Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 74 - 75)

Những kết quả, thành tựu đạt được trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện các chương trình giải quyết việc, hỗ trợ phát triển kinh tế làm cho người dân nói chung và cho thanh niên nói riêng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thời gian qua là cơ bản đạt được, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần có phương hướng, giải pháp cụ thể để khắc phục, đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các mục tiêu của chương trình trong thời gian tiếp theo:

* Những tồn tại:

- Quy mô tạo việc làm chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm của thanh niên, công tác tạo việc làm chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Chưa khai thác tốt các lợi thế của tỉnh để tạo việc làm cho người lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng.

- Việc giải quyết việc làm cho thanh niên trong thời gian qua mới chú trọng đến khía cạnh số lượng, chất lượng lao động thanh niên tăng không đáng kể so với yêu cầu hiện nay. Số lao động thanh niên được giải quyết việc làm hàng năm tăng lên nhưng đa số việc làm có chất lượng thấp, năng suất lao động thấp và thu nhập không cao nên thu nhập và đời sống của lao động thanh niên vẫn thấp, đặc biệt là thu nhập lao động thanh niên nông nghiệp.

- Cầu lao động thanh niên tỉnh Lạng Sơn đang có xu hướng tăng, nhưng tình hình việc làm cho lao động thanh niên chưa được cải thiện, quan hệ cung - cầu lao động thanh niên vẫn đang mất cân đối nghiêm trọng, tỷ lệ lao động thanh niên thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao. Tỷ lệ thất nghiệp của người lao động nói chung và thanh niên nói riêng ở khu vực thành thị vẫn thuộc diện cao so với cả nước. Thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông thôn vẫn thuộc loại thấp, thấp hơn so với vùng Đồng Bằng sông Hồng và chung cả nước.

- Chất lượng lao động thanh niên tuy có tăng, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Chất lượng lao động của lực lượng lao động thanh niên tỉnh Lạng Sơn vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước, đặc biệt là lao động nông thôn.

- Cơ cấu lao động nói chung và lao động thanh niên đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên diễn ra còn chậm và chưa theo kịp tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động nói chung và lao động thanh niên ở khu vực nông thôn hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp.

- So với yêu cầu và tiềm năng thực tế của tỉnh, tốc độ giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị và nông thôn của tỉnh còn chậm.

- Công tác xuất khẩu lao động còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng lao động của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 74 - 75)