Cơ sở lý luận về thanh niên và các phong trào của thanh niên tham gia phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 29)

phát triển kinh tế - xã hội

Ở mọi thời kỳ cách mạng, các phong trào thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội đều được coi trọng và được xác định là lực lượng xung kích đi đầu. Sự ra đời của các phong trào này gắn liền với quá trình lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc, kỷ nguyên của độc lập, tự do. Vừa mới ra đời, Nhà nước cách mạng non trẻ đã phải đương đầu ngay với tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”. Theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng đã phát động phong trào quần chúng tăng gia sản xuất, chống đói, phong trào chống nạn mù chữ. Hưởng ứng lời kêu gọi chống giặc đói của Hồ Chủ tịch, Đoàn thanh niên cứu quốc đã động viên đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia các cuộc vận động lạc quyên cứu đói, hưởng ứng “Hũ gạo cứu đói”, ngày đồng tâm nhịn ăn… để giúp đồng bào bị đói. Mở đầu phong trào tăng gia sản xuất, với khẩu hiệu “Không

một tấc đất bỏ hoang” và “Tấc đất, tấc vàng”, phong trào thi đua sản xuất dấy lên ở

khắp các vùng nông thôn, đồng bằng, trung du, miền núi và ở các thành phố, thị trấn. Hàng nghìn đoàn viên ,thanh niên tổ chức thành những đội sản xuất đi khai hoang, phục hóa ruộng đất, bảo vệ đê điều, trồng các cây lương thực ngắn ngày, tận dụng từng bãi đất nhỏ ven công viên, các bãi bồi ven sông, đến những thửa ruộng hoang hóa để trông lúa, trông màu, Đoàn còn tổ chức các đội thanh niên đi về nông thôn, lên vùng trung du, miền núi để tham gia sản xuất lương thực… Những hoạt động tích cực của

đoàn viên, thanh niên đã góp phần nhanh chóng khôi phục sản xuất nông nghiệp, đẩy lùi nạn đói. Để thiết thực giúp Chính phủ giải quyết khó khăn to lớn về tài chính, tổ chức Đoàn đã vận động đoàn viên, thanh niên đi đầu tuyên truyền, vận động xây dựng “Quỹ độc lập” và “Tuần lễ vàng”… Kết quả đã quyên góp được cho Nhà nước 370kg vàng và 20.000.000 đồng. Với những thắng lợi bước đầu trên mặt trận kinh tế, tài chính, chính quyền cách mạng đã có những cố gắng lớn và giành được nhiều thành tích, đồng thời là những tiền đề quan trọng cho công cuộc kháng chiến chống Pháp trong thời gian tiếp theo.

Năm 1946, 1947, thực hiện chủ trương vừa đánh địch vừa tổ chức xây dựng lực lượng chính trị, ở Nam Bộ, Xứ ủy chủ trương hình thành mặt trận đoàn kết thanh niên rộng rãi để tập hợp tất cả các tầng lớp, tổ chức thanh niên vì mục tiêu kháng chiến, kiến quốc. Ngày 05/01/1947, Liên đoàn Thanh niên Nam Bộ được thành lập. Tháng 12/1947, Đoàn thanh niên cứu quốc Nam Bộ tiến hành Đại hội lần thứ nhất, Đại hội đã phát động phong trào thi đua lập công với nội dung như Quân sự hóa thanh niên (tòng quân, luyện tập quân sự, công tác dân quân); xây dựng đời sống mới, xây dựng nông thôn mới; tăng gia sản xuất lương thực; tham gia công tác bình dân học vụ và công tác thiếu nhi.

Ngoài phong trào tòng quân giết giặc, tham gia dân quân, du kích, ở vùng giải phóng, Đoàn thanh niên đã động viên tuổi trẻ cả nước tham gia mọi mặt công tác để xây dựng chế độ mới. Phong trào sản xuất tự túc được thanh niên hưởng ứng mạnh mẽ và đã thu được những thành quả quan trọng. Đoàn tổ chức các đội thanh niên xung phong đi khai hoang, phục hóa, làm thủy lợi, tăng diện tích trồng lúa và ra màu các loại, nhờ vậy, tự túc được về lương thực, thực phẩm và các hàng hóa thông dụng trong đời sống dân quân vùng giải phóng. Phong trào “Lao động sáng tạo” của thanh niên công nhân trong các công binh xưởng, nhà máy, xí nghiệp ở nơi rừng sâu và căn cứ địa kháng chiến đã góp sức không nhỏ cùng tiền tuyến diệt thù.

Năm 1950, dưới ánh sáng các nghị quyết về công tác thanh niên của Đảng, phong trào thanh niên phát triển ngày càng vững chắc, tổ chức Đoàn lớn mạnh trong cả nước. Do yêu cầu của cuộc kháng chiến và thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Trung ương Đảng về vấn đề thống nhất phong trào thanh niên, thống nhất hệ thống tổ chức

Đoàn trong cả nước, Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên cứu quốc toàn quốc lần thứ nhất đã được triệu tập vào tháng 2 năm 1950. Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ nhất đã đề ra 4 nhiệm vụ trước mắt của công tác thanh vận là (1) Động viên thanh niên xung phong trong công cuộc kháng chiến, hoàn thành công việc chuẩn bị chuyển sang tổng phản công; (2) Kiên quyết xây dựng tổ chức thanh niên trung kiên gần Đảng, phát triển rộng rãi mặt trận thanh niên; (3) Đem lại quyền lợi thiết thực cho thanh niên, đặc biệt chủ trọng vấn đề học tập văn hóa và nghề nghiệp cho thanh niên; (4) Giáo dục thiếu niên, nhi đồng [3].

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II (từ ngày 25/10 đến 04/11/1956) đã đề ra nhiệm vụ của Đoàn trong giai đoạn cách mạng khi đó là “Động viên mọi người, mọi tầng lớp

thanh niên đém hết sức lực, trí tuệ của mình vào công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa, củng cố quốc phòng, tham gia tích cực vào công cuộc củng cố miền Bắc, tiến dần từng bước lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà” [3].

Sau cải cách ruộng đất, nông thôn miền Bắc đã có chuyển biến mới, sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện một bước. Để đưa nền nông nghiệp miền Bắc tiếp tục phát triển ngày càng cao, Đảng ta chủ trương tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (khóa II) lần thứ 6 nhấn mạnh “Phải tổ chức hết thảy mọi đoàn viên và thanh niên nông thôn học tập

đường lối hợp tác hóa nông nghiệp của Đảng”, Đoàn đã có nhiều hình thức hoạt động

phong phú trong công tác tuyên truyền, vận động… Hội nghị đại biểu Đoàn toàn miền Bắc họp từ ngày 15 đến ngày 20/02/1960 nhận xét “Thanh niên đã hăng hái tham gia

hợp tác xã, góp phần tích cực vào việc mở rộng và củng cố phong trào hợp tác hóa nông nghiệp”.

Bước sang giai đoạn cách mạng mới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương “Tiến hành cải

tạo hòa bình công thương nghiệp tư bản tư doanh”, “Cải tạo dần dần người tư sản thành người lao động”, Đoàn thanh niên có trách nhiệm tổ chức, giáo dục đoàn viên,

thanh niên tích cực tham gia vào công tác này. Đoàn thanh niên trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ… đã tổ chức cho đoàn viên, thanh niên học tập để hiểu rõ và góp phần tích cực thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Phong trào

“Ngày lao động xã hội chủ nghĩa” đã thu hút 25 vạn đoàn viên thanh niên trong các cơ quan, trường học, xư nghiệp, công trường, bệnh viện… tham gia. Sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra môi trường rộng lớn cho tuổi trẻ cống hiến và trưởng thành, mở ra con đường đi tới tương lai.

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III (tháng 3/1961) đã xác định nhiệm vụ trong giai đoạn mới là “Đoàn kết thanh niên, tổ chức mọi lực lượng, giáo dục thanh niên trong

cả nước tiến lên dưới ngọn cờ của Đảng, cống hiến hết sức mình phấn đấu hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ lịch sử mà Đảng đã đề ra” [3]. Đại hội đã phát động phong

trào “Xung phong tình nguyện vượt mức Kế hoạch nhà nước năm năm lần thứ nhất” (1961 - 1965) nhằm tổ chức, giáo dục, động viên tuổi trẻ miền Bắc phát huy vai trò và tác dụng của mình đi đầu thực hiện thắng lợi kế hoạch nhà nước, qua đó nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, giáo dục thanh niên ý thức đối với kế hoạch nhà nước, giáo dục tinh thần xung phong, tự nguyện, tự giác trong bất kỳ công việc gì mà mình đang làm, nâng cao tinh thần trách nhiệm của thanh niên đối với việc thực hiện kế hoạch 5 năm. Tại Đại hội này đã ra nghị quyết lấy ngày 26/3 hằng năm là ngày kỷ niệm thành lập Đoàn. Phong trào xung phong, tình nguyện tuy có bao quát toàn diện, nhưng mỗi lĩnh vực, mỗi đối tượng cụ thể lại có nội dung riêng, có hình thức, phương thức nhất định, vừa đa dạng phong phú, vừa mang tính đặc thù cho từng lĩnh vực hoạt động. Điều đó đã tạo ra cho phong trào có sức sống mạnh mẽ. Tháng 7 năm 1963, Trung ương Đoàn đã triệu tập đại hội những người xuất sắc trong phong trào xung phong, tình nguyện vượt mức kế hoạch năm năm lần thứ nhất, đã có hơn 600 đại biểu xuất sắc dự đại hội. Tháng 3/1964, trước tình hình đế quốc Mỹ đẩy cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam lên bước mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi “Mỗi người hãy làm việc bằng hai để

đền đáp đồng bào miền Nam ruột thịt”. Đáp ứng lời kêu gọi đó, những người xung

phong tình nguyện vượt mức kế hoạch năm năm lần thứ nhất đã không tiếc sức mình, nỗ lực phấn đấu vì miền Nam ruột thịt.

Ngày 05/8/1964, sau khi dựng lên cái gọi là “Sự kiện vịnh Bắc Bộ”, Mỹ bắt đầu tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc. Cả nước căm phẫn trước hành động leo thang chiến tranh của đế quốc Mỹ, ở đâu thanh niên cũng sục sôi khí thế sẵn sàng cho một cuộc đối đầu lịch sử. Ngày 09/8/1964, Ban Chấp hành Thành đoàn Hà Nội đã phát

động phong trào “Ba sẵn sàng” (Sẵn sàng chiến đấu – Sẵn sàng nhập ngũ – Sẵn sàng đi đến nơi nào Tổ quốc cần đến). Được sự chỉ đạo của Trung ương Đoàn, phong trào “Ba sẵn sàng” đã nhanh chóng lan tỏa đến các địa phương khác. Ở miền Nam vào thời điểm này, cục diện chiến trường có những chuyển biến mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tháng 3/1965, Đại hội Đoàn thanh niên Nhân dân cách mạng Việt Nam lần thứ nhất đã được tiến hành, Đại hội đã khẳng định nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn thanh niên Nhân dân Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn trước mắt là “Đánh giặc, sản

xuất, xây dựng đời sống mới vùng giải phóng, đoàn kết và tổ chức, tập hợp lực lượng thanh niên học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành lực lượng hậu bị của Đảng” và

quyết định phát động phong trào “Năm xung phong” (Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch – Xung phong tòng quân và tham gia du lích chiến tranh – Xung phong đi dân công và thanh niên xung phong phục vụ tiền tuyến – Xung phong đấu tranh chính trị và chống bắt lính – Xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông hội”. “Ba

sẵn sàng” và “Năm xung phong” là những phong trào hành động cách mạng tiêu biểu

của thế hệ thanh niên “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương

lai”. Phong trào có sức cuốn hút đông đảo đoàn viên thanh niên trên mọi miền đất

nước, ở mọi vị trí công tác, sản xuất, chiến đấu, học tập cũng như nghiên cứu… Khí thế “Ba sẵn sàng” và tinh thần “Năm xung phong” được bộc lộ rõ trên mọi lĩnh vực hoạt động. Ở đâu có đoàn viên thanh niên là ở đó có khí thế sôi nổi của “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong”. Phong trào “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong” đã đáp ứng nhiệt huyết của đoàn viên thanh niên đang khát khao được cống hiến sức lực, trí tuệ cho nhân dân, cho đất nước và góp phần quan trọng vào Đại thắng mùa xuân năm 1975 thống nhất đất nước.

Cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sau bao nhiêu năm đã để lại hậu quả vô cùng nặng nề đối với đất nước ta. Cùng với toàn thể nhân dân, thế hệ trẻ Việt Nam, thông qua các phong trào hành động cách mạng sôi nổi, đã tiếp tục phát huy vai trò xung kích, hăng hái tham gia xây dựng đất nước và kiên cường bảo vệ Tổ quốc. Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh đã mở đợt tuyên truyền và giáo dục rộng rãi trong đoàn viên thanh niên về thắng lợi lịch sử vĩ đại của dân tộc, về vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong tình hình mới và đề ra 5 mũi công tác trước mắt của Đoàn và phong trào thanh niên cả nước là (1) Tổ chức một đợt

tuyên truyền rầm rộ mừng Việt Nam toàn thắng, nhớ ơn Bác Hồ; (2) Phát động phong trào thanh niên, thiếu niên múa hát mừng Việt Nam toàn thắng; (3) Xây dựng nếp sống mới; (4) Vận động phong trào quyên góp “Hai triệu cuốn sách tặng thanh niên, thiếu niên miền Nam anh hùng”; (5) Đẩy mạnh phong trào thi đua trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của Đoàn.

Trước những yêu cầu của tỉnh hình, tháng 01/1978, Hội nghị lần thứ 25 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (khóa III) đã quyết định phát động phong trào “Ba xung kích

làm chủ tập thể” trong thanh niên cả nước nhằm động viên và tổ chức đoàn viên thanh

niên xung kích thực hiện ba nhiệm vụ chính của tuổi trẻ là lao động sản xuất; sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc; học tập, rèn luyện và xây dựng cuộc sống mới.

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV (tháng 11/1980) đã đề ra ba mặt công tác của Đoàn và thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ mới là

- Nâng cao giác ngộ lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, quyết tâm học tập, rèn luyện trở thành lớp người mới làm chủ, phát triển toàn diện [3].

- Đẩy mạnh phong trào “Ba xung kích” thành cao trào thi đua hành động cách mạng của tuổi trẻ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [3].

- Xây dựng Đoàn vững mạnh, nhanh chóng tổ chức, đoàn kết, tập hợp thế hệ trẻ thành lực lượng làm chủ tập thể [3].

Để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã tập trung chỉ đạo triển khai các chương trình hành động cách mạng của tuổi trẻ, trong đó có “Chương trình tuổi trẻ xung kích đẩy mạnh sản xuất lương thực

và phát triển nông nghiệp toàn diện”, “Chương trình tuổi trẻ lao động sáng tạo, tiết kiệm và giải quyết việc làm cho thanh niên”.

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V (tháng 11/1987) đã quyết định tiếp tục phát triển phong trào “Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và tập trung thực hiện 4 chương trình là [3] (1) Tuổi trẻ xung kích và sáng tạo trên mặt trận kinh tế, thực hiện thắng lợi 3 chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; (2) Tuổi trẻ đi đầu thực hiện các chính sách xã hội và đấu

tranh cho công bằng xã hội; (3) Tuổi trẻ xung kích trên mặt trận quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc; (4) Tuổi trẻ học tập và tiến quan vào khoa học kỹ thuật. Trên cơ sở triển khai phong trào và các chương trình của Đại hội, tháng 2/1989, Trung ương Đoàn đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm phát động phong trào thi đua “Thanh niên nông thôn sản xuất – kinh doanh giỏi” nhằm động viên thanh niên nông thôn hăng say lao động, phát huy sáng kiến, áp dụng kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh làm giàu cho gia đình và xã hội, xây dựng nông thôn mới, góp phần chăm lo lợi ích, việc làm cho thanh niên.

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI (tháng 10/1992) đã thông qua các chương trình hành động cách mạng của Đoàn và tuổi trẻ Việt Nam thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó có “Chương trình thanh niên

làm kinh tế, tham gia giải quyết việc làm” [3]. Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng (khóa VII) đã chỉ rõ “Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của

dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”. Trên cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 29)