Nhóm giải pháp hỗ trợ kiến thức cho thanh niên phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 89 - 92)

Điều chỉnh quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề cho phù hợp với quy mô, cơ cấu nghề nghiệp và tốc độ phát triển kinh tế. Tạo được sự hợp tác và phân công của cả hệ thống dạy nghề trên địa bàn. Xây dựng một số khoa trọng điểm trong các trường nghề. Phát triển các trung tâm dạy nghề vùng và cấp huyện, cố gắng phấn đấu huyện nào cũng có cơ sở dạy nghề đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thị trường lao động.

Xây dựng và nâng cấp các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh để thực hiện được nhiệm vụ đào tạo một số nghề công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao và phục vụ cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tạo điều kiện cho các trường dạy nghề của Trung ương trên địa bàn tỉnh nâng cấp lên Cao đẳng nghề đủ năng lực đào tạo lao động lành nghề có chuyên môn kỹ thuật cao. Phát triển mạnh dạy nghề trong các trường trung học, cao đẳng kỹ thuật, mở rộng ngành nghề và quy mô đào tạo của các trường dạy nghề hiện có, đáp ứng được nhu cầu đào tạo cho ngành và cung cấp lao động kỹ thuật cho địa phương.

Lựa chọn nghề đào tạo có trọng tâm, trọng điểm hướng mạnh vào dạy nghề thủ công mỹ nghệ, thêu dệt, thổ cẩm, chế biến nông lâm sản, các sản phẩm từ rừng; thợ sửa chữa máy nông, thợ xây dựng, thợ điện, thợ cơ khí phục vụ cho điện khí hóa nông thôn… Ngoài ra, có thể liên kết đào tạo công nhân, lao động cho những ngành nghề khác không phù hợp với đặc thù địa phương, nhưng đáp ứng được sở

trường, nguyện vọng của người lao động và cung cấp lao động cho địa phương khác.

Đa dạng hóa ngành đào tạo, kết hợp đào tạo dạy nghề ngắn hạn, truyền nghề, cần gì học nấy với đào tạo nghề bậc cao, phục vụ cho yêu cầu tại chỗ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động xã hội khu vực và xuất khẩu lao động.

Thực hiện hướng nghiệp cho thanh niên tích cực tham gia học nghề và ưu tiên đầu tư kinh phí đào tạo, dạy, truyền nghề, đồng thời cần thực hiện miễn giảm học phí cho con em gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ và người nghèo.

Đổi mới chế độ thu học phí Cùng với hỗ trợ của nhà nước đảm bảo tính đủ chi phí cho dạy nghề, xóa bỏ những khoản thu ngoài học phí, các đối tượng chính sách xã hội được hỗ trợ kinh phí trong nguồn kinh phí chương trình mục tiêu do Nhà nước cân đối, thực hiện quyền tự chủ về tài chính trong các cơ sở công lập theo cơ chế hoạt động cung ứng dịch vụ phi lợi nhuận và cơ chế doanh nghiệp đối với cơ sở dạy nghề hoạt động theo cơ chế lợi nhuận.

Đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động theo 3 hình thức Công lập, dân lập, tư thục và cổ phần hóa. Nghiên cứu chuyển hóa hình thức quản lý và sở hữu cơ sở dạy nghề hoặc một số lĩnh vực trong cơ sở dạy nghề theo hướng nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy nghề. Tạo điều kiện thuận lợi về môi trường đầu tư và cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động dạy nghề để tăng số lượng và chất lượng lao động được đào tạo nghề hàng năm. Đảm bảo cơ cấu ngành nghề, gắn đào tạo với sử dụng lao động.

* Nâng cao chất lượng đào tạo nghề

- Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo từ khâu giáo dục định hướng, đào tạo thợ bậc cao, rèn luyện kỹ năng nghề, tác phong kỷ luật lao động, đào tạo ngoại ngữ, pháp luật lao động, phổ cập nghề cho lao động nông thôn. Xây dựng danh mục ngành nghề, đăng ký tiêu chuẩn nghề, tiêu chuẩn cơ sở dạy nghề.

- Cải tiến đổi mới nội dung chương trình đào tạo nghề để phù hợp với thực tế sản xuất. Biên soạn mới và chỉnh lý chương trình nghề giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo…

- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo cho các trường, trung tâm có đủ số lượng, chất lượng giáo viên theo quy định đồng thời có kế hoạch cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong công tác dạy nghề chất lượng cao.

- Khuyến khích người lao động tự học, tự nghiên cứu, tiếp cận theo phương pháp giáo dục đào tạo hiện đại.

* Huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nguồn nhân lực

- Hàng năm, tỉnh cần trích từ 1 – 2% tổng thu ngân sách lập quỹ hỗ trợ dạy nghề giải quyết việc làm, đặc biệt là phải xác định mức đóng góp của các doanh nghiệp, thu hút các nguồn tài trợ trong và ngoài nước theo phương châm xã hội hóa công tác dạy nghề.

- Phát huy tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn lực, nhất là nguồn nội lực cho mục tiêu đào tạo. Tăng tỷ lệ % huy động nguồn lực xã hội hóa. Đổi mới cơ chế chính sách để tăng nguồn đầu tư trong dân, đầu tư từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh dịch vụ và đóng góp của người học, của doanh nghiệp thông qua hợp đồng liên kết đào tạo nghề và các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, v.v…

Ngoài các mô hình đào tạo nghề, truyền nghề, định hướng nghề, nâng cao trình độ nguồn nhân lực như đã phân tích trên, tỉnh cần chỉ đạo thành lập các đội, câu lạc bộ các nhà khoa học trẻ, các đội chuyển giao kỹ thuật hằng tuần, hằng tháng về cơ sở tiến hành thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cho người dân và thanh niên thực hiện áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Xây dựng các bảng tin của thôn, xóm ở những nơi công cộng để truyền tải những thông báo, các thông tin cần thiết cho người dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là những nội dung liên quan đến

quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người dân. Ngoài ra có thể áp dụng các hội nghị đầu bờ, các hệ thống thông tin truyền thông ở cơ sở để tuyên truyền, cung cấp thông tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 89 - 92)