Mô hình quản lý hoạt động bảolãnh của ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý bảo lãnh tiền vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh quảng bình (Trang 48 - 50)

5. Kết cấu đề tài

1.3.2. Mô hình quản lý hoạt động bảolãnh của ngân hàng tại Việt Nam

- Ngân hàng Techcombank

Cùng với việc kí kết hợp đồng hợp tác chiến lược với ngân hàng HSBC, Techcombank đã được đối phương giúp đỡ rất nhiều và chuyển đổi thành công mô hình quản lý bảo lãnh tiền vay của mình. Đây là một lợi thế rất lớn của Ngân hàng Techcombank bởi lý do HSBC có hoạt động quản trị rủi ro chuyên nghiệp và chuẩn hóa. Để có thể đảm bảo việccấp bảo lãnh an toàn và hiệu quả, HSBC đã áp dụng một hệ thống quản lý rủi ro bảo lãnh tiền vay với các nguyên tắc và chuẩn mực cao nhất nhằm giảm thiểu tối đa tổn thất cho Ngân hàng. HSBC luôn đảm bảo nguyên tắc tách bạch, phân công chức năng rõ ràng giữa các bộ phận, tuân thủ phân công, độc lập trong quá trình giải quyết và giám sát các khoản cấp tín dụng nhằm quản lý độc lập.[4]

Kế thừa những kinh nghiệm trên, Techcombank đã xây dựng hệ thống quản lý bảo lãnh tiền vay phù hợp với điều kiện riêng của mình. Cụ thể: tại Chi nhánh, chuyên viên khách hàng chịu trách nhiệm là đầu mối bán hàng, tìm kiếm khách hàng, thu thập hồ sơ, lập báo cáo thẩm định, trình lãnh đạo chi nhánh và gửi toàn bộ hồ sơ lên phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng.

Tại phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng, chuyên viên thẩm định tiếp nhận hồ sơ cấp bảo lãnh gửi lên từ chi nhánh, thực hiện công tác thẩm định: trên bề mặt hồ sơ, gọi điện thoại kiểm tra thông tin khách hàng, trường hợp phát hiện có dấu hiệu không phù hợp sẽ chuyển cho bộ phận kiểm tra thực tế để đến tận nơi thẩm định khách hàng. Sau đó tìm kiếm thông tin từ dữ liệu Ngân hàng tra cứu CIC, chuyển bộ phận định giá TSBĐ (nếu có) tại phòngđịnh giá hội sở hay thuê định giá độc lập bên ngoài… nếu khách hàng không đủ điều kiện cấp bảo lãnh sẽ ra thông báo từ chối trả lời chi nhánh. Nếu khách hàng đủ điều kiện cấp bảo lãnh chuyên viên thẩm định sẽ đề xuất và trình chuyên gia phê duyệt tín dụng. Trường hợp vượt mức ủy quyền sẽ trình chuyên gia phê duyệt cấp cao hoặc Hội đồng tín dụng Trụ sở chính.[4]

Tại trung tâm hỗ trợ kinh doanh: sau khi hồ sơ khách hàng được phê duyệt, phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng sẽ thông báo cho chi nhánh và chuyển kết quả phê duyệt cho trung tâm hỗ trợ kinh doanh. Cán bộ tại đây sẽ thực hiện ký kết hợp đồng cấp bảo lãnh, ký hợp đồng thế chấp, đăng kí giao dịch bảo đảm, nhập kho tài sản bảo đảm và phát hành bảo lãnh cho khách hàng.

Tại phòng quản lý nợ: sau khi hoàn tất việc phát hành bảo lãnh cho khách hàng, Phòng quản lý nợ sẽ là bộ phận thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của khách hàng. Nếu phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh bị vi phạm sẽ gọi điện hoặc đến gặp khách hàng để thông báo, nếu khách hàng vẫn không có biện pháp xử lý thì có thể phối hợp với chi nhánh để xử lý tài sản bảo đảm.[4]

Tại phòng quản trị hoạt động tín dụng: định kỳ hàng tháng hoặc hàng qúy sẽ thực hiện công tác kiểm tra đánh giá diễn biến thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của khách hàng của toàn hệ thống Ngân hàng.

- Ngân hàng HSBC

Ngân hàng HSBC đã vận dụng nghiệp vụ bảo lãnh rất thuần thục, dựa trên các tiêu chuẩn, quy tắc quốc tế và có tính chuyên nghiệp cao. Cùng với đó, ngân hàng đã xây dựng được quy trình bảo lãnh khá chặt chẽ và rõ ràng. Ngân hàng xem xét rất kỹ các tiêu chí về tính khả thi của một dự án bảo lãnh, khả năng và thời hạn hoàn trả vốn, các yếu tố tác động đến quá trình thực thi dự án và vấn đề bảo đảm cho các việc phát hành cam kết bảo lãnh. Thêm vàođó, việc giải quyết tranh chấp trong việc thực hiện bảo lãnh được thỏa thuận thống nhất và quy định cụ thể khi soạn thảo và ký kết hợp đồng. Ngân hàng rất quan tâm tới uy tín của tổ chức đứng ra phân xử, thường là trọng tài quốc tế mà cả hai bên thống nhất lựa chọn ở nước sở tại của ngân hàng, của khách hàng hoặc nước thứba.

Trong quy trình bảo lãnh, bên cạnh việc phân cấp nghiệp vụ, việc giám sát luôn được tiến hành, nhằm đảm bảo tính hệ thống chặt chẽ và minh bạch, theo đúng quy trình nghiệp vụ, thể hiện thông qua hệ thống giám sát nội bộ được thiết kế theo hệ thống dọctừ trụ sở chính đến các chi nhánh, trực tiếp do Tổng giám đốc chỉ đạo

nhánh, do đó đảm bảo được tính khách quan, hiệu lực và hiệu quả củacông tác này. Cùng với đó, ngân hàng HSBC cũng có bộ phận chuyên trách hỗ trợ về pháp luật trong hoạt động bảo lãnh. Trong quản trị điều hành, HSBC có sự phân cấp rõ ràng giữa ngân hàng mẹ, hội sở, chi nhánh khu vực và chi nhánh phụ trong việc thực hiện hoạt động bảo lãnh.

Mặt khác, với hệ thống rộng khắp tại nhiều quốc gia nên việc tìm hiểu và thu thập thông tin từ các khách hàng tiềm năng rất được HSBC chú trọng và có kế hoạch săn đón bằng việc gia tăng lợi ích, ưu đãi từ dịch vụ ngân hàng và thực hiện việc bán chéo sản phẩm. Việc phát triển và mở rộng dịch vụ bảo lãnh cũng được các ngân hàng nước ngoài thực hiện theo cách này. Thông qua việc áp dụng các chính sách ưu đãi, HSBC chủ động thu hút khách hàng, đầu tiên là sử dụng dịch vụ tiền gửi, kiều hối, thanh toán, sau đó đến các dịch vụvề cho vay, phát hành bảo lãnh.

Ngoài ra với lợi thế về mạng lưới và uy tín quốc tế, HSBC cũng có thế mạnh trong việc thực hiện xác nhận bảo lãnh theo yêu cầu. Đây là một dịch vụ được đánh giá là ít rủi ro và đem lại nguồn thu từ phí. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng cũng rất chú trọng đến uy tín của ngân hàng nhận bảo lãnh cho phía khách hàng và ngược lại. Điều này một lần nữa khẳng định uy tín quốc tế là vấn đề rất quan trọng của khách hàng đề nghị bảo lãnh cũng như ngân hàng đối tác bảo lãnh cho khách hàng của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý bảo lãnh tiền vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh quảng bình (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)