5. Kết cấu đề tài
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động bảolãnh tiền vay của một số ngân hàng nước
nước ngoài
* Các NHTMởMỹ
Sau cuộc khũng hoảng tài chính Mỹ 2008, Chính phủ Mỹ đã có những bước đi đúng đắn trong việc quản lý hoạt động tín dụng cũng như hoạt động bảo lãnh tiền vay của nước này.
Thực tế hoạt động tín dụng của các NHTM ở Mỹ như Ngân hàng Wells Fargo & Company, M&T Bank Corporation, Ngân hàng JP Morgan Chase & Co. cho thấy, để việc quản lý bảo lãnh tiềnvay hiệu quả cần:[4]
- Thứ nhất, nuôi dưỡng một mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với bên được bảo lãnhvà phục vụ mọi nhu cầu về tài chính của họ. Kết quả là những người cấp bảo lãnh sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tài chính của khách hàng và có được lợi nhuậnkhi bán các sản phẩm tài chính đa dạng, trong khi đó bên được bảo lãnh sẽ có được một nguồn hỗ trợ lâu dài cùng với dịch vụ tín dụng.
- Thứ hai, nhấn mạnh việc thẩm định khoản bảo lãnh tiền vay hơn là việc kiểm soát bảo lãnh tiền vay. Việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến nghĩa vụ bảo lãnh bị vi phạm. Thêm vào đó, phát hành bảo lãnh cho các khách hàng có rủi ro sẽ không đáng nếu tính đến khối lượng công việc phải thực hiện nếu nghĩa vụ bảo lãnh bị vi phạm. Hơn nữa, cần đánh giá đúng tình trạng của từng bên hơn là câu nệ vào các phương pháp và công thức tự động, ví dụ như chấm điểm tín dụng. Chấm điểm tín dụng, căn cứ vào côngthức có sẵn để đo lường và tiên đoán về mức độ rủi ro của các khách hàng tiềm năng, được thiết kế để cải tạo quy trình thẩm định khoản bảo lãnh. Hơn thế nữa, chấm điểm tín dụng có thể loại trừ mất các khách hàng tiềm năng tốt, những khách hàng không có đủ
số lượng năm có lãi, số năm có lãi tối thiểu là một tiêu chí để xác định dự án khả thi trong tương lai.
- Thứ ba, tránh sử dụng những đơn vị môi giới, vì các đơn vị môi giới khôngcó động cơ để đem lại các khoản bảo lãnh có chất lượng cao hơn do họ được trả không căn cứ vào chất lượng khoản vay.
- Thứ tư, “thực chứng hơn thực cung”, nghĩa là cần yêu cầu bên được bảo lãnh phảichứng tỏ được kinh nghiệm của mình trong kinh doanh, yêu cầu bên được bảo lãnh cung cấp thế chấp cả tài sản cá nhân và tài sản DN cho dù là tài sản đảm bảo có cần thiết hay không để tạo ra động lực về tâm lý cho bên được bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh tiền vay.
- Thứ năm, tập trung quyết định cấp bảo lãnh tiền vay để bảo đảm tính thống nhất và kiểm soát. Mặc dù các bên nhỏ hoặc lớn có thể khác nhau về phương pháp xem xét khoản vay, cả 2 đều yêu cầu có ít nhất một cán bộ, không phải là cán bộ thẩm định khoản bảo lãnh,để xem xét lại khoản bảo lãnh và đưa ra quyết định phê duyệt cuối cùng. Kết cấu này loại bỏ việc ra quyết định phê duyệt cuối cùng từ nhiều cán bộ rải rác mà tập trung việc phê duyệt vào một cán bộ hoặc một nhóm để đảm bảo tính thống nhất,kiểm soát và hiệu quả trong thẩm định khoản bảo lãnh.
- Thứ sáu, yêu cầu cán bộ phát hành bảo lãnh phải có trách nhiệm với khoản bảo lãnh họ phát hành. Quyết định tín dụng chỉ tốt khi thông tin trình bày, việc phân tích phải đầy đủ, đa số các đơn vị cấp bảo lãnh đều tin vào trách nhiệm của cán bộ phát hành bảo lãnh. Mặc dù không có đơn vị nào nhấn mạnh về việc phạt các cán bộ khi có nghĩa vụ bảo lãnh bị vi phạm, trong đa số trường hợp các cán bộ phát hành bảo lãnh phải hỗ trợ việc xử lý các khoản bảo lãnh bị vi phạm.
- Thứ bảy, áp dụng hệ số tín nhiệm cho các khoảnbảo lãnh mới và thẩm định lại hệsố này theo định kỳ trong suốt thời hạn của khoảnbảo lãnh. Ngân hàng cần có một hệ thống chấm hệ số tín nhiệm hoặc có kế hoạch để tạo ra một chương trình chấm điểm.
* Các NHTMởNhật Bản
Hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế Nhật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi nền kinh tế có vấn đề thì ngành kinh doanh ngân hàng cũng không thể hoạt động tốt được. Cho dù ngân hàng đóng vai trò hỗ trợ đối với các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ, nhưng hệ thống ngân hàng cũng có thể làm tình hình xấu hơn và trì trệ sự ổn định của nền kinh tế nếu bản thân ngân hàng cũng gặp khó khăn. Nếu như phần lớn các khoản cấp bảo lãnh của ngân hàng cấp cho các DN không khỏe mạnh, thì không chỉ ngân hàng hoạt động không hiệu quả, mà nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng.[4]
Thực tế quản lý hoạt động bảo lãnh tiền vay của các NHTM Nhật Bản như Ngân hàng Mitsubishi UFJ, Ngân hàng Mizuho (Mizuho Financial Group), Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) cho thấy việc phát hành bảo lãnhkhông chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng quá tham vọng càng được kích thích thêm do cạnh tranh trên thị trường là kết quả gây ra thua lỗ của ngân hàng.
Mặt khác, do không có kinh nghiệm với những khoản bảo lãnh tiền vay bị thất thoát nghiêm trọng trước đây nên các ngân hàng Nhật không biết cách quản lý khi có phát sinh lãi lỗ.
Các ngân hàng không hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của việc trì hoãn những biện pháp dứt khoát đối với các khách hàng vay có rủi ro, do đó mức lỗ lãi của ngân hàng không thể được giải quyết nhanh chóng và với phí tổn thấp hơn. Nói cách khác, ngân hàng nên chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi ro trong tương lai gần và xa, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt. Ngoài ra, thực tế ở Nhật cũng cho thấy, nếu mức lỗ của ngân hàng vượt quá khả năng của các NHTM, Nhà nước sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp và tất yếu Ban điều hành các ngân hàng cũng phải được thay thế.[4]
Hiện nay các ngân hàng Nhật đã xửlý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản không thu hồi được. Tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện công tác dự
phòng cần thiết cũng như xử lý những khoản bảo lãnh bị vi phạmnghĩa vụ mà trước đây đã từng gây ra các khoản lỗ lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các ngân hàng.