Nhóm giải pháp hỗ trợ nguồn lực cho thanh niên phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 92 - 95)

Để thực hiện công tác hỗ trợ cho thanh niên phát triển kinh tế, các cấp, các ngành cần chú trọng đến các nhóm giải pháp hỗ trợ nguồn lực cho thanh niên phát triển kinh tế. Xác định một số nhóm giải pháp trọng tâm, trọng điểm cho từng vùng, từng đối tượng thanh niên mới có thể phát huy được tối ưu vai trò của thanh niên tham gia phát triển kinh tế. Hiện nay các nhóm giải pháp nằm trong các chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, trên cơ sở đó các cấp, các ngành liên quan tự xác định giải pháp cụ thể cho đơn vị mình, ngành mình, nên chưa phát huy tối ưu được sức trẻ trong phát triển kinh tế.

Trong thời gian tới, cần quan tâm đến việc hỗ trợ nguồn lực cho thanh niên với một số nội dung chủ yếu sau:

- Đề xuất với Chính phủ chỉ đạo thay đổi một số nguồn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội cho phù hợp với tình hình thực tế như Tiếp tục giảm tỷ lệ lãi suất, nhất là lãi suất cho vay đối với các hộ nghèo để phát triển kinh tế, vì hiện nay một số gói tín dụng của các ngân hàng thương mại có lãi suất tương đương, hoặc gần tương đương với Ngân hàng chính sách xã hội, người dân có sự so sánh, đánh giá giữa hai mô hình ngân hàng này; từng bước nâng số lượng vốn vay đối với từng gói tín dụng và kèo dài thêm thời gian cho vay; địa phương có thể linh hoạt chuyển đổi các gói tín dụng có tỷ lệ tăng trưởng thấp sang các gói tín dụng có tỷ lệ tăng trưởng cao để phù hợp với thực tế và đáp ứng được nhu cầu vốn vay phát triển kinh tế, giảm nghèo của người dân trên địa bàn; tạo điều kiện thuận lợi hơn về xét duyệt, tài sản thế chấp, hồ sơ cho vay đối với nguồn vốn giải quyết việc làm 120, vì thực tế hiện nay thanh niên ở chung với bố mẹ, mới bắt đầu lập nghiệp, nên đòi hỏi cao về tài sản thế chấp là rất khó khăn.

- Ngân hàng nhà nước cần tham mưu chỉ đạo hệ thống các ngân hàng mở rộng các hình thức cho vay, các gói vay giảm dần tỷ lệ lãi suất để người dân và doanh nghiệp có điều kiện được vay tốt hơn, từ đó thúc đẩy phát triển sản xuất.

- Tỉnh cần quan tâm ủng hộ, xây dựng Quỹ khởi nghiệp, lập nghiệp cho thanh niên vay không lãi suất. Nguồn quỹ này phải được xây dựng Ban Chỉ đạo quản lý quỹ và có các quy chế, quy định về quản lý quỹ, quy định đối tượng cho vay chỉ là thanh niên.

- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Lạng Sơn cần phối hợp xây dựng “Quỹ đầu tư thiên thần” giúp cho thanh niên được vay mà không cần thế chấp, nguồn thu từ mô hình phát triển kinh tế của thanh niên được tính toán để trả gốc và lãi cho đến khi đủ số vốn thanh niên đã vay.

- Các cấp chính quyền cần tập hợp diện tích đất đai, diện tích mặt nước, diện tích đồi rừng... Trên cơ sở thế mạnh của địa bàn, đơn vị mình tuyên truyền, động viên và hỗ trợ thanh niên những điều kiện sẵn có để phát triển kinh tế, xây dựng các mô hình kinh tế có sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền bằng những định hướng và giải pháp cụ thể, kết hợp với tư duy sáng tạo và sức trẻ của thanh niên.

- Ngoài ra cần đặc biệt quan tâm hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên, giúp thanh niên có thu nhập ổn định, tự chủ được nguồn lực cho phát triển kinh tế, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau

+ Tập trung nâng cao năng lực hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm ở các huyện, thành phố, trước hết là đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác giới thiệu việc làm, tổ chức việc biên soạn giáo trình để đào tạo cho cán bộ hoạt động giới thiệu việc làm mà tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực Những kiến thức cơ bản về giới thiệu việc làm; kiến thức và kĩ năng về giới thiệu, cung ứng lao động; kĩ năng, phương pháp tiếp cận người sử dụng lao động; kĩ năng, phương pháp tiếp cận các cơ sở đào tạo; kĩ năng tư vấn, kể cả tư vấn pháp luật; kĩ năng phỏng vấn của cán bộ giới thiệu việc làm; phương pháp thu thập và xử lí thông tin thị trường lao động; kế hoạch quản lí năng lực của trung tâm.

+ Nâng cao năng lực để thu thập và xử lý, cung cấp thông tin về thị trường lao động Trang bị và máy tính hóa các công việc của Trung tâm giới thiệu việc làm, nối mạng tổ chức giới thiệu việc làm.

+ Việc tổ chức, tư vấn việc làm cho thanh niên cần có chương trình và hình thức thích hợp đối với từng nhóm đối tượng, các vấn đề trao đổi với thanh niên phải rất cụ thể, đem lại hiệu quả thiết thực, tránh tư vấn chung chung. Việc tổ chức tư vấn việc làm có thể đan xen với các hoạt động của đoàn thanh niên cơ sở hoặc hình thức nhóm với thời gian thích hợp.

+ Việc tổ chức giới thiệu việc làm cho thanh niên phải được chuẩn bị kĩ, các thông tin phải trung thực, rõ ràng và đầy đủ theo qui định của pháp luật; khi giới thiệu việc làm cần hỗ trợ thanh niên từ khâu đăng kí dự tuyển, cung cấp những kĩ năng cơ bản trong việc tham gia dự tuyển, nhất là khi phỏng vấn và thương thảo với người sử dụng lao động. Các trung tâm phải đứng ra bảo đảm việc giới thiệu và hỗ trợ các điều kiện cho thanh niên tham gia dự tuyển. Khi lao động thanh niên được tuyển dụng vào làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức, trung tâm cần phải thực hiện theo dõi tình trạng việc làm và hỗ trợ những khó khăn của người lao động khi làm việc.

+ Quy hoạch lại hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm. Trên cơ sở điều tra, nắm bắt về năng lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộ quản lý và tình hình hoạt động của các trung tâm, xác định nhu cầu của thị trường lao động, định hướng phát triển trong tương lai của tỉnh để xác định mô hình chuẩn cho trung tâm dịch vụ việc làm và phân bổ lại cho phù hợp với tình hình của tỉnh. Như phần trên, luận văn đã đề cập hiện các trung tâm dịch vụ việc làm của Lạng Sơn chủ yếu tập trung ở thành phố Lạng Sơn và các thị trấn còn ở các vùng nông thôn của tỉnh lại không có các trung tâm dịch vụ việc làm dẫn đến nhiều người chưa biết được vai trò, chức năng của các trung tâm này, do đó họ không được tư vấn về học nghề, giới thiệu việc làm. Đây là bất cập rất lớn trong quy hoạch và phát triển các trung tâm dịch vụ việc làm của Lạng Sơn mà trong thời gian tới tỉnh cần phải có hướng điều chỉnh cho phù hợp.

+ Nâng cao năng lực cho các trung tâm dịch vụ việc làm cần có sự hỗ trợ của Nhà nước về trang thiết bị cơ sở vật chất cần thiết cho các hoạt động của các trung tâm. Việc hỗ trợ này phải đúng hướng và cần gắn với hiệu quả hoạt động của. Bên cạnh

đó cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn về nghiệp vụ cho cán bộ của các trung tâm để cung cấp các công cụ và nâng cao các kỹ năng dịch vụ việc làm.

+ Nhà nước và chính quyền tỉnh Lạng Sơn cần hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng mạng thông tin thị trường lao động trên internet để phục vụ cho hoạt động tìm kiếm, giới thiệu việc làm.

+ Tổ chức tổng kết, trao đổi kinh nghiệm giữa các trung tâm để tìm ra các mô hình phương thức hoạt động có hiệu quả đồng thời chính quyền tỉnh Lạng Sơn cần nắm bắt tình hình để kịp thời đề xuất những biện pháp hỗ trợ, quản lý hoặc thay đổi các chính sách phù hợp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 92 - 95)