Thực trạng các hoạt động hỗ trợ thanh niên Lạng Sơn phát triển kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 62 - 71)

2.2.3.1 Hỗ trợ thông qua chương trình cho vay vốn Giải quyết việc làm

Tạo việc làm cho thanh niên không chỉ là nhiệm vụ của các thành phần kinh tế, các ngành mà còn là nhiệm vụ của tất cả mọi người và của toàn xã hội. Thực hiện Nghị Quyết số 120/HĐBT, ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chỉnh Phủ) về chủ trương, phương hướng biện pháp giải quyết việc làm. Trong những năm qua, Lạng Sơn đã triển khai và phát huy được sức mạnh của nguồn vốn cho vay góp phần tạo việc làm cho người lao động.

Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đã và đang góp phần thay đổi nhận thức của người lao động và xã hội. Từ chỗ trông chờ hoàn toàn vào Nhà nước, đến nay người dân đẫ tự tạo việc làm cho mình là chính, Nhà nước có trách nhiệm tạo ra môi trường kinh tế, pháp luật thuận lợi, hỗ trợ một phần về vốn, người lao động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác.

Với tổng nguồn vốn do tỉnh quản lý trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến thời điểm hiện tại là 50,377 tỷ đồng (Quỹ quốc gia GQVL là 45,377 tỷ đồng, Quỹ GQVL địa phương 5 tỷ đồng), trong 4 năm 2015, 2016, 2017 và năm 2018 đã cho vay trên

1.000 dự án, giải quyết việc làm cho khoảng 11.000 lao động. Riêng nguồn vốn cho vay của Quỹ quốc gia giải quyết việc làm do Tỉnh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quản lý hiện nay là trên 2,2 tỷ đồng, định kỳ được xoay vòng để hỗ trợ xây dựng các mô hình kinh tế, giúp thanh niên có việc làm. Trong những năm qua các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội đã cho vay thực hiện hàng trăm dự án, trở thành một trong những hướng quan trọng hỗ trợ tạo và tự tạo việc làm cho người lao động nói chung và thanh niên nói riêng. Hoạt động của Quỹ ngày càng trở nên hiệu quả, góp phần tạo việc làm bình quân cho khoảng 5 nghìn lao động mỗi năm, trong đó lao động thanh niên chiếm 50%, riêng các dự án từ nguồn vốn cho vay theo kênh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh năm 2018 thu hút được trên 1.397 lao động. Nhiều mô hình tạo việc làm có hiệu quả với sự hỗ trợ từ nguồn vốn vay được triển khai rộng như sản xuất hàng thủ công, dệt, phát triển kinh tế trang trại … [6].

Nhìn chung, trong 4 năm 2015, 2016, 2017 và năm 2018, nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm đã được các huyện, thành phố, các tổ chức đoàn thể được giao quản lý, sử dụng cơ bản có hiệu quả, đúng mục đích. Một số huyện đã đầu tư vào các dự án sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khôi phục các làng nghề truyền thống, các trung tâm dịch vụ của địa phương. Quỹ đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, với nhiều chương trình của các tổ chức chính trị - xã hội ở từng xã, phường như Chương trình xóa đói giảm nghèo; Chương trình tổ, nhóm giúp nhau làm kinh tế của phụ nữ; Thanh niên lập nghiệp; Hội nông dân làm giàu...Cụ thể

Với nguồn vốn vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm (Biểu 2.1), trong năm 2015 tỉnh Lạng Sơn đã xét duyệt cho 447 dự án, với tổng vốn huy động là 42.577 triệu đồng, với doanh số cho vay là 16.453 triệu đồng, nhờ đó tạo việc làm cho 4.709 lao động, năm 2016 với tổng vốn huy động là 46.077 triệu đồng, với doanh số cho vay là 22.680 triệu đồng cho 460 dự án được xét duyệt, từ đó giải quyết việc làm cho 5.060 lao động, năm 2017 với tổng vốn huy động là 49.577 triệu đồng, với tổng vốn vay 22.500 triệu đồng cho 460 dự án được duyệt, nhờ vậy đã giải quyết việc làm cho 5.000 lao động [6].

Bảng số 2.1. Tổng hợp chương trình vay vốn giải quyết việc làm các năm

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 42.577 46.077 49.577 56.093 2 Doanh số cho vay Triệu đồng 16.453 22.680 22.500 31.480 3 Doanh số thu nợ Triệu đồng 12.953 18.500 3.500 11.546

4 Số dự án cho vay Cái 447 460 460 534

5 Lao động thu hút Người 4.709 5.060 5.000 5.790

Nguồn: Sở LĐ-TB XH, báo cáo kết quả giải quyết việc làm của tỉnh từ 2 1 - 2017

Như vậy trong vòng 4 năm với nguồn vốn vay tập trung chủ yếu cho người lao động, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ đó tạo việc làm cho 20.559 lao động (trong đó thanh niên khoảng trên 2.500 người). Nguồn vốn này đó góp phần tăng số lao động có việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thời gian sử dụng lao động của tỉnh Lạng Sơn, giúp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế của tỉnh Lạng Sơn theo hướng CNH, HĐH.

Bên cạnh những kết quả đạt được từ vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, vẫn còn những hạn chế như Cơ hội tiếp cận với nguồn vốn của người lao động còn thấp, chỉ có một bộ phận và chủ yếu là lao động nam, nhu cầu vay vốn lớn nhưng thực tế chưa đáp ứng được, nguồn vốn cho vay nhỏ, thời hạn ngắn, giải ngân còn chậm; cơ chế, chính sách cho vay vốn chưa được phổ biến rộng rãi tới người dân; việc kiểm tra, đôn đốc, đánh giá tình hình sử dụng vốn chưa chưa được chú trọng; hồ sơ, thủ tục giải quyết cho vay còn rườm rà, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng vay; một số mô hình được vay, nhưng chưa thực sự thu hút được người lao động...

2.2.3.2 Hỗ trợ gắn với hoạt động đào tạo nghề, truyền nghề, truyền bá các kinh nghiệm sản xuất – kinh doanh.

Không thể có việc làm tốt nếu không có đội ngũ lao động tốt và ngược lại không thể phát triển nguồn nhân lực tốt nếu không có việc làm tốt. Việc làm với vấn đề đào tạo nghề có mối quan hệ chặt chẽ qua lại với nhau. Nhận thức được điều đó,

những năm qua Lạng Sơn luôn quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho người lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng, coi đó là một trong những biện pháp quan trọng để tạo cơ hội có việc làm cho người lao động.

Trong những năm gần đây, hệ thống các cơ sở đào tạo nghề tỉnh Lạng Sơn đã có sự phát triển đa dạng, phát triển cả về số lượng và chất lượng đào tạo, từ đó góp phần gia tăng chất lượng lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, gia tăng số lao động được tạo việc làm tại địa phương và tham gia xuất khẩu lao động... Cụ thể

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 31 cơ sở dạy nghề, trong đó có 4 trường cao đẳng nghề, 01 trường trung cấp nghề, 11 trung tâm dạy nghề, 15 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề, ngoài ra còn có hơn 100 cơ sở khác có tham gia dạy nghề trong các doanh nghiệp, làng nghề, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp... Với quy mô đào tạo trong các năm qua tăng nhanh. Năm 2016 với quy mô đào tạo của 31 cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt 22.977 người/năm. Với tốc độ tăng nhanh về quy mô đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề lũy kế đến năm 2016 là 252.000 người, đạt tỷ lệ 25,35% so với lực lượng lao động của tỉnh. Trong đó, trên 80% số người qua đạo có việc làm, trên 75% có việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo. Đến năm 2018, quy mô đào tạo nghề đã tăng lên 2%, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 27,35% so với lực lượng lao động (tương đương với 20.800 người được đào tạo nghề trong năm) [6].

Tuy nhiên, so với khả năng và nhu cầu thực tế thì quy mô đào tạo vẫn còn thấp, các ngành nghề đào tạo mới chỉ tập trung ở trình độ sơ cấp nghề, còn trình độ trung cấp và cao đẳng nghề còn hạn chế, thị trường lao động của tỉnh vẫn thiếu những lao động có trình độ cao cho các khu công nghiệp, ngành kinh tế mũi nhọn, xuất khẩu lao động và chuyên gia.

2.2.3.3 Hỗ trợ thông qua các hoạt động dịch vụ việc làm

Trong những năm qua các Trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh đã tư vấn việc làm và tư vấn nghề nghiệp cho trên 30.000 lượt người, cung cấp thông tin thị trường lao

động và người sử dụng lao động cho hơn 4000 lượt người và dạy nghề ngắn hạn cho 20.492 lượt người.

Đến nay, các trung tâm đã mua sắm trang bị để phục vụ cho hoạt động dịch vụ việc làm, một số trung tâm đã được nối mạng cục bộ, sử dụng phần mềm kết nối dịch vụ việc làm, nối mạng Internet. Tuy nhiên, việc trang bị trên không đồng bộ nên việc bao quát, thu thập thông tin thị trường lao động vừa thiếu, vừa không cập nhật kịp so với diễn biến của thị trường lao động, thông tin thị trường lao động bị chia cắt, không thống nhất giữa các trung tâm, đã làm hạn chế việc cung cấp thông tin thị trường lao động cho người lao động và người sử dụng lao động.

Ngoài các hoạt động của các trung tâm, hoạt động của hội chợ việc làm hàng năm đã góp phần tích cực vào hệ thông tin thị trường, hoạt động này đã thực sự là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động. Qua hội chợ việc làm giúp các nhà quản lý phát hiện được sự bất cập giữa nhu cầu việc làm và tuyển dụng lao động (thiếu kỹ sư và công nhân kỹ thuật, thừa cử nhân kinh tế, xã hội...).

Công tác điều tra lao động, việc làm đã được tổ chức thường xuyên hàng năm, nhờ hoạt động này, các thông tin về biến động lao động, việc làm, cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động, thất nghiệp ở thành thị và thời gian lao động ở Lạng Sơn giúp các nhà quản lý hoạch định chính sách điều chỉnh kịp thời các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch đã đề ra.

Ngoài ra các cấp, các ngành, đặc biệt là Đoàn thanh niên các cấp trong tỉnh đã thường xuyên phối hợp, kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động… đã góp phần hỗ trợ thanh niên trong giải quyết việc làm, phát triển kinh tế.

2.2.3.4 Hỗ trợ thông qua hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đưa người lao động ra nước ngoài làm việc thông qua con đường hợp tác quốc tế, du học, xuất khẩu lao động được diễn ra dưới nhiều hình thức như qua các dịch vụ việc làm, các trung tâm tư vấn... Lạng Sơn là tỉnh có vị trí địa lý thuận tiện cho việc giao lưu, hợp tác giữa các trung tâm dịch vụ, các công ty môi giới, các đơn vị làm

dịch vụ môi giới. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh đã phối hợp với các tổ chức hướng dẫn và tuyển dụng hàng năm đã đưa được hàng trăm lao động ra nước ngoài làm việc. Bởi vì muốn cải thiện cuộc sống của mình và gia đình rất nhiều người đã muốn xuất khẩu ra nước ngoài làm việc thuê với mong muốn thu nhập cao, nhưng trình độ còn hạn chế về nhiều mặt, cộng với việc vốn đầu tư lớn chưa biết phải xoay sở ra sao đành phải từ bỏ ý định. Do sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp chính quyền nên mỗi khi có tuyển lao động ra nước ngoài của các công ty đều được thông báo trên đài truyền thanh ở các xã, phường, thị trấn cho người dân và thanh niên biết thông tin. Trong đó, chủ yếu là lao động xuất khẩu sang thị trường lao động Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc… So với các tỉnh khác thì vấn đề xuất khẩu lao động ra nước ngoài còn ít, số lao động đi xuất khẩu trong 4 năm qua từ 2015 - 2018 là trên 7.800 lao động (trong đó, có trên 6000 là thanh niên), góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Ngoài ra hàng năm lực lượng lao động này đã gửi hàng trăm triệu ngoại tệ về nước góp phần phát triển kinh tế gia đình, địa phương và toàn xã hội.

2.2.3.5 Hỗ trợ thông qua hoạt động thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế - xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội tạo việc làm để giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển kinh tế tại chỗ cho người lao động được Lạng Sơn xác định là một trong những giải pháp cơ bản của chương trình GQVL giai đoạn 2015 - 2020. Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh khóa XVI nhiệm kỳ (2015 - 2020) đã xây dựng và thông qua 4 chương trình lớn gồm [7]:

- Chương trình số 06-CTr/TU về phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn giai đoạn 2015 – 2020.

- Chương trình số 07-CTr/TU về phát triển thủy sản tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015 - 2020.

- Chương trình số 05-Ctr/TU về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015 – 2020.

- Chương trình số 08-CTr/TU về phát triển Thương mại - Du lịch để hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015 - 2020.

Trong 4 năm 2015, 2016, 2017 và năm 2018, các chương trình này đã được thực hiện như sau [8]:

a. Lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, thủy sản

Thông qua Chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn; Chương trình phát triển thủy sản tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015 – 2020. Phong trào phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh. Cụ thể các kết quả đạt được

- Chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh đã tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện. Giá trị trên 1 ha canh tác năm 2016 đạt 39,6 triệu đồng, (tăng 4,1 triệu đồng/1ha so với năm 2014). Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2015 tăng 14,96% so với 2015; 2016 tăng 22,45% so với văn 2015, tính chung tốc độ tăng trưởng bình quân là 18,70%/năm, mỗi năm tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Tỷ trọng sản xuất, trồng trọt xu hướng giảm dần từ 66,6% năm 2014 đến nay còn 64,5%; tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp tăng từ 33,4% năm 2014 lên 35,5%, mỗi năm giải quyết việc làm cho 5.000 đến 6.000 lao động.

- Nuôi trồng thuỷ sản đã có những bước phát triển tích cực. Cùng với chính sách đầu tư của tỉnh, các địa phương đã chủ động tận dụng các diện tích bãi bồi ven sông, ao hồ, ruộng trũng, đồng thời kết hợp dồn điền, đổi thửa, mạnh dạn chuyển một số diện tích lúa, màu năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản, làm tăng diện tích mặt nước, sản lượng nuôi trồng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Số tàu thuyền đánh bắt, nuôi trồng, khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh được ngư dân bố trí kiêm nghề, hoạt động thường xuyên, khai thác những sản phẩm có giá trị kinh tế, hiệu quả khai thác được nâng lên, khai thác thủy sản đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động đánh cá và hàng ngàn lao động khác trong chế biến, kinh doanh, dịch vụ.

Trong 4 năm 2015, 2016, 2017 và năm 2018 ngành nông nghiệp, thủy sản đã góp phần tạo ra trên 50.000 chỗ làm việc ổn định (trong đó chủ yếu là lao động thanh niên), nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn từ 70% năm 2014

lên 81% năm 2016 và lên 85% năm 2018, hỗ trợ cho nhiều thanh niên phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản.

b. Lĩnh vực kinh tế công nghiệp – xây dựng

Sau hơn 4 năm tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Ngành công nghiệp của tỉnh đã liên tục có những bước tăng trưởng, phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 tăng 24,5% so với 2014; 2016 tăng 25,01% so với văn 2015, tính chung tốc độ tăng trưởng bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 62 - 71)