với ngân hàng khi thẩm định để bảo lãnh do doanh nghiệp không có hoặc không đủ điều kiện đảm bảo, không có tài sản sản thế chấp. Hơn nữa, việc doanh nghiệp được quyền vay vốn từ các ngân hàng khác nhau, mở các tài khoản giao dịch tại nhiều nơi khiến cho sự quản lý của ngân hàng đối với doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khó nắm

bắt được tình hình hoạt động và công nợ thực tế của doanh nghiệp để đưa ra quyết định đúng đắn.

Hiện nay, bảo lãnh tại chi nhánh do các nhân viên phòng Tín dụng đảm nhiệm theo kiểu chuyên trách. Tuy nhiên, đây cũng là một điểm hạn chế trong quy trình phát hành CKBL vì toàn bộ các công đoạn từ khâu thẩm định cho tới việc phát hành CKBL đều do nhân viên nhân viên dịch vụ KH đảm nhiệm, sau đó chỉ được thông qua 1 cấp kiểm tra và phê duyệt là Trưởng chi nhánh, như vậy sẽ không có sự giám sát chặt chẽ và phát hiện sai phạm kịp thời.

Trên thực tế, việc thẩm định hồ sơ xin bảo lãnh của doanh nghiệp chưa được chặt chẽ vì các bộ phận tiến hành còn trông chờ vào nhau và do các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế chưa được rõ ràng và chưa có tính tiêu biểu, chưa kể đối với khách hàng truyền thống gắn bó với ngân hàng thì công tác thẩm định còn mang tính chủ quan.

Hoạt động trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng, Vì vậy ngân hàng phải luôn đối đầu với sự tranh giành thị phần và khách hàng, cạnh tranh về sản phẩm và biểu phí làm hạn chế đối tượng khách hàng và sự phát triển của nghiệp vụ này tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý bảo lãnh tiền vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh quảng bình (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)