Định hướng về hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 83 - 87)

Lạng Sơn

Theo dự báo dân số, cung cầu lao động lao động của tỉnh Lạng Sơn thì đến năm 2018 dân số tỉnh Lạng Sơn khoảng 1.949.621 người, năm 2020 khoảng 1.982.757 người, trong đó trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 55% dân số, do đó nhu cầu việc làm sẽ tăng lên.

Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế và dự báo lao động của tỉnh đến năm 2020, mục tiêu tổng thể về tạo việc làm cho người lao động từ nay đến năm 2020 là Tạo nhiều việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp và đặc biệt là giảm tỷ lệ thiếu việc làm, nâng cao tỷ lệ sử dụng lao động nông thôn, đảm bảo chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý, nâng cao năng suất lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Theo kết quả dự báo căn cứ vào mức sinh (Dựa vào phân bố tuổi và giới tính của dân số theo kết quả điều tra toàn bộ của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2015 được sử dụng làm dân số gốc, điều tra 1/4/2015 do Tổng Cục Thống Kê thực hiện) và bằng phương pháp thành phần dự báo dân số, cho kết quả như sau (biểu số 3.1)

Bảng số 3.1 Dự báo dân số 15 tuổi trở lên và dân số trong tuổi thanh niên của tỉnh Lạng Sơn (giả định mức sinh giảm xuống)

Năm Số ngư i 1 tuổi trở lên Số thanh niên 1 – tuổi TN so với tổng số

2014 1.584.045 552.553 34,88

2018 1.715.903 627.531 36,57

Nguồn: Tính toán từ kết quả dự báo dân số cho cả nước, các vùng địa lý - kinh tế và 1 tỉnh thành phố Việt Nam, 1 – 2024, TCTK [10]

Từ bảng số liệu trên cho thấy, dân số 15 tuổi trở lên tăng từ 1.584.045 người năm 2014 lên 1.715.903 người năm 2018, bình quân từ năm 2014 đến năm 2018 mỗi năm tăng 32.964 người. Dân số trong tuổi thanh niên tăng từ 552.553 người năm 2014, lên 627.531 người năm 2018. Nếu tính bình quân từ 2014 đến 2018 mỗi năm tăng 18.744 người. Thanh niên tiếp tục chiếm tỷ trọng cao trong tổng số người 15 tuổi trở lên.

Mục tiêu cụ thể về tạo việc làm từ nay đến 2025:

- Số lao động nói chung và thanh niên nói riêng có khả năng được tạo việc làm đến năm 2020 và 2025 được cụ thể ở Bảng số 3.2

- Từ năm 2014 đến 2018 bình quân mỗi năm phải giải quyết việc làm mới trong giai đoạn 2014 – 2016 từ 35 - 40 nghìn lao động, trong giai đoạn 2017 – 2018 từ 45 - 50 nghìn. Trong đó, số thanh niên cần được tạo việc làm mới đến năm 2018 là 351.663 người, và đến năm 2020 là 489.604 người.

- Giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 4%, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở Lạng Sơn lên trên 85%.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động Giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp xuống còn 35 - 65%, tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng lên 23 - 47% và thương mại dịch vụ là 12 - 18% vào năm 2020.

- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% vào năm 2020 và đạt trên 50% vào năm 2025.

Bảng số 3.2 Dự báo quy mô tạo việc làm cho thanh niên Lạng Sơn đến năm 2020 và 2025

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2020 2025

Quy mô lực lượng lao động Người 1.222.444 1.316.411

Số lao động được tạo việc làm Nghìn người 35 ÷ 40 45 ÷ 50 Quy mô lực lượng lao động thanh niên Người 351.663 489.604 Số thanh niên có khả năng được tạo việc làm Người 349.947 449.024

- Nhà nước và nhân dân cùng góp sức tạo việc làm, thấy được tầm quan trọng của vấn đề tạo việc làm cho người lao động. Do đó, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương xã hội hóa công tác tạo việc làm. Chúng ta xác định giải quyết việc làm, tạo việc làm mới cho người lao động nói chung và lao động thanh niên tỉnh Lạng Sơn nói riêng là nhiệm vụ của tất cả các thành phần kinh tế và sự vươn lên tự tạo việc làm của bản thân người lao động. Huy động tối đa các nguồn lực xã hội, các thành phần kinh tế, đầu tư phát triển việc làm, dịch vụ hỗ trợ tạo việc làm và dạy nghề. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của thanh niên trong việc tự học nghề và tạo việc làm. Khuyến khích thanh niên tự tạo việc làm thông qua các chính sách và biện pháp cần thiết để cho họ tự khởi sự kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân và cho người khác.

- Giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho thanh niên phải gắn với quy hoạch xã hội của tỉnh và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các ngành nghề, các vùng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng.

- Phát triển và nâng cao năng lực của các trường, các cơ sở dạy nghề, các trung tâm giới thiệu việc làm. Điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới dạy nghề theo hướng xã hội hóa, đảm bảo hợp lý về quy mô, cơ cấu nghề. Xây dựng một số cơ sở dạy nghề trọng điểm, nghề trọng điểm trong cơ sở dạy nghề, đáp ứng được yêu cầu đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo nâng cao bằng nhiều phương thức, đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ Sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Kết hợp các hình thức và phương pháp đào tạo.

- Tỉnh Lạng Sơn cần thiết lập những chính sách khuyến khích, ưu đãi về thuế, nguồn vốn, mặt bằng…cho những doanh nghiệp thu hút và sử dụng lao động ở khu vực ngoại thành trong các khu công nghiệp và các vùng nông thôn. Từ đó sẽ tạo thêm việc làm cho lao động thanh niên nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng.

cách hợp lý, nhất là thu hút lao động thanh niên trên địa bàn tỉnh vào làm việc. - Tập trung xây dựng các phương án đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu, mở rộng nghề truyền thống, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động trong các doanh nghiệp bằng đào tạo gắn với việc làm, chú trọng đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu.

- Các cấp, các ngành cần chủ động phối hợp với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để tạo sự đồng bộ và nguồn lực của các ngành trong việc định hướng nghề nghiệp, giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển kinh tế cho thanh niên. Đối với tổ chức Đoàn phải đồng hành với thanh niên, hiểu tâm tư nguyện vọng của thanh niên, tiếp tục đồng hành, giúp đỡ thanh niên trong phát triển kinh tế; bên cạnh việc mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, Đoàn cần làm tốt công tác giáo dục thanh niên luôn có ý thức tự tin, chủ động học nghề, tìm kiếm việc làm, tự mình xây dựng các mô hình kinh tế cho bản thân, không ngừng nâng cao trình độ tay nghề để đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Định hướng 1: Tập trung giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển kinh tế cho người

lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng, phải coi đó là điều kiện để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Tạo việc làm và phát triển kinh tế phải được coi là một ưu tiên, một yêu cầu không thể thiếu trong khi xây dựng các chương trình, các dự án đầu tư và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các ngành, các địa phương và các doanh nghiệp trong tỉnh. Song song với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, phải coi giải quyết việc làm cho thanh niên là một trong những nội dung chính của các chính sách kinh tế - xã hội nhằm phát huy tối đa lợi thế nguồn nhân lực, tạo nhiều việc làm cho thanh niên, thực hiện tiến bộ xã hội ngay trong quá trình phát triển.

Định hướng 2: Phát triển kinh tế và tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh

Lạng Sơn phải gắn với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, sử dụng có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong quá trình đô thị hóa, CNH - HĐH của tỉnh.

được tự do hành nghề, tự do thuê mướn công nhân, phát huy khả năng tự tạo việc làm và phát triển việc làm trong khuôn khổ của pháp luật, tạo môi trường và điều kiện để khuyến khích thanh niên phát triển kinh tế, giải quyết việc làm ngay trên chính địa bàn tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Định hướng 4: Phát triển thị trường lao động và nâng cao vai trò của thị trường lao

động trong tạo việc làm, việc làm phải được giải quyết trên cơ sở tuân thủ các quy luật của thị trường. Tăng cường vai trò điều tiết và vai trò bà đỡ, hỗ trợ các đối tượng yếu thế trên thị trường lao động. Mở rộng sự tham gia của các tổ chức xã hội và của người dân.

Định hướng : Thanh niên là một nhóm nhân khẩu xã hội đa dạng với những đặc

điểm khác nhau về tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, dân tộc, trình độ học vấn, tình trạng kinh tế gia đình và nơi cư trú… Quan niệm truyền thống từ trước đến nay coi thanh niên như một nhóm đồng nhất không còn phù hợp nữa. Các nhà hoạch định chính sách và xây dựng kế hoạch cần thay đổi quan niệm này. Cần thấy rằng thanh niên là lực lượng lao động gồm nhiều nhóm nhân khẩu – xã hội khác nhau và bị chi phối bởi hàng loạt các yếu tố khác nhau. Do đó, các chính sách, trong đó có chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho thanh niên cần mang tính đặc thù và cụ thể hóa để có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của lực lượng lao động thanh niên.

Định hướng : Hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn

tỉnh Lạng Sơn phải phù hợp với đặc trưng, thế mạnh của thanh niên và đặc thù của tỉnh Lạng Sơn. Điều này đòi hỏi phải khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của nguồn nhân lực thanh niên và của tỉnh Lạng Sơn, đặc biệt phát huy tinh thần xung kích, sức trẻ, sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của thanh niên để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.3 Đề xuất hoàn thiện các gi i pháp tăng cư ng hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 83 - 87)