Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bảolãnh tiền vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý bảo lãnh tiền vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh quảng bình (Trang 40 - 45)

5. Kết cấu đề tài

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bảolãnh tiền vay

1.2.4.1. Những nhân tố môi trường vĩ mô -Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế tác động đến công tác quản lý bảo lãnh tiền vay của ngân hàng theo hai chiều. Một nền kinh tế ổn định, phát triển sẽ thúc đẩy hoạt động của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng nói chung và bảo lãnh ngân hàng có cơ hội mở rộng. Hơn nữa, nền kinh tế ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng của ngân hàng kinh doanh hiệu quả, có khả năng thực hiện đúng các nghĩa vụ trong hợp đồng đã thỏa thuận với bên nhận bảo lãnh. Nhờ đó mà rủi ro cho ngân hàng trong hoạt động bảo lãnh sẽ giảm xuống, việc phát triển hoạt động bảo lãnh sẽ được ngân hàng chú trọng. Ngược lại, với một nền kinh tế bất ổn, suy thoái hay lạm phát cao sẽ đẩy các chủ thể kinh doanh hứng chịu tình hình ngược lại, gây rủi ro cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng. [10]

-Môi trường chính trị- xã hội

Môi trường chính trị - xã hội là một nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư và ngân hàng cũng có thể phát triển hoạt động bảo lãnh. Khách hàng của ngân hàng có môi trường để kinh doanh ổn định và hiệu quả, sẽ giảm thiểu việc ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng. Tuy nhiên, một sự thay đổi lớn hệ thống chính trị sẽ ảnh hưởng đến mọi hoạt động của nền kinh tế, trong đó, sẽ làm cho mọi hoạt động ngân hàng có thể rơi vào khủng hoảng, hoạt động bảo lãnh không tránh khỏi bị tác động.[10]

-Môi trường pháp lý

Pháp luật tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung cũng như hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Cơ sở pháp lý phải đồng bộ để mỗi ngân hàng có cơ sở xây dựng quy trình nghiệp vụ tín dụng nói chung, nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng phù hợp, tạo điều kiện cho hoạt động bảo lãnh phát triển, đảm bảo an toàn. Hệ thống pháp luật không đầy đủ, đồng bộ và ổn định, việc thực thi pháp luật chưa nghiêm sẽtạo khe hở cho quản lý bảo lãnh.[10]

-Môi trường công nghệ

Công nghệ hiện nay ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với các NHTM, phục vụ đắc lực trong các quy trình giao dịch với khách hàng, hoạt động nội bộ của ngân hàng. Đối với hoạt động bảo lãnh, sử dụng công nghệ hiện đại vừa thể hiện mức độ hiện đại hóa của ngân hàng, vừa hỗ trợ cho việc phục vụ khách hàng tốt hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro của ngân hàng.[10]

1.2.4.2. Những nhân tố thuộc về kháchhàng

Nhân tố khách hàng tác động đến cả quy mô và chất lượng hoạt động bảo lãnh. Trước hết, nhu cầu khách hàng là lớn thì ngân hàng mới có thể tăng quy mô hoạt động. Nhu cầu của khách hàng xuất phát từ nhu cầu hoạt động kinh doanh, các nhu cầu cá nhân… Trong một nền kinh tế phát triển, thu nhập, đời sống người dân ổn định thì các nhu cầu mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp hay các nhu cầu cá nhân như du học, khám chữa bệnh ở nước ngoài …tăng lên, bảo lãnh ngân hàng

trở thành công cụ hữu ích thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế, hạn chế rủi ro, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

Năng lực tài chính của khách hàng là một trong những điều kiện ngân hàng xem xét khi quyết định cấp tín dụng. Năng lực tài chính đối với doanh nghiệp thể hiện qua các yếu tố như: quy mô vốn, chất lượng tài sản, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, trình độ tổ chức, trình độ quản lý, trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực…; đối với cá nhân là nguồn thu nhập, nghề nghiệp… Khách hàng có năng lực tài chính thì mới đảm bảo khả năng thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng, với ngân hàng.[10]

Bên cạnh năng lực tài chính, khách hàng còn phải có năng lực thực hiện hợp đồng. Dù khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh nhưng thực hiện các hoạt động không phù hợp với ngành nghề, chuyên môn, thiếu kinh nghiệm, trình độ quản lý yếu kém … khả năng ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ cao, rủi ro khoản bảo lãnh tăng lên.

Ngoài ra, uy tín của khách hàng trong quá trình giao dịch với ngân hàng cũng như trong lĩnh vực hoạt động ảnh hưởng tới chất lượng khoản bảo lãnh. Thông thường, các khách hàng lâu năm, thực hiện vay trả đúng hạn, sử dụng nhiều dịch vụ sẽ được ngân hàng tín nhiệm hơn. Khách hàng hoạt động lâu năm trong lĩnh vực của mình, uy tín cao trong việc thực hiện các cam kết giúp nâng cao quy mô và chất lượng khoản bảo lãnh mà ngân hàng cung cấp.

Mức độ phát triển các giao dịch kinh tế cũng là một yếu tố quan trọng thuộc về khách hàng. Trong xu thế phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động kinh tế quốc tế tăng lên, trao đổi thông qua xuất nhập khẩu phát triển mạnh, các doanh nghiệp có cơ hội ký kết nhiều hợp đồng kinh tế và quy mô các giao dịch cũng được mở rộng. Tất nhiên yếu tố này còn phụ thuộc vào quy mô, nghành nghề, lĩnh vực hoạt động của khách hàng.[10]

Nhìn chung, khách hàng là một nhân tố khách quan mà ngân hàng không thể kiểm soát được nhưng có tác động mạnh đến hoạt động bảo lãnh.

1.2.4.3. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến thị phần, khách hàng của NHTM. Cạnh tranh trong hệ thống NHTM là tất yếu, nhất là trong quá trình mở cửa và hội nhập quốc

tế hiện nay, hơn nữa, cạnh tranh làm cho hệ thống ngân hàng vững mạnh, hiệu quả và lành mạnh hơn. Đối thủ cạnh tranh trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng gồm các NHTM, TCTD trong nước và nước ngoài (công ty tài chính, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), các tổ chức khác có hoạt động bảo lãnh. Việc các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam chuyển đổi loại hình hoạt động thành ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài và sự cho phép tham gia hoạt động mua, bán, sáp nhập với nhau giữa các TCTD sẽ là nền tảng tạo nên sự cạnh tranh gay gắt hơn trong hoạt động ngân hàng. Đối thủ cạnh tranh có nhiều thế mạnh sẽ làm cho việc mở rộng thị phần, thu hút khách hàng khó khăn hơn, đòi hỏi nhiều nỗ lực của ngân hàng.[10]

1.2.4.4. Những nhântố thuộc về nội bộ ngân hàng thương mại · Chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh chung của ngân hàng là cơ sở để xây dựng các chính sách phát triển của từng bộ phận riêng biệt, trong đó có hoạt đông bảo lãnh. Nếu không có một chiến lược kinh doanh phù hợp, ngân hàng sẽ bị động trước những biến động của thị trường. Ngược lại, môt chiến lược kinh doanh hiệu quả giúp ngân hàng phát triển đúng hướng, phát huy được tiềm năng của mình, đồng thời thích ứng với các biến đổi của môi trường kinh doanh.[10]

· Kế hoạch cho hoạt động bảo lãnh

Kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh được xây dựng trên cơ sở chiến lược kinh doanh chung. Kế hoạch này phải chi tiết, cụ thể hơn nhưng vẫn đảm bảo bám sát theo đường lối chung và phù hợp với thực tế hoạt động, có như vậy mới thúc đẩy hoạt động bảo lãnh ngày càng tốt hơn.[10]

· Chính sách tuyên truyền quảng cáo

Chính sách tuyên truyền quảng cáo nhằm mục đích giới thiệu các hình thức, cơ chế, chính sách bảo lãnh đến với khách hàng. Hoạt động này giúp ngân hàng có thể mở rộng và phát triển các loại sản phẩm cung ứng, tạo mối quan hệ với khách hàng, từng bước mở rộng thị trường, tăng sự thích ứng, tăng hiệu quả kinh doanh.

· Chính sách giá cả

Khi sử dụng dịch vụ bảo lãnh khách hàng phải trả phí dịch vụ gọi là phí bảo lãnh. Mức phí bảo lãnhảnh hưởng đến sự mở rộng của hoạt động bảo lãnh. Ngân hàng cần

xây dựng một chính sách phí phù hợp, đảm bảo nguồn thu nhập của ngân hàng và lợi ích của khách hàng, đồng thời có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.[10]

· Quy trình bảo lãnh

Quy trình bảo lãnh cũng như quy trình các nghiệp vụ ngân hàng nói chung, quy định trình tự xử lý nghiệp vụ, các thủ tục cần thiết. Các bước trong quy trình đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của bảo lãnh.

Một quy trình không phù hợp hay việc thực hiện không đầy đủ các bước theo quy định sẽ đem đến một khoản bảo lãnh kém chất lượng, ngân hàng sẽ có rủi ro tiềm ẩn cao. Ngược lại, một quy trình quá chặt chẽ, gây phiền hà cho khách hàng, tốn kém không cần thiết mà lại có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh.

Một quy trình bảo lãnh hợp lý, vừa bảo đảm tính an toàn cho hoạt động của ngân hàng vừa tiện ích, thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng chính là điều kiện cần thiết để ngân hàng nâng cao chất lượng, tạo điều kiện phát triển hoạt động bảo lãnh an toàn và hiệu quả.[10]

· Đội ngũ nhân viên ngân hàng

Trình độ nghiệp vụ và phẩm chất của đội ngũ nhân viên ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của hoạt động một NHTM. Đối với hoạt động bảo lãnh, là một trong những nghiệp vụ cấp tín dụng, để đảm bảo cho công tác quản trị rủi ro, đòi hỏi trình độ của nhân viên tác nghiệp. Ngoài ra, tính chuyên nghiệp trong quá trình phục vụ khách hàng góp phần xây dựng hình ảnh, uy tín của ngân hàng. Đạo đức nghề nghiệp là một phẩm chất không kém phần quan trọng, các hành vi lợi dụng khe hở trong quy trình giao dịch để thu lợi cá nhân, không chỉ gây thiệt hại về vật chất cho ngân hàng, cho khách hàng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của ngân hàng.[10]

· Sức mạnh tài chính

Trong các giao dịch kinh tế, đặc biệt với các đối tác nước ngoài, họ luônyêu cầu bảo lãnh của một ngân hàng có uy tín, có sức mạnh tài chính lớn,thông thường là do họ lựa chọn. Sức mạnh tài chính thể hiện sức mạnh nội lựccủa ngân hàng, sự phụ thuộc của ngân hàng vào nguồn hỗ trợ bên ngoài khi xảy ra rủi ro, đỗ vỡ tín

dụng. Bên nhận bảo lãnh tin tưởng một ngân hàng có tài chính mạnh sẽ có khả năng thực hiện cũng như uy tín trong việc thực hiện nghĩa vụ trả thay. Do đó, một ngân hàng có tài chính mạnh sẽ có lợi thế trong thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh.[13]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý bảo lãnh tiền vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh quảng bình (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)