Nhóm giải pháp tạo sự thay đổi và tư duy tích cực cho thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 87 - 89)

lên phát triển kinh tế, xóa nghèo

Việt Nam nói riêng là rất cần thiết, nhằm trang bị cho thanh niên những hiểu biết cơ bản về quyền, nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động khi tham gia thị trường lao động. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với từng đối tượng; việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động thông qua các buổi tập huấn ngắn hạn hoặc lồng ghép các sinh hoạt của chi đoàn thanh niên để giới thiệu các quy định pháp luật lao động và kèm theo các tờ rơi hoặc tài liệu về pháp luật lao động; đối với thanh niên đang là học sinh, sinh viên tại các trường phổ thông, các cơ sở đào tạo thì cần có chương trình để giới thiệu các quy định pháp luật lao động cho thanh niên học sinh. Đồng thời có chương trình phổ biến và tuyên truyền pháp luật lao động thông qua hệ thống truyền thanh tại cộng đồng, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật lao động trong thanh niên học sinh và tại địa phương.

Có các biện pháp để tuyên truyền nâng cao nhận thức của thanh niên về vấn đề việc làm để thanh niên xác định rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong lao động và việc làm, tạo động lực để thanh niên phấn đấu trong học tập và trong lao động, đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của xã hội, tránh sự trông chờ ỷ lại của thanh niên. Trong những năm qua, mặc dù đã được tuyên truyền về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác xóa đói, giảm nghèo, song vẫn còn một bộ phận lớn các hộ gia đình, nhất là những hộ gia đình trong diện hộ nghèo còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, lòng thương của các nhà hảo tâm đã tài trợ, nên họ không muốn thoát nghèo, lười lao động. Do vậy, cần phải tổ chức các hoạt động tuyên truyền đồng bộ hơn, có tính giáo dục, thuyết phục cao hơn để người dân thấy đói, nghèo là sự nhục nhã, đớn hèn, là ăn bám vào xã hội, là thiếu ý chí, thiếu tinh thần và quyết tâm xây dựng gia đình… Để từ đó đánh vào lòng tự trọng, thức tỉnh họ biết cực mà vươn lên thoát nghèo. Đồng thời, Đảng, Nhà nước cũng nên bỏ các chính sách hỗ trợ theo kiểu cho con cá, hay cho cần câu, mà chỉ cho môi trường, cho điều kiện, còn có câu được hay không là do họ phải tự tìm và tự câu. Ngoài ra, cần tuyên truyền cho người dân và cho thanh niên thấy được vị thế, tiềm năng, điều kiện trên quê hương, địa bàn mình, định hướng cho họ cách làm, để họ tự xây dựng cho mình một mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp, làm giàu,

từ đó cũng tự tạo việc làm cho bản thân mình và cho người khác. Phương thức tuyên truyền cũng cần phải đổi mới, nên lấy tuyên truyền, vận động, thuyết phục là chủ yếu, biểu dương, khen thưởng những hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo để làm gương cho các hộ gia đình nghèo khác. Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, tổ chức chỉ đi thăm và động viên những hộ gia đình đã thoát được nghèo và những hộ thực sự khó khăn, khó có thể thoát nghèo, đồng thời cũng phải dùng tập thể, xóm làng, thôn bản để để phê bình, nhắc nhở, góp ý đối với những hộ gia đình có điều kiện vươn lên thoát nghèo, nhưng còn lười lao động, lười tư duy suy nghĩ, chỉ có lối sống hưởng thụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 87 - 89)