5. Kết cấu đề tài
2.2.1. Tình hình thẩm định hồ sơ và điều kiện bảolãnh tiền vay
Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị
bảo lãnh
Hồ sơ phát hành cam kết bảo lãnh theo yêu cầu của ngân hàng Vietinbank bao gồm:
a. Hồ sơ pháp lý:
+ Đối với khách hàng là tổ chức: Các giấy tờ chứng minh việc tổ chức được thành lập theo pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động và giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của tổ chức.
+ Đối với khách hàng là cá nhân (cá nhân có đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình, tổ hợp tác): các giấy tờ chứng minh nhân thân, tư cách chủ thể theo pháp luật, các giấy tờ liên quan đến hoạt động, giấy tờ chứng minh tư cách người đại diện.
Sơ đồ2.2: Sơ đồ quy trình bảo lãnh
(Nguồn Sổ tay nghiệp vụ Vietinbank Việt Nam)
b. Hồ sơ tài sản đảm bảo: hợp đồng cầmcố sổ tiết kiệm, cam kết ký quỹ, hợp đồng thế chấp bất động sản (đối với trường hợp phát hành cam kết bảo lãnh được đảm bảo bằng hạn mức tín dụng). Tiếp nhận nhu cầu phát hành CKBL / tu chỉnh Kiểm tra tính đầyđủ và hợp lệ Yêu cầu khách hàng bổ sung Trình duyệt phát hành/ tu chỉnh Soạn hợp đồng cấp tín dụng và thực hiệnbiệnpháp bảo đảm Hạch toán nhập ngoại bảng Soạn CKBL Thu phí Giao CKBL và
lưu hồ sơ theo
dõi BL Đến hạn CKBL
Chấm dứt/ Lưu hồ sơCKBL
c. Hồ sơ tài chính:
+ Tổ chức: Các báo cáo về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính và các thuyết minh báo cáo tài chính trong 2 năm gần nhất, các tài liệu khác liên quan đến tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và nguồn thu nhập
+ Cá nhân: tờ khai tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, các tài liệu liên quan đến tình hình công nợ và nguồn thu nhập để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
d. Giấy đề nghị phát hành cam kết bảo lãnh (theo mẫu của Vietinbank hoặc theo mẫu của khách hàng được Vietinbank chấp nhận).
e. Chứng từ chứng minh mục đích phát hành Cam kết bảo lãnh (CKBL): hợp đồng, văn bản giao dịch giữa khách hàng và bên nhận bao lănh làm phát sinh nghiệp vụ được bảo lãnhđối với khách hàng.
f. Các giấy tờ/ chứng từ khác theo quy định tại quy chế/ quy định bảo lãnh của Vietinbank, quy định quản lý ngoại hối và các quy định của pháp luật có liên quan.
Bảng 2.3: Số hồ sơbảo lãnh khách hàngđề nghị phát hành tại Vietinbank –
CN Quảng Bình 2015- 2017
TT Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Số hồ sơ (hồ sơ) Tỷ trọng (%) Số hồ sơ (hồ sơ) Tỷ trọng (%) Số hồ sơ (hồ sơ) Tỷ trọng (%) Số hồ sơ (hồ sơ) Tỷ trọng (%) Số hồ sơ (hồ sơ) Tỷ trọng (%)
1 Bảo lãnh thanh toán 68 25,19 90 28,94 120 33,71 22 32,35 30 33,33 2 Bảo lãnh thực hiện HĐ 73 27,04 78 25,08 77 21,63 5 6,85 -1 - 1,28 3 Bảo lãnh bảo hành 56 20,74 48 15,43 54 15,17 -8 -14,29 6 12,50
4 Bảo lãnh dự thầu 18 6,67 17 5,47 20 5,62 -1 -5,56 3 17,65
5 Bảo lãnh khác 55 20,37 78 25,08 85 23,88 23 41,82 7 8,97
Tổng 270 100 311 100 356 100 41 15,19 45 14,47
(Nguồn: Báo cáo tín dụng Vietinbank CN Quảng Bình)
Số món bảo lãnh phát hành tăng qua các năm, năm 2015 là 270 món, năm 2016 là 311 món tăng 15,2% so với 2015, năm 2017 là 356 tăng 14,4% so với 2016. Trong các loại bảo lãnh thì số món của bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh thanh toán về số lượng và tỷ trọng, các loại bảo lãnh còn lại đều tăng qua các năm.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ bảo lãnh khách hàng cung cấp
Đối với bảo lãnh thanh toán: hợp đồng hoặc bản cam kết thanh toán của các bên ghi rõ điều khoản cam kết thanh toán giữa các bên liên quan. Nội dung chứng từ cung cấp phải thể hiện phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán và nghĩa vụ thanh toán của bên đề nghị bảo lãnhđối với bên nhận bảo lãnh.
Đối với bảo lãnh dự thầu: thông báo mời thầu/ thư mời thầu hoặc hồ sơ mời thầu/ Quy định đấu thầu, hợp đồng ký giữa chủ đầu tư, nhà thầu chính và nhà thầu phụ.
Đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng: các giấy tờ cần thiết như hợp đồng, thông báo trúng thầu (áp dụng trong trường hợp trúng thầu nhưng chưa ký hợp đồng). Nhân viên dịch vụ khách hàng yêu cầu khách hàng ký cam kết bổ sung hợp đồng sau khi ký kết vào một ngày xác định. Sau đó kiểm tra sự phù hợp giữa hợp đồng và cam kết bảo lãnhđã phát hành. Nếu không phù hợp yêu cầu khách hàng ký hợp đồng sửa đổi/ bổ sung hoặc tu chỉnh cam kết bảo lãnh đã phát hành. Nội dung chứng từ cung cấp phải thể hiện cụ thể việc bên đề nghị bảo lãnh có nghĩa vụ phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh trong trường hợp bên đề nghị bảo lãnh vi phạm hợp đồng với bên nhận bảo lãnh.
Đối với bảo lãnh bảo hành: hợp đồng và biên bản nghiệm thu/ thanh lý/ bàn giao và đưa vào sử dụng (nếu có). Nội dung chứng từ cung cấp phải thể hiện cụ thể việc bên đề nghị bảo lãnh có nghĩa vụ phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh trong trường hợp bên đề nghị bảo lãnh vi phạm các thỏa thuận về chất lượng sản phẩm.
Đối với bảo lãnh hoàn thanh toán: hợp đồng và phiếu thu, biên nhận đã nhận tiền.
Đối với bảo lãnh vay vốn: hợp đồng vay vốn và các chứng từ thể hiện việc vay vốn và nghĩa vụ trả nợ (nếu có).
Các loại bảo lãnh khác: kiểm tra giấy tờ chứng minh mực đích bảo lãnh phù hợp với loại bảo lãnh khách hàng yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Bảng 2.4: Số món bảo lãnh có hồ sơ đầy đủ tại Vietinbank – CN QuảngBình 2015- 2017 Chỉ tiêu Năm 2015 (hồ sơ) Năm 2016 (hồ sơ) Năm 2017 (hồ sơ) 2016/2015 2017/2016 Giá trị (hồ sơ) Tỷ trọng (%) Giá trị (hồ sơ) Tỷ trọng (%) Số hồ sơ đầy đủ 225 308 344 83 36,89 36 11,69 Số hồ sơ không đầy đủ 45 3 12 -42 - 93,33 9 300,00 Tổng 270 311 356 41 15,18 45 14,47
(Nguồn: Báo cáo tín dụng Vietinbank CN Quảng Bình)
Số món bảo lãnh có đầy đủ hồ sơ tăng dần qua các năm, đồng thời số hồ sơ bảo lãnh không đầy đủ giảm xuống, chứng tỏ khách hàng ngày càng có ý thức trong việc cung cấp cho ngân hàng đầy đủ các hồ sơ để phát hành bảo lãnh.
Bước 3: Lập tờ trình và trình duyệt hồ sơ bảo lãnh
Sau khi kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ đề nghị phát hành cam kết bảo lãnh do khách hàng cung cấp, Nhân viên dịch vụ khách hàng lập tờtrình theo mẫu “Tờ trình thẩm định khách hàng” nêu rõ số dư bảo lãnh hiện tại, uy tín thanh toán của khách hàng trong các lần bảo lãnh trước. Các nội dung thẩm định hồ sơ bảo lãnh bao gồm:
- Thông tin của bên đề nghị bảo lãnh - Nhu cầu của khách hàng
- Các phụ lục đính kèm về báo cáo của công ty liên quan đến tình hình tài chính - kinh doanh.
- Quan hệ giao dịch với Vietinbank hoặc với các TCTD khác (tính đến 1 thời điểm cụ thể gần nhất)
CSR kiểm soát tờ trình, trình cấp có thẩm quyền là Trưởng đơn vị xem xét, ký duyệt. Nếu kết quả phê duyệt từ chối đề nghị của khách hàng, CSR gửi thông báo từ chối phát hành CKBL cho khách hàng; nếu đồng ý thì thực hiện qua bước 4.
Bảng 2.5: Số món bảo lãnhđược duyệt phát hành tại Vietinbank –CN Quảng Bình 2015- 2017 Chỉ tiêu Năm 2015 (hồ sơ) Năm 2016 (hồ sơ) Năm 2017 (hồ sơ) 2016/2015 2017/2016 Giá trị (hồ sơ) Tỷ trọng (%) Giá trị (hồ sơ) Tỷ trọng (%)
Số hồ sơ được duyệt 220 300 342 80 36,36 42 14,00 Số hồ sơ không
được duyệt 5 8 2 3 60,00 -6 - 75,00
Tổng 225 308 344 83 36,89 36 11,69
(Nguồn: Báo cáo tín dụng Vietinbank CN Quảng Bình)
Nguyên nhân chủ yếu các hồ sơ bảo lãnh không được duyệt chủ yếu do nội dung thư bảo lãnh không phù hợp với hồ sơ cơ sở đề nghị phát hành. Số lượng các hồ sơ được duyệt tăng đều qua các năm chứng tỏ bộ phận kiểm tra hồ sơ đã rà soát hồ sơ kỹ càng hơn, bảo đảm tính phù hợp giữa hồ sơ đề nghị và thư bảo lãnh.
Bước 4: Soạn thảo hợp đồng cấp tín dụng và thực hiện biện pháp bảo đảm cho CKBL,soạn cam kết bảo lãnh
Cam kết bảo lãnh là văn bản bảo lãnh của Vietinbank phát hành gồm:
+ Thư bảo lãnh: là cam kết đơn phương bằng văn bản của Vietinbank về việc Vietinbank sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
+ Hợp đồng bảo lãnh: là thỏa thuận bằng văn bản giữa Vietinbank và bên nhận bảo lãnh hoặc giữa Vietinbank, bên nhận bảo lãnh, khách hàng và các bên liên quan (nếu có) về việc Vietinbank sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
CKBL phát hành gồm 2 bản chính thể hiện là bản cấp lần một: bên nhận bảo lãnh lưu một bản,CSR lưu một bản.
Bước 5: Thu phí phát hành bảo lãnh
Hạch toán ngoại bảng bảo lãnh. Trường hợp các CKBL có thời hạn kết thúc bảo lãnh dựa vào một sự kiện không ấn định cụ thể thời gian, nhập ngày đáo hạn
phí, nếu bảo lãnh vẫn tiếp tục có hiệu lực, thực hiện thu phí bổ sung và nhập ngày đáo hạn của ngoại bảng bảo lãnh bằng ngày đến hạn thu phí kỳ kế tiếp.
Bảng 2.6: Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh tại Vietinbank
–CN Quảng Bình 2015 - 2017 Nội dung Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016
Tăng/ giảm Tỷ trọng (%) Tăng/
giảm Tỷ trọng (%)
Thu phí BL Triệu
đồng 986 1.430 2.024 444 45,03 594 41,54
Thu nhập dịch vụ
Triệu
đồng 16.268 18.462 21.366 2.194 13,49 2.904 15,73
Tổng thu Triệu
đồng 209.066 273.842 297.446 64.776 30,98 23.604 8,62 Tỷ trọng Thu phí BL/Thu nhập dịch vụ % 6,06 7,75 9,47 1,68 27,80 1,73 22,30 Tỷ trọng Thu phí BL/Tổng thu % 0,00 0,01 0,01 0,00 10,72 0,00 30,31
(Nguồn: Báo cáo tín dụng Vietinbank CN Quảng Bình)
Nhân viên giao dịch tiền gửi của khách hàng (Teller) trích tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán (đối với khách hàng doanh nghiệp) và thu bằng tiền mặt (đối với khách hàng cá nhân) để: chuyển tiền vào tài khoản cam kết bảo lãnh (Account Letter) đãđược tạo sẵn (nếu bảo đảm bằng ký quỹ 100%) và thu phí bảo lãnh. Tính phí bảo lãnh theo biểu phí dịch vụ hiện hành và phí phát hành cam kết bảo lãnh trong nước theo quy định của Vietinbank. Thu phí trước khi phát hành CKBL, phí bảo lãnh sẽ không được hoàn trả lại cho bên được bảo lãnh dù bất cứ lý do gì.
Phí dịch vụ bảo lãnh tại Vietinbank Quảng Bình đã có sự tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng chậm lại, năm 2016 tốc độ tăng là 45,3% thu nhập đạt 1.430 triệu đồng đồng, đến 2017 tốc độ tăng 41,5% với mức thu nhập là 2.024 triệu đồng.
Thu nhập từ bảo lãnh tuy có sự tăng trưởng nhưng tỷ lệ thu phí bảo lãnh trong tổng thu nhập của chi nhánh thấp, đến năm 2017 đạt tỷ lệ 0,68%. Tỷ lệ thu phí bảo
lãnh trong thu nhập dịch vụ đến 2017 có chiều hướng tăng nhẹ, năm 2015 tỷ lệ là 6,06%, đến 2016 tăng lên 7,75% và đến 2017 là 9,47%. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng của thu nhập từ hoạt động bảo lãnh nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của thu nhập dịch vụ.
Bước 6: Giao CKBL và lưu hồ sơ theo dõi, xử lý phát sinh
CKBL được trao tay cho người đại diện theo pháp lý hoặc người được ủy quyền hợp pháp của bên nhận bảo lãnh– là người được yêu cầu trong Giấy đề nghị phát hành CKBL, có kiểm tra đối chiếu đúng người. Người ký nhận phải ghi rõ họ tên đóng dấu, số bản chính đã nhận và thời gian nhận sau đó CSR lưu bản sao CKBL vào hồ sơ bảo lãnh.
Trong thời hạn hiệu lực của CKBL có những phát sinh như tu chỉnh hoặc cấp lại CKBL:
- Trườnghợp tu chỉnh kéo dài thời hạn bảo lãnh và/hoặc tăng giá trị bảo lãnh: CSR yêu cầu khách hàng bổ sung Giấy đề nghị tu chỉnh CKBL (theo mẫu Vietinbank) và Hợp đồng sửa đổi/ bổ sung hoặc phụ lục hợp đồng thể hiện việc kéo dài thời gian nghĩa vụ (nếu cần) và/hoặc việc tăng giá trị nghĩa vụ.
- Trường hợp khách hàng trả lại toàn bộ CKBL (bản chính) đã phát hành và yêu cầu tu chỉnh: thu hồi toàn bộ CKBL (bản chính) đã phát hành, đóng dấu “Hết hiệu lực” lên mặt trước CKBL, lưu hồ sơ và phát hành CKBL mới.
Thực hiện kiểm tra tài sản đảm bảo, kiểm tra định kỳ tình hình hoạt động kinh doanh của các bên, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và đôn đúc khách hàng thực hiện theo nghĩa vụ và đúng tiến độ như hợp đồng đã cam kết.
Bước 7: Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Tiếp nhậnchứng từ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Trong thời hạn hiệu lực của CKBL, CSR tiếp nhận và lưu lại hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh từ bên nhận bảo lãnh, bao gồm: văn bản yêu cầu Vietinbank thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, tài liệu chứng minh việc bên đề nghị bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh (nếu CKBL yêu cầu), bản lưu sao hoặc bản chính của CKBL.
Kiểm tra chứng từ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Kiểm tra CKBL do bên nhận bảo lãnh cung cấp có đúng do Vietinbank phát hành bằng cách đối chiếu với CKBL đang lưu giữ trong hồ sơ bảo lãnh. Đối chiếu thời điểm Vietinbank nhận văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do bên nhận bảo lãnh xuất trình: sau khi kết thúc thời hạn để bên đề nghị bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ và nằm trongthời hạn hiệu lực của CKBL.
Trình cấp có thẩm quyền duyệt thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của tài liệu bên nhận bảo lãnh cung cấp, CSR lập “Phiếu kiểm tra điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh” và trình cấp xét duyệt thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Nếu không đồng ý, lập “Thông báo từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh” cho bên nhận bảo lãnh nêu rõ lý do từ chối.
Nếu đồng ý thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì CSR thông báo cho bên được bảo lãnh việc Vietinbank sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng bảo lãnh, nếu có tranh chấp, các bên sẽ thỏa thuận, thương lượng. Trường hợp không thể giải quyết bằng thỏa thuận, thương lượng thì tranh chấp sẽ do Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.
Nhưng trên thực tế, tại Vietinbank – CN Quảng Bình chưa phát sinh trường hợp nào ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho khách hàng.
Nguyên nhân chính là do trong năm này Vietinbank Quảng Bìnhđã có một cuộc “cách mạng về giá”, chủ động giảm mức phí dịch vụ xuống thấp để thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Đồng thời, trong thời gian này, ngành xây dựng ở địa bàn tỉnh có nhiều khởi sắc, các đơn vị xây lăp ký được nhiều hợp đồng có giá trị lớn, Vietinbank Quảng Bìnhđã tận dụng cơ hội này để gia tăng số lượng cũng như giá trị của các cam kết bảo lãnh. Sang năm 2017, Vietinbank Quảng Bình vẫn giữ nguyên đà tăng trưởng với số tăng trưởng tuyệt đối là 39.914 so với năm 2016, đạt tỷ lệ 42%. Chính sách ưu đãi về phí chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, sau đó sẽ không còn hiệu quả khi các ngân hàng khác cũng chủ động giảm phí để giữ chân khách hàng. Chính vì vậy, Vietinbank Quảng Bình chủ động khai thác ở hệ khách hàng hiện hữu, đồng thời tìm kiếm phân khúc thị trường mới là các doanh nghiệp thương mạilàm bảo lănh thanh toán và các công ty làm bảo lănh tiền tạm ứng để ký quỹ khai thác tài nguyên,...
Bảng 2.7: Tình hình khách hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tại Vietinbank Quảng Bình giaiđoạn 2015-2017 Chỉ tiêu Năm 2015 (triệu đồng) Năm