Bài học kinh nghiệm về hỗ trợ phát triển kinh tế cho thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 43)

Bài học từ tỉnh Hà Tĩnh

Nhận thấy vấn đề giải quyết việc làm có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Hà Tĩnh luôn coi vấn đề giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tỉnh đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết về giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho người lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp trong tỉnh đã phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ trong việc tuyên truyền, vận động và tổ chức lực lượng lao động trẻ tham gia các phong trào lập thân,

lập nghiệp; phối hợp có hiệu quả với ngành Giáo dục – Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội, các cơ sở dạy nghề, các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, các cơ quan báo chí đẩy mạnh việc phân luồng, hướng nghiệp, tư vấn nghề cho học sinh, giúp họ tự đánh giá và chọn được nghề phù hợp với năng lực của bản thân. Các trung tâm giới thiệu, dịch vụ việc làm đã góp phần tư vấn nghề nghiệp, giúp thanh niên hiểu rõ hơn về các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và pháp luật lao động, phong tục tập quán của những nước nơi họ đăng ký đi làm việc; hướng nghiệp cho lao động trẻ cách thức tìm việc làm phù hợp với trình độ, khả năng chuyên môn; trang bị cho họ những kiến thức ban đầu trên con đường lập thân, lập nghiệp. Từ năm 2001 đến nay, trung bình mỗi năm tỉnh đã tạo việc làm cho 2,5 – 3 vạn lao động, trong đó thanh niên chiếm khoảng 70%. Thông qua các chương trình kinh tế - xã hội đã giải quyết việc làm cho khoảng 1,2 vạn người; thông qua quỹ quốc gia hộ trợ việc làm đã tạo việc làm mới cho 6.500 người, riêng thông qua kênh của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có tổng nguồn vốn cho vay khoảng 21 tỷ đồng. Bình quân mỗi năm có trên 6.000 lao động (trong đó 92% là ở độ tuổi thanh niên) đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đưa lại nguồn thu nhập trên 900 tỷ đồng/năm (gấp 1,5 lần thu ngân sách nội địa trên địa bàn tỉnh), đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tay nghề, đổi mới về nhận thức, tư duy cho người lao động, nhất là thế hệ trẻ.

Công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được các cấp, các ngành ngày càng quan tâm. Thông qua việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và đề án xã hội hóa công tác đào tạo nghề của tỉnh, hệ thống các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh không ngừng được đầu tư nâng cấp thông qua các nguồn vốn chương trình mục tiêu, nguồn vốn hợp tác quốc tế, nguồn vốn ngân sách tỉnh và nguồn vốn đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho gần 2,6 vạn lao động (trong đó trên 85% là ở độ tuổi thanh niên). Phần đông lao động sau khi đào tạo đều được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tuyển dụng hoặc đi xuất khẩu lao động.

Bài học từ tỉnh Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh thuần nông, hiện nay có trên một triệu lao động. Thời gian sử dụng lao động trong nông nghiệp thấp, dưới 75% và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề

chỉ có 16%. Cũng như nhiều địa phương khác, hiện nay, cơ cấu lao động có trình độ kỹ thuật ở Thái Bình đang mất cân đối so với yêu cầu của sự phát triển. Tỷ lệ lao động trí óc thấp, nhất là ở khu vực nông thôn, chỉ chiếm dưới 5%. Ngành nông, ngư nghiệp chiếm trên 90% lao động trong tỉnh nhưng chỉ có khoảng 15% lao động kỹ thuật tập trung ở khu vực quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, còn khu vực sản xuất chỉ chiếm số lượng nhỏ. Các khu công nghiệp, khu chế xuất vừa hình thành cũng đang trong tình trạng thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật. Sự thiếu vắng đội ngũ lao động có trình độ đã hạn chế khả năng tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu lao động, tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ để có thể thúc đẩy kinh tế nông thôn.

Mục tiêu của tỉnh Thái Bình trong năm 2006 là nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động lên 78%, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% và lao động được đào tạo nghề lên 18%, tạo việc làm mới cho 20.000 người. Để đạt được mục tiêu này, Thái Bình đã và đang thực hiện một số biện pháp như Từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường, các cơ sở dạy nghề...

Từ thực tế tạo việc làm ở Thái Bình cho thấy con đường để giải quyết việc làm có hiệu quả, đó là dạy nghề cho nông dân. Đây là một việc làm hết sức cần thiết, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, là một trong những biện pháp xóa đói, giảm nghèo do giải quyết được việc làm cho số lao động dôi dư trong trong nông thôn, hơn nữa còn tạo ra nhiều sản phẩm mới chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong xã hội.

Bài học từ tỉnh Bình Dương

Bình Dương là một trong những tỉnh được coi là có tốc độ phát triển kinh tế nhanh của khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam (bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu) và cả nước. Trong những năm qua, Bình Dương là tỉnh có điều kiện thu hút và giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ của cả nước mà chủ yếu là thanh niên nông thôn. Kinh nghiệm tạo việc làm của Bình Dương là - Tập trung phát triển kinh tế - xã hội, tạo nhiều việc làm mới cho người lao động. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và sản xuất hàng hóa lớn.

- Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung một cách liên hoàn, theo hướng đa ngành, hiệu quả kinh tế cao.

- Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng gắn với cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư sản xuất.

- Liên kết dạy nghề phổ thông qua các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề của Thành phố Hồ Chí Minh để nâng cao chất lượng nguồn lao động trẻ.

- Tổ chức các trung tâm dịch vụ việc làm của thanh niên gắn với thị trường lao động của tỉnh và cả nước.

Một số mô hình ạy nghề có hiệu u của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

- Dạy nghề cung ứng cho các khu công nghiệp, khu chế xuất tại địa phương như Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

- Liên kết dạy nghề dài hạn Quảng Nam, Hà Nội, Trung ương Đoàn, Quảng Ngãi, Đồng Nai.

- Dạy nghề tại chỗ cho thanh niên nông thôn Khu vực đồng bằng Sông Hồng, Quảng Bình, Quảng Ninh, Quảng Nam.

- Đa dạng hóa các loại hình dạy nghề, các ngành nghề Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Tiền Giang.

- Dạy nghề để xuất khẩu lao động Trung tâm DN&DVVLTN Hà Tĩnh, Kiên Giang, Thừa Thiên - Huế.

* Hoạt động giới thiệu việc làm và cung ứng lao động thông qua các Trung tâm dịch vụ việc làm của thanh niên: Điểm nổi bật trong những năm qua là các Trung tâm đã phối hợp ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thành công các “Hội chợ việc làm”, “Ngày hội việc làm”, “Ngày hội tư vấn việc làm”, các diễn đàn thông tin về thị trường lao động. Trung tâm DVVLTN Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm DVVLTN Quảng Bình, Quảng Ninh đã phối hợp tốt với các huyện, thị đoàn để tổ chức “Ngày hội việc làm”, Trung tâm DVVLTN thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh đã

đưa mô hình “Siêu thị việc làm” vào hoạt động; Trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên Cần Thơ định kỳ tổ chức “Hội chợ việc làm” theo quý…

Từ thực tiễn giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh Hà Tĩnh, Thái Bình, Bình Dương và một số mô hình dạy nghề có hiệu quả của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để áp dụng tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn như sau:

Thứ nhất Các cấp, các ngành, đặc biệt là tổ chức đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Minh cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, định hướng phân luồng học nghề cho thế hệ trẻ, giúp họ đánh giá, lựa chọn đúng ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của tỉnh. Xóa bỏ định kiến xem thường việc học nghề của thể hệ trẻ. Thông qua các hoạt động này sẽ giúp thanh niên ý thức được vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc không ngừng rèn luyện, học tập, nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Thứ hai Tỉnh cần có các chính sách ưu tiên, tập trung đất sản xuất, miễn giảm các

khoản thuế cho các doanh nghiệp đã có cam kết, đăng ký tuyển dụng nhiều lao động của địa phương vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn, nhất là lực lượng lao động trẻ.

Thứ ba Tỉnh cần quan tâm đến các hoạt động như Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao

động, giới thiệu việc làm trong và ngoài nước cho người lao động trong tỉnh, trong đó chú trọng vào công tác đào tạo nghề, giáo dục định hướng, ngoại ngữ, pháp luật cho người lao động; bổ sung thường xuyên nguồn vốn cho vay quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh, giúp đoàn viên thanh niên tự tạo việc làm; duy trì và phát triển thường xuyên ngày hội việc làm, hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm, nhằm tạo điều kiện cho lực lượng lao động trẻ và người sử dụng lao động hiểu biết lẫn nhau, có cơ hội tìm được việc làm và tuyển dụng lao động; quy hoạch và phát triển mạng lưới dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và triển khai thực hiện các chương trình dự án trọng điểm của tỉnh.

Thứ tư Cần phát huy được vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ vào tham gia thực

hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hỗ trợ, tạo cơ hội việc làm cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn, thanh niên thuộc nhóm yếu thế. Khuyến khích thanh niên chủ động tự tạo việc làm trên cơ sở khả năng và các điều kiện thực tế hiện có.

Thứ năm Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành chức năng cần quan tâm, tạo điều

kiện và bố trí đủ nguồn lực để các cấp bộ Đoàn triển khai thực hiện có hiệu quả đề án giải quyết việc làm cho thanh niên và các chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi với học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Thứ sáu: Cần phải tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho thanh niên nông

thôn.

Thứ bẩy: Đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để chuyển dịch cơ

cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho thanh niên nông thôn.

Thứ tám: Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động một cách bài bản, hiệu quả.

Thứ chín: Sử dụng và quản lý tốt Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho người lao động

trong tỉnh.

1.6 Những công trình nghiên c u có liên uan

Hiện nay có nhiều các bài báo, tham luận về vấn đề hỗ trợ phát triển kinh tế cho thanh niên được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, các bài viết trên mạng. Còn vấn đề nghiên cứu hỗ trợ cho thanh niên một cách chính thống gồm có các bài viết sau

- Mô hình kinh tế của thanh niên và giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình kinh tế. - Luận văn tốt nghiệp Đại học – SV Nguyễn Thị Thu Lan – Khoa kinh tế Phát triển – Đại học Kinh tế Quốc Dân.

- Phát triển kinh tế nông thôn cho thanh niên tỉnh Lạng Sơn – Luận văn Thạc sĩ kinh tế - Học viên Vũ Thị Duyên – Khoa Quản trị kinh doanh tổng hợp – Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.

- Tạo việc làm cho thanh niên tỉnh Hà Tĩnh – Luận văn Thạc sĩ kinh tế - Hà Duy Đào – Trường Đại học kinh tế quốc dân.

- Nolwen.Hennaff.Jean-Yves.Martin (biên tập khoa học) Lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới - Nxb Thế giới, Hà nội 2001.

- GS.TS Phạm Đức Thành Vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 64.

- Hồng Minh Hà Nội giải quyết việc làm cho lao động khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Tạp chí Lao động - Xã hội số 270 (từ 1-15/9/2005).

- TS Nguyễn Hữu Dũng Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Lao động - Xã hội số 246 (từ 1- 15/9/2004). Hay Đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá với việc đảm bảo điều kiện sống và làm việc của người lao động, Tạp chí Lý luận chính trị số 11-2005. “Thị trường lao động và định hướng nghề cho thanh niên”, Nxb lao động xã hội Hà Nội, 2005.

- TS Nguyễn Thị Thơm (chủ biên) Thị trường lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006.

- Lê Minh Hùng Đà Nẵng nỗ lực chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động diện giao đất, Tạp chí Lao động - Xã hội số 259 (từ 16-31/9/2005).

ết luận chương 1

Trong nội dung chương I, tác giả đã đi tập trung nghiên cứu về mặt lý luận các vấn đề và nội dung như: Cơ sở lý luận về thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nhằm khái quát và làm rõ vai trò, trách nhiệm, tầm quan trọng và thực tiễn của thanh niên đối với sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc trong suốt quá trình cách mạng; Cơ sở lý luận về thanh niên và các phong trào của thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội nhằm hệ thống hóa về thanh niên, vai trò của thanh niên trong quá trình phát triển kinh tế của quốc gia cũng như địa phương. Bên cạnh đó, trong chương I tác giả cũng tập trung nghiên cứu các vấn đề về nội dung các hoạt động phát triển kinh tế của thanh niên, các chỉ tiêu nhằm đánh giá hoạt động phát triển kinh tế của thanh niên và kinh nghiệm của một số tỉnh thành trong các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế cho thanh niên. Nền tảng cơ sở lý luận này sẽ là nền tảng cơ bản để tác giả nghiên cứu chương II về thực trạng các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế cho thanh niên tỉnh Lạng Sơn.

CHƯƠNG THỰC TRẠNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN INH TẾ CHO THANH NIÊN LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 014 – 2018

2.1 Giới thiệu nội ung các hoạt động phát triển kinh tế của thanh niên của tỉnh Lạng Sơn

2.1.1 Quá trình hình thành

Bác Hồ đã từng nói “Thanh niên là chủ nhân tương lai của nước nhà. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Chính vì vậy, đối với tỉnh Lạng Sơn, thanh niên được các cấp ủy, chính quyền, các cấp, các ngành khá quan tâm trong việc tạo điều kiện cho thanh niên phát triển kinh tế. Sự quan tâm này, không chỉ có trong giai đoạn hiện tại mà đã có từ rất lâu. Tuy nhiên nó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 43)