Hệ thống của các tổ chức thanh niên hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 25 - 29)

1.1 Cơ sở lý luận về thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt

1.1.5 Hệ thống của các tổ chức thanh niên hiện nay

Hiện nay ở nước ta có cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên, có 3 tổ chức về thanh niên và đơn vị thanh niên xung phong.

- Uỷ ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam (là cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên được thành lập ở cấp Trung ương).

- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (được tổ chức theo hệ thống từ Trung ương đến cơ sở).

- Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (được tổ chức theo hệ thống từ Trung ương đến cơ sở).

- Hội Sinh viên Việt Nam (được tổ chức trong trường Đại học, Cao đẳng). - Đơn vị thanh niên xung phong (do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp lập ra).

* Uỷ ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam: Ngày 13/2/1998 Thủ tướng Chính phủ

quyết định thành lập Uỷ ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam để giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên quan về thanh niên. Uỷ ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn

- Đề xuất và kiến nghị với các cơ quan Nhà nước trong việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách về thanh niên.

- Tổ chức việc phối hợp với các cơ quan liên quan để hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế thực hiện pháp luật và chính sách đối với thanh niên.

- Thực hiện các hoạt động đối ngoại về mặt Nhà nước trong lĩnh vực thanh niên theo quy định.

- Cơ cấu tổ chức Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam bao gồm Chủ nhiệm; phó chủ nhiệm và các ủy viên là đại diện lãnh đạo của các bộ, ngành Trung ương thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm theo sự phân công.

* Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức

chính trị - xã hội của thanh niên do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đoàn là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đoàn được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản là tập trung dân chủ. Hệ thống tổ chức của Đoàn có 4 cấp từ Trung ương đến cơ sở gồm

- Trung ương Đoàn

- Tỉnh, thành Đoàn và các đơn vị tương đương.

- Huyện, quận, thành Đoàn và các đơn vị tương đương. - Tổ chức cơ sở Đoàn (Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở).

Tổ chức cơ sở là nền tảng của Đoàn, được thành lập theo địa bàn dân cư, trong các cơ quan, trường học, đơn vị kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Đơn vị nào có từ 3 đoàn viên trở lên được thành lập chi đoàn. Chi đoàn là tổ chức tế bào của Đoàn.

Thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội; tích cực trong học tập, lao động, hoạt động xã hội và bảo vệ Tổ quốc; thừa nhận điều lệ Đoàn đều có thể trở thành đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh.

Thực tiễn lịch sử 88 năm qua của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên của cả nước đã chứng minh rằng Ở những bước ngoặt của lịch sử, thanh niên Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã gánh vác được những nhiệm vụ nặng nề nhất của Tổ quốc yêu cầu và đã góp phần làm nên truyền thống vẻ vang cho dân tộc.

* Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam: Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là một tổ

chức xã hội rộng rãi của thanh niên và các tổ chức thanh niên Việt Nam yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Mọi nam, nữ thanh niên Việt Nam tuổi đời từ 16 đến 35 và các tổ chức thanh niên Việt Nam tán thành điều lệ Hội đều có thể gia nhập Hội. Hệ thống tổ chức của Hội có 4 cấp từ trung ương đến cơ sở gồm

- Uỷ ban Trung ương Hội.

- Uỷ ban Hội các tỉnh, thành và tương đương. - Uỷ ban Hội huyện, quận và tương đương. - Uỷ ban Hội xã, phường và tương đương.

Chi hội (Câu lạc bộ, đội, nhóm, tổ thanh niên) là tổ chức tế bào của Hội được tổ chức và hoạt động không phân biệt địa bàn hành chính mà căn cứ vào nhu cầu nghề nghiệp, hoạt động văn hóa xã hội, năng khiếu, sở thích để quy tụ thanh niên tự nguyện tham gia vào các loại hình đó, cùng hoạt động vì lợi ích chung của xã hội và lợi ích của từng thành viên. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên tập thể có vai trò nòng cốt chính trị trong mọi hoạt động của Hội.

* Hội Sinh viên Việt Nam: Hội Sinh viên Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của

giới sinh viên Việt Nam, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước và trong sự phối hợp chặt chẽ với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trong đó Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có vai trò nòng cốt. Hội Sinh viên Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Liên hiệp Sinh viên quốc tế. Tổ chức Hội Sinh viên được thành lập trong các trường Đại học, Cao đẳng trong nước. Hội viên gồm những sinh viên là công dân Việt Nam đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng

trong và ngoài nước tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội và được xem xét chấp nhận của một cấp bộ Hội.

* Thanh niên xung phong: Thanh niên xung phong ra đời từ những năm 1950, trải

qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thanh niên xung phong đã làm nên truyền thống vẻ vang và vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang. Trong giai đoạn hiện nay, theo quyết định số 770/TTg ngày 20/12/1994 của Thủ tướng Chính phủ “Thanh niên xung phong là hình thức tổ chức lực lượng xung kích của thanh niên do Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức ra nhằm tập hợp thanh niên xung kích thực hiện các chương trình, dự án kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, vừa giáo dục, rèn luyện và đào tạo nghề nghiệp cho thanh niên”. Thanh niên xung phong chỉ thành lập ở đơn vị thực hiện các chương trình, dự án hoặc được giao một số nhiệm vụ trong từng thời gian, theo các hình thức Đội thanh niên xung phong, Tổng đội thanh niên xung phong, Trường thanh niên xung phong, Trung tâm thanh niên xung phong dạy nghề cho các đối tượng xã hội. Tổ chức Đoàn các cấp được đứng ra thành lập đơn vị thanh niên xung phong của cấp mình để thực hiện các nhiệm vụ Thực hiện chương trình, dự án của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng có nhiều khó khăn (như miền núi, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo), vùng đất hoang hóa ở đồng bằng, vùng bãi bồi ven sông ven biển; thực hiện một số nhiệm vụ cần có lực lượng xung kích trong từng thời gian ở nơi có khó khăn như khắc phục hậu quả thiên tai, vệ sinh phòng bệnh, chữa bệnh, dạy học, phổ biến khoa học kỹ thuật..., giáo dục lao động cho các đối tượng xã hội, góp phần giải quyết các tệ nạn xã hội (mại dâm, ma túy). Lực lượng thanh niên xung phong gồm các thanh niên từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, tự nguyện tham gia.

Từ những phân tích cơ sở lý luận về quan điểm của C.Mác, Ăng-ghen, Lenin; tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên; quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên; thực tiễn về sự đóng góp của thanh niên trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng đất nước ta; cùng với việc phân tích hệ thống của các tổ chức thanh niên hiện nay cho thấy Thanh niên luôn

được đánh giá cao và có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi thời kỳ cách mạng của đất nước, của dân tộc; các nhà cách mạng tiền bối muốn lãnh đạo cách mạng thành công đã nhìn vào lực lượng thanh niên và thực tiễn đã chỉ ra hoàn toàn đúng như vậy; trong giai đoạn hiện nay, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, dìu dắt và phát huy thanh niên, xây dựng lớp thanh niên vừa hồng, vừa chuyên. Điều đó khẳng định từ lý luận đến thực tiễn đã xác định vị trí, vai trò của thanh niên là rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)