Vai trò, nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm tại bảo hiểm xã hội huyện thanh miện tỉnh hải dương (Trang 26 - 32)

1.1.3.1 Vai trò của quản lý thu bảo hiểm xã hội

Thứ nhất: Góp phần ổn định cuộc sống của người lao động khi đã hết tuổi lao động, hoặc không đủ sức tiếp tục lao động, trong quá trình làm việc không may gặp phải rủi ro biến cố.

Với mục tiêu đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, người tham gia BHXH sẽ được thay thế một phần thu nhập khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập, làm cho người lao động yên tâm cống hiến và không phải lo lắng khi rủi ro xảy ra. Đồng thời BHXH góp phần tạo môi trường làm việc bình đẳng, ổn định.

Thứ hai: Làm gắn bó lợi ích, trách nhiệm giữa người sử dụng lao động, người lao động, đối với Nhà nước.

BHXH vừa đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ vừa góp phần bảo vệ lợi ích của người sử dụng lao động khi rủi ro xẩy ra đối với người lao động phục vụ cho mình, tạo điều kiện cho đơn vị có thể nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh. Đồng thời, thể hiện sự quan tâm của đơn vị đối với người lao động thông qua việc đóng góp trách nhiệm vào quỹ BHXH, do đó người lao động nhận thức được trách nhiệm hơn trong công việc, tích cực,chủ động sáng tạo trong quá trình lao động. Thứ ba: Góp phần đảm bảo tính an sinh xã hội, thực hiện công bằng xã hội và phát triển kinh tế đất nước.

Mức hưởng BHXH phụ thuộc vào mức đóng và thời gian đóng theo nguyên tắc “có đóng có hưởng” và “đóng ít hưởng ít, đóng nhiều hưởng nhiều”; Chính vì vậy, BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội. Quỹ BHXH là nguồn tài chính nhàn rỗi rất lớn, thực chất đây là tiền của người lao động tồn tích lại, được đầu tưvào các dự án kinh tế

- xã hội để bảo toàn, phát triển quỹ BHXH, tăng thêm nguồn lực cho sự phát triển nền kinh tế đất nước. Đảng và Nhà nước ta khẳng định phát triển kinh tế - xã hội dựa trên nội lực là chính thì nguồn đầu tư từ quỹ BHXH một kênh rất quan trọng.

1.1.3.2 Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội là công dân Việt Nam bao gồm:

Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Ngườilàm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động.

Người lao động, xã viên, kể cả cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền công theo HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở lên trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo luật hợp tác xã.

Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.

Người lao động theo quy định nói trên được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công ở trong nước.

Người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cụ thể.

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.

Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn.

Người sử dụng lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-nghề nghiệp, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

b) Lập và giao kế hoạch thu hàng năm

Bảo hiểm xã hội huyện: Căn cứ tình hình thực hiện năm trước và khả năng mở rộng người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn, lập 02 bản "Kế hoạch thu BHXH bắt buộc, BHYT " năm sau (Mẫu số K01-TS), gửi 01 bản đến BHXH tỉnh trước ngày 10/06 hàng năm.

Điều chỉnh kế hoạch thu BHXH huyện trước ngày 01/08 hàng năm căn cứ kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN được BHXH tỉnh giao.

Bảo hiểm xã hội tỉnh: Lập 02 bản kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN đối với người sử dụng lao động do tỉnh quản lý, đồng thời tổng hợp toàn tỉnh, lập 02 bản "Kế hoạch thu BHXH bắt buộc, BHYT " năm sau (Mẫu số K01-TS), gửi BHXH Việt Nam 01 bản trước ngày 15/06 hàng năm.

Điều chỉnh kế hoạch thu BHXH tỉnh trước ngày 15/08 hàng năm căn cứ kế hoạch thu

BHXH, BHYT, BHTN được BHXH Việt Nam giao.

Căn cứ dự toán thu của BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ dự toán thu BHXH cho các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và BHXH huyện trước ngày 20/01 hàng năm.

BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ: Lập kế hoạch thu BHXH gửi BHXH Việt Nam trước ngày 15/11hàng năm.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và ước thực hiện năm nay và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH, BHYT, BHTN, lâp kế

hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN, phối hợp với Ban KHTC báo cáo Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, bảo vệ kế hoạch với Nhà nước và giao dự toán thu BHXH cho BHXH tỉnh và BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ trước ngày 10/01 hàng năm.

Điều chỉnh kế hoạch thu BHXH Việt Nam căn cứ chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH,

BHYT, BHTN được Nhà nước giao(nếu có) tình hình thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm, văn bản đề nghị điều chỉnh kế hoạch thu điều chỉnh vào tháng 10 hằng năm.

Theo mô hình trên, việc phân cấp quản lý như sau:

Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý thu, cấp sổ BHXH trong toàn ngành bao gồm cả BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ. Xác định mức lãi suất bình quân trong năm của hoạt động đầu tư quỹ BHXH và thông báo cho Bảo hiểm xã hội tỉnh.

Thu tiền của ngân sách Trung ương đóng, hỗ trợ mức đóng BHYT và tiền hỗ trợ quỹ

BHTN.

Thu tiền ngân sách Trung ương đóng BHXH cho người có thời gia công tác trước năm

1995.

Giải quyết các trường hợp truy thu BHXH thời gian trước ngày 01/01/2007 do Bảo hiểm xã hội tỉnh gửi về.

Bảo hiểm xã hội tỉnh: Căn cứ tình hình thực tế của địa phương để phân cấp quản lý thu BHXH cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

Truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN theo quy định

Giải quyết các trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất của đơn vị tham gia BHXH tại BHXH tỉnh trực tiếp thu.

Thu BHYT của đối tượng do ngân sách tỉnh đóng và do quỹ BHXH đảm bảo. Thu tiền hỗ trợ mức đóng BHYT, tiền hỗ trợ quỹ BHTN của Ngân sách tỉnh. Giải quyết các trường hợp hoàn trả trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến người lao động tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện công tác thu, cấp sổ BHXH theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu BHXH đối với BHXH huyện theo định kỳ quý, 6 tháng, năm và lập "Biên bản thẩm định số liệu thu BHXH bắt buộc" (Mẫu số 12-TBH).

Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực: Giáo dục - đào tạo; Y tế; Văn hoá; Thể dục thể thao; Khoa học và công nghệ; Môi trường; Xã hội; Dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các ngành sự nghiệp khác.

Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.

Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng, trả tiền lương, tiền công cho người lao động.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Tổ chức bảo hiểm xã hội, bao gồm: BHXH Việt Nam; BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh); BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là BHXH huyện); tổ chức BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ.

Bảo hiểm xã hội huyện: Tổ chức, hướng dẫn thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTN; cấp sổ BHXH đối với người sử dụng lao động và người lao động cuả đơn vị đóng trụ sở trên địa bàn huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh.

Truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN theo quy định.

Giải quyết các trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất của đơn vị tham gia BHXH tại BHXH huyện.

Thu BHXH, BHYT của người tham gia BHXH tự nguyện, người tự nguyện tham gia BHYT, người tham gia BHYT được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng cư trú trên địa bàn huyện thông qua đại lý thu tại phường, xã hoặc trực tiếp thu.

Thu tiền hỗ trợ mức đóng BHYT của ngân sách huyện theo phân cấp quản lý ngân sách.

BHXH thuộc Bộ Quốc phòng:Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ: Trực tiếp thu BHXH, cấp sổ BHXH đối với người lao động do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban

Cơ yếu Chính phủ quản lý; xây dựng kế hoạch thu và báo cáo quyết toán thu BHXH, cấp sổ BHXH hàng năm với cơ quan BHXH Việt Nam .

Hình 1.1. Sơ đồ mô hình tổng quan về phân cấp quản lý thu BHXH

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

d)Quản lý tiền thu

BHXH tỉnh và BHXH huyện không được sử dụng tiền thu BHXH vào bất cứ mục đích gì (trường hợp đặc biệt phải được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chấp thuận bằng văn bản).

Đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT, BHTN đóng bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt:

Chuyển khoản vào các tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước.

Tiền mặt nộp trực tiếp tại ngân hàng hoặc Kho bạcNhà nước.

Đối với người tham gia BHXH tự nguyện, người tự nguyện tham gia BHYT, người tham gia BHYT được ngân sách hỗ trợ một phần mức đóng nộp cho đại lý thu hoặc

BHXH Việt Nam BHXH Tỉnh 1 BHXH Tỉnh 2 BHXH Tỉnh N BHXH Tỉnh 61 BHXH

Huyện 1.1 Huyện 1.nBHXH Huyện 61.1BHXH BHXH Huyện

61.n BHXH Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ban cơ yếu Chính phủ

trực tiếp cho BHXH huyện. BHXH huyện phải nộp ngay trong ngày vào tài khoản chuyển thu tại ngân hàng.

Hàng quý, BHXH tỉnh (Phòng Kế hoạch -Tài chính) và BHXH huyện có trách nhiệm quyết toán số tiền 2% đơn vị được giữ lại, xác định số tiền chênh lệch thừa, thiếu; Đồng thời gửi thông báo quyết toán cho phòng Thu hoặc bộ phận Thu để thực hiện thu

kịp thời số tiền người sử dụng lao động chưa chi hết vào tháng đầu của quý sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm tại bảo hiểm xã hội huyện thanh miện tỉnh hải dương (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)