Quy định pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 58 - 61)

2.1 Giới thiệu nội dung các hoạt động phát triển kinh tế của thanh niên của tỉnh

2.2.1 Quy định pháp lý

Ngày 25-7-2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 25- NQ/TW về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH", trong đó Đảng ta chỉ rõ "Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên".

Để thực hiện được nhiệm vụ trên, Nghị quyết nhấn mạnh các giải pháp chủ yếu sau:

- Huy động nhiều nguồn lực xã hội, đầu tư ngân sách thoả đáng để đẩy mạnh dạy nghề, phổ cập sơ cấp nghề cho thanh niên. Hoàn thiện chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm; có chính sách tín dụng ưu đãi cho các cơ sở dạy nghề, đặc biệt các nghề kỹ thuật cao; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng dịch vụ thị trường lao động; tín dụng ưu đãi cho thanh niên vay tạo việc làm, lập nghiệp; khuyến khích thanh niên đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

- Xây dựng chiến lược truyền thông quốc gia về định hướng nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên. Bảo đảm cơ cấu hợp lý trong đào tạo công nhân kỹ thuật, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.

- Tập trung đào tạo hình thành nguồn nhân lực khoa học - công nghệ có chất lượng cao, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ mới đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức, tạo mũi nhọn phát triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tập trung dạy nghề cho thanh niên nông thôn, bộ đội xuất ngũ, thanh niên dân tộc thiểu số. Khuyến khích đào tạo nghề tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Chú trọng giáo dục ý thức kỷ luật, kỹ năng lao động, tay nghề cho thanh niên đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; đồng thời có biện pháp quản lý, giáo dục, giúp đỡ số thanh niên này.

- Tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm mới và tăng thu nhập cho thanh niên, cải thiện đời sống. Phát triển thị trường lao động lành mạnh, năng động. Khuyến khích thanh niên làm giàu chính đáng. Nhà nước hỗ trợ để chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tổ chức sản xuất kinh doanh cho thanh niên nông thôn; biểu dương, tôn vinh thanh niên làm kinh tế giỏi. Phát huy thế mạnh lao động nông nghiệp để đưa đi lao động ở một số quốc gia có địa bàn phù hợp.

Trên cơ sở Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung, nhiều cơ chế, chính sách về việc làm cho lao động nói chung, lao động thanh niên nói riêng đã được ban hành như Các chương trình

phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, Quỹ quốc gia về việc làm, các chương trình và Quỹ giải quyết việc làm ở địa phương, tổ chức dịch vụ việc làm, đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài, chính sách bảo hiểm thất nghiệp....

Các chính sách này của Chính phủ được áp dụng trên phạm vi toàn quốc, cho mọi đối tượng lao động, trong đó có ưu tiên đối với các đối tượng lao động yếu thế (lao động là người dân tộc thiểu số, lao động vùng sâu, vùng xa, lao động thanh niên, lao động nữ,...). Các chính sách này bước đầu đã góp phần hình thành môi trường thuận lợi, tạo mở nhiều cơ hội việc làm cho thanh niên cả nước.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều văn bản chính sách được ban hành vẫn còn chồng chéo, việc triển khai thực hiện chậm, chưa quy định rõ trách nhiệm cụ thể của các cấp, các ngành, nhiều thanh niên chưa tiếp cận được với các chính sách, các điều kiện, cơ hội để học nghề và giải quyết việc làm. Nhiều chương trình, dự án cho lao động thanh niên được phê duyệt nhưng tiến độ triển khai chậm, chưa tạo ra sự gắn kết trong việc thực hiện các chính sách về dạy nghề và tạo việc làm. Các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội giao cho thanh niên làm chủ chưa nhiều trong khi những bất cập về cơ chế quản lý và tổ chức hoạt động cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả thực hiện.

Mặt khác, tạo việc làm cho người lao động nói chung, lao động thanh niên nói riêng là trách nhiệm của các cấp, các ngành, là kết quả của sự huy động tổng thể nhiều nguồn lực cho nên hiện nay vẫn chưa có cơ chế, chính sách đặc thù riêng về tạo việc làm cho từng vùng nhất định mà chủ yếu chỉ có các chính sách của địa phương căn cứ vào thực tiễn để xây dựng các chính sách cụ thể nhằm đẩy mạnh tạo việc làm trên địa bàn đồng thời, lồng ghép vào chính sách chung.

Trên cơ sở các chính sách chung của Chính phủ, tỉnh Lạng Sơn đã chủ động ban hành nhiều văn bản, cơ chế, chính sách, quy định, hướng dẫn về việc làm cho người lao động, trong đó đặc biệt chú trọng đến lao động thanh niên.

Nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh đã được ban hành như các chính sách ưu đãi về vốn, cơ sở hạ tầng, đảm

bảo nguồn nhân lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên từng địa bàn, các chính sách phát triển các khu công nghiệp, chính sách phát triển các làng nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,…đã góp phần phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho thanh niên nói riêng, lao động nói chung.

Nhằm đẩy mạnh tạo việc làm cho lao động thanh niên trong giai đoạn 2015 - 2020, các cơ quan của tỉnh Lạng Sơn và các huyện đã xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình giải quyết việc làm địa phương giai đoạn 2015 - 2020, tập trung vào các dự án, hoạt động về hỗ trợ phát triển kinh tế tạo việc làm, cho vay vốn tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm và Quỹ giải quyết việc làm địa phương, hỗ trợ tín dụng xuất khẩu lao động, hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí, tổ chức các hoạt động giao dịch việc làm, đưa nội dung tạo việc làm cho lao động nói chung, lao động thanh niên nói riêng vào trong nghị quyết, chương trình hành động của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, chính sách của địa phương về tạo việc làm cho lao động thanh niên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)