Tình hình phát triển kinh tế trong thanh niên Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 52 - 58)

Do chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp và tăng dần lao đông trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ, nên những năm qua nghề nghiệp và việc làm của thanh niên nông thôn có xu hướng biến đổi. Theo kết quả điều tra lao động và việc làm năm 2006 cho thấy, hiện còn 64,17% thanh niên nông thôn làm trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; 21,25% làm trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và 14,59% làm việc trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Tỷ trọng lao động của thanh niên thuần túy làm nông nghiệp cũng giảm dần, thay vào đó là các mô hình kinh tế tổng hợp VAC, kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa. Đã xuất hiện ngày càng nhiều, thanh niên nông thôn làm ở các công ty nông trường theo dạng “ly nông bất ly hương”. Tình hình dịch chuyển lao động ở Lạng Sơn (không kể lúc nông nhàn) đến làm ăn, sinh sống ở các khu công nghiệp, khu đô thị hoặc các địa bàn dễ làm ăn sinh sống ngày một tăng, tạo ra dòng chuyển dịch dân cư từ nông thôn đến các khu vực trên ngày càng nhiều. Theo kết quả điều tra lao động và việc làm toàn quốc năm 2006 số thanh niên nông thôn thiếu việc làm trong thời điểm điều tra (đầu tháng 4/2006) là 861.000 người chiếm 7,74% trong tổng số thanh niên nông thôn. Nhưng nhìn toàn cục thanh niên nông thôn thường còn 25 - 30% thời gian nhàn rỗi. Số thiếu việc làm nhiều là nhóm thanh niên 20 - 24 tuổi (chiếm 40%) tiếp đó thuộc nhóm thanh niên mới lớn 15 - 19 tuổi (34%) sau cùng là nhóm thanh niên 25 - 29 tuổi (26%) [5]. Theo đánh giá của các chuyên gia, sau khi Việt Nam gia nhập WTO tình hình lao động việc làm, thu nhập của thanh niên nông thôn sẽ chịu nhiều áp lực.

Những điểm hạn chế của lực lượng lao động thanh niên nông thôn hiện nay cần quan tâm:

- Lực lượng lao động là thanh niên phân bố không đồng đều giữa các vùng kinh tế, các ngành kinh tế. Điều kiện tự nhiên của Lạng Sơn chiếm trên 80% diện tích là đồi núi cao, dân cư thưa thớt, sống không tập trung, cuộc sống khó khăn, không đủ đất canh tác, nhất là những vùng chuyên canh, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp

liên kết với người nông dân, nên các mô hình phát triển kinh tế trong thanh niên còn nhiều hạn chế, thanh niên đi làm ăn xa, vượt biên sang Trung Quốc làm thuê vẫn còn diễn ra phổ biến.

- Do điều kiện sống không bằng thành phố nên thanh niên nông thôn thường có mức thu nhập thấp, ít thông tin, trình độ học vấn không cao, không đồng đều, cơ sở hạ tầng kinh tế chậm phát triển dẫn đến việc thiếu hiểu biết về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe nên thể lực, tầm vóc của thanh niên nông thôn thường thấp và nhỏ hơn so với thanh niên thành phố.

- Lực lượng lao động thanh niên nông thôn thường có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thấp.

- Do sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở Lạng Sơn chưa phát triển, năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp, xã hội nông thôn còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, nhiều vùng kinh tế lại dựa quá nhiều vào điều kiện tự nhiên. Nên một bộ phận thanh niên nông thôn còn tồn tại cách suy nghĩ lạc hậu, có tư tưởng ỉ lại, thụ động, không dám đột phá, không đầu tư thời gian cho việc học văn hóa, học nghề, tin học, ngoại ngữ, không dám mạnh dạn đầu tư, thanh niên nông thôn thường xây dựng gia đình sớm, thời gian lao động thường theo mùa vụ có nhiều thời gian rảnh rỗi thường tụ tập chơi bời, la cà nhậu nhẹt, tính kỷ luật trong lao động không cao.

Tóm lại Lực lượng lao động thanh niên ở Lạng Sơn đang có những bước chuyển tích cực về nhiều mặt, thích ứng nhanh nhạy với nền kinh tế thị trường, nó đang đóng vai trò quan trọng trong công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhưng mặt khác, lao động của thanh niên ở Lạng Sơn cũng đang đặt ra nhiều vấn đề khó khăn thách thức, đó là quá trình di chuyển lao động tự do, tâm lý thanh niên không ham muốn nghề nông, thu nhập trong nông nghiệp thấp, trình độ chuyên môn tay nghề thấp chủ yếu là lao động phổ thông, chất lượng nguồn lực lao động còn thấp… Việc làm của người lao động ở Lạng Sơn gắn liền với đặc điểm của kinh tế nông nghiệp, nông thôn, với lực lượng lao động và điều kiện tự nhiên tại chỗ, bao hàm tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế -

xã hội ở Lạng Sơn để mang lại thu nhập mà không bị pháp luật ngăn cấm; được thể hiện là những ngành nông, lâm, thủy sản, những loại việc làm có thể khai thác tài nguyên thiên nhiên tại chỗ. Trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, việc làm của người lao động ở Lạng Sơn mang tính thủ công, nặng nhọc và có thu nhập thấp. Khi kinh tế nông thôn vẫn chủ yếu là nông nghiệp, ở đó ẩn chứa nhiều nguy cơ thiếu việc làm. Vì vậy, đa dạng hóa ngành nghề, mở nhiều loại hình việc làm, phát triển kinh tế - xã hội ở Lạng Sơn là phương hướng chủ yếu giải quyết việc làm cho người lao động.

* Các loại việc làm ở Lạng Sơn

Các loại việc làm ở Lạng Sơn rất đa dạng và phong phú với hàng trăm ngành nghề khác nhau nhưng có thể phân chúng thành các loại việc làm thuần nông và việc làm phi nông nghiệp.

Việc làm thuần nông là những hoạt động lao động trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Trải qua nhiều năm phát triển, hiện nay chăn nuôi và trồng trọt vẫn là công việc chính của nhà nông ở Lạng Sơn. Trong đó trồng trọt chiếm 73%; chăn nuôi chiếm 27%. Trong trồng trọt cây lương thực vẫn chiếm 78,2% diện tích cơ cấu cây trồng, cây rau màu và cây công nghiệp chỉ chiếm 21,8%... Còn chăn nuôi ở Lạng Sơn phần lớn chỉ để tận dụng thức ăn dư thừa và cung cấp phần nào nhu cầu thực phẩm ở Lạng Sơn.

Như vậy, có thể nói lao động trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản là

việc làm chính của người lao động ở Lạng Sơn. Thế mạnh của lĩnh vực này là người lao động được kế thừa kinh nghiệm sản xuất của cha ông để lại. Kiến thức nghề nông được tích lũy dần trong quá trình người lao động tham gia sản xuất từ nhỏ với tư cách là người lao động phụ của gia đình. Bên cạnh đó, loại công việc này còn nhiều hạn chế

Thứ nhất, sản xuất theo mùa vụ, năm này theo năm khác, lặp đi lặp lại nên người

lao động chỉ làm việc theo kinh nghiệm, ít có cải tiến, sáng tạo dẫn đến năng suất và hiệu quả công việc không được nâng cao. Quá trình đó cứ diễn ra như thế từ

nghìn năm làm cho tiến trình phát triển kinh tế - xã hội ở Lạng Sơn diễn ra một cách chậm chạp.

Thứ hai, loại công việc này có tính chất mùa vụ nên lao động ở Lạng Sơn sẽ thiếu

việc làm lúc nông nhàn. Mặt khác, cùng với quá trình đô thị hóa, đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng làm cho người nông dân bị mất tư liệu sản xuất và trình độ học vấn, tay nghề thấp họ sẽ gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm và phải làm những công việc nặng nhọc với mức lương rẻ mạt... Như vậy, trong quá trình CNH, HĐH, người lao động làm trong lĩnh vực thuần nông là những người có nguy cơ bị thiếu việc làm và bị thất nghiệp cao nhất.

Việc làm phi nông nghiệp là lĩnh vực rộng lớn, gồm tất cả các ngành nghề ngoài nông nghiệp ở Lạng Sơn. Cùng với sự hình thành và phát triển của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước các loại ngành nghề ở Lạng Sơn phát triển đã tạo nên sự phong phú, đa dạng về việc làm cho người lao động ở đây. Hiện nay đã có nhiều loại hình công việc ngoài nông nghiệp ra đời và phát triển mạnh. Bên cạnh sự phát triển của các ngành nghề truyền thống như sản xuất đồ gỗ, thêu ren, đồ thủ công mỹ nghệ, đan lát... Nhiều ngành nghề chế biến nông, lâm, thủy sản xuất hiện. Hoạt động gia công cơ khí xuất hiện phục vụ sửa chữa đồ gia dụng, nông cụ, sửa chữa máy móc nông nghiệp, lâm nghiệp. Đặc biệt cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa, dịch vụ ở Lạng Sơn cũng phát triển mạnh mẽ. Nhiều loại hình dịch vụ phục vụ đời sống trước đây chỉ có ở thành thị thì nay đã có ở Lạng Sơn như Dịch vụ vệ sinh nông thôn, dịch vụ cung cấp nước sạch, vệ sinh dịch vụ ăn uống... Nhiều việc làm trước đây bị xã hội coi rẻ và cấm đoán như giúp việc gia đình, chạy chợ... thì nay đã được công nhận như một nghề. Tất cả những biến đổi đó đã tạo ra nhiều loại hình công việc làm phong phú, đa dạng thị trường việc làm cho người lao động ở Lạng Sơn.

Việc làm phi nông nghiệp ở Lạng Sơn có vai trò tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội ở Lạng Sơn:

- Phát triển ngành nghề ngoài việc đem lại việc làm ổn định, thường xuyên cho người lao động ở lĩnh vực đó, còn khả năng thu hút thêm lao động nhàn rỗi ở Lạng

Sơn. Ngoài sự phát triển của nó còn nảy sinh những ngành nghề mới, những hoạt động dịch vụ liên quan tạo thêm nhiều chỗ làm mới cho lao động.

- Loại việc làm này thường đưa lại thu nhập ổn định và cao hơn cho người lao động. Hiện nay thu nhập của các hộ chuyên ngành nghề ở Lạng Sơn thường cao hơn khoảng 4 lần so với thu nhập bình quân của hộ lao động nông nghiệp thuần nông. Điều đó bắt buộc người lao động phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Việc làm phi nông nghiệp ở Lạng Sơn hiện nay đang phát triển phong phú, đa dạng. Tuy nhiên sự phát triển của loại việc làm này cũng gặp khó khăn do hạn chế về trình độ tay nghề của người lao động, về công nghệ cũng như giới hạn về khả năng quản lý của chủ hộ sản xuất kinh doanh, về nguồn vốn cũng như phong tục tập quán, về thị trường. Người dân có nghề phi nông nghiệp vẫn chưa mạnh dạn bỏ ruộng để tập trung sản xuất ngành nghề.

Như vậy, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển ngành nghề ở Lạng Sơn, nhưng so với việc làm thuần nông thì sự phát triển gia tăng của ngành việc làm phi nông nghiệp hiện nay đang chiếm ưu thế và đang trong xu thế phát triển. Bởi vì so với lĩnh vực thuần nông, lĩnh vực phi nông nghiệp ở Lạng Sơn ít gặp những giới hạn của tự nhiên, ngược lại nó còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi sự phát triển của quá trình CNH, HĐH. Nếu như việc làm thuần nông ngày càng bị thu hẹp thì việc làm phi nông nghiệp đang trong xu thế phát triển mở rộng do chính sự phát triển của một nền nông nghiệp hàng hóa đưa lại. Mặt khác nông thôn Việt Nam đang vươn mình phát triển. Điều đó tạo ra thị trường rộng lớn cho sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp, dịch vụ và cơ cấu lao động tiến bộ ở Lạng Sơn. - Nét riêng biệt việc làm và các loại việc làm của thanh niên nông thôn ở Lạng Sơn: Thanh niên lớn lên ở Lạng Sơn nên việc làm của lứa tuổi này cơ bản cũng gắn với sản xuất nông nghiệp. Nhưng họ là lứa tuổi đang trong quá trình chuyển tiếp giữa thời niên thiếu và trưởng thành. Thanh niên trong nhóm tuổi lao động từ 15 - 24 ở Lạng Sơn thường mới tốt nghiệp trung học phổ thông, thường chưa có nghề nghiệp, việc làm, phụ thuộc vào gia đình, chủ yếu là phụ gia đình làm các công việc truyền

thống như làm ruộng, làm nương, trồng rừng… một số ít có thể làm dịch vụ thuê để lấy tiền công như phụ sửa xe, buôn bán nhỏ, làm ở các cơ sở sản xuất nhỏ tại địa phương. Đối tượng này thường có nhu cầu học nghề và muốn thoát ly gia đình để đi làm ăn xa hoặc đi học, kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình và đều trong tình trạng thiếu việc làm, chất lượng lao động thấp do chưa biết nghề và không có kinh nghiệm trong làm việc, chưa định hướng được nghề rõ ràng.

- Nhóm tuổi từ 24 - 30 tuổi, được xem như độ tuổi thanh niên đã có sự trưởng thành, ở Lạng Sơn phần đông độ tuổi này nhất là các bạn nữ đều đã lập gia đình. Họ đã có những nhận thức tương đối ổn định về việc làm; có chút ít kinh nghiệm nghề, kinh nghiệm sống, họ có thể chủ động tham gia vào thị trường lao động tại địa phương hoặc đi ra ngoài tìm kiếm việc làm và có thể vừa làm nông nghiệp vừa làm dịch vụ, như buôn bán, tổ chức sản xuất hộ gia đình hoặc sản xuất nhỏ, hoặc làm nghề truyền thống (thêu thùa, đan lát…) hoặc có thể đến các thành phố, các trung tâm công nghiệp tìm việc làm theo thời vụ để tăng thu nhập. Thực tế hiện nay nhiều thôn bản sau việc đồng áng, họ đến các thành phố để kiếm tiền thông qua nhiều nghề, làm cửu vạn, làm ôsin, đi buôn… Ở đối tượng này nhu cầu việc làm của họ là có việc làm để tăng thu nhập có một phần tích lũy đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng nhà cửa, mua sắm tư liệu sản xuất cho tiêu dùng sinh hoạt cá nhân và gia đình, trong thời gian nông nhàn. Hiện nay, nhiều hộ gia đình trẻ ở Lạng Sơn có khá năng làm kinh tế giỏi, có tiềm lực kinh tế khá.

Tóm lại, việc làm và các loại việc làm của thanh niên nông thôn Lạng Sơn đều có đặc điểm chung của người lao động cả nước là làm việc theo mùa vụ, sản xuất nông nghiệp, thủy sản, trồng rừng, làm những ngành nghề truyền thống của làng quê Việt Nam. Do làm theo mùa vụ và nhiều vùng quê đất chật người đông, ở Lạng Sơn năng suất lao động và thu nhập thấp, việc làm và các loại việc làm của người lao động ở Lạng Sơn thuần nông, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm không qua đào tạo là phổ biến.

Thế hệ thanh niên nông thôn ngày nay, với những tác động tích cực của nhiều nhân tố khách quan (Kinh tế - xã hội phát triển, quá trình CNH, HĐH, phát triển của giáo dục đào tạo…), trình độ học vấn, nhận thức, tính tự chủ và khát vọng vươn lên làm

giàu của thanh niên nông thôn được nâng lên, chủ động tổ chức tự tạo ra việc làm cho mình và nhiều người khác như Tổ chức làm trang trại, phát triển nghề truyền thống và các dịch vụ khác… thể hiện được tính năng động, sáng tạo. Đây là một nét tích cực, nổi bật của thế hệ thanh niên nông thôn Lạng Sơn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 52 - 58)