Công tác quản lý quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
Trong những năm trở lại đây các quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội đã được quy định cụ thể bằng các văn bản, điều đó được thể hiện một cách thống nhất trong tất cả các đối tượng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau khi tham gia BHXH.
Đối với khu vực nhà nước, chúng ta có Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, khu vực không hưởng lương từ ngân sách ta có Nghị định 205/2005/ NĐ-CP, hai Nghị định này là cơ sở tiền lương trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các hội đoàn thể, các Doanh nghiệp, các công ty với các thang lương, bảng lương, và nhiều chi tiết và cụ thể để áp
dụng đối với mỗi người lao động.
Tiền lương, tiền công trả cho NLĐ là trách nhiệm của NSDLĐ. Đối với công chức, viên chức làm việc trong khu vực nhà nước (bao gồm đơn vị HCSN; Đảng, đoàn thể và các DN nhà nước) do Nhà nước trả lương; NLĐ làm việc ngoài khu vực nhà nước do NSDLĐ quy định và tiền lương này được hạch toán vào giá thành sản phẩm. Trách nhiệm của cơ quan BHXH là căn cứ vào các quy định của Nhà nước về chế độ tiền lương và các quyết định nâng lương của cấp có thẩm quyền để thu BHXH đúng quy định; trường hợp nâng lương không đúng quy định, cơ quan BHXH từ chối thu BHXH, yêu cầu đơn vị sử dụng lao động thực hiện. Nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, bên cạnh sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, BHXH từ trung ương đến địa phương phối hợp với ngành chức năng để nắm vững phân cấp quản lý lao động, tiền lương làm cơ sở cho việc thống kê, phân loại xác định các mức thu, tỷ lệ thu và phương thức thu của từng nhóm đối tượng. Trên cơ sở nắm chắc tổng quỹ tiền lương của từng đơn vị và tiền lương của NLĐ, nên trong những năm qua mặc dù Nhà nước thường xuyên thay
đổi chế độ tiền lương và đối tượng tham gia BHXH biến động lớn, nhưng việc thu nộp BHXH được thực hiện không có sự sai sót. Số liệu cụ thể được phản ánh qua Bảng 2.
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
So sánh(%) 2013/2012 2014/2013 2015/2014 2016/2015 DN Nước ngoài 28,216 35,275 41,159 54,551 65,721 125.02 116.68 132.54 120.48 DNNQD 45,190 61,381 80,526 88,716 110,913 135.83 131.19 110.17 125.02 DN nhà nước 1,848 2,458 2,848 2,703 2,755 133.01 115.87 94.91 101.92 HCSN 21,131 21,315 33,074 32,318 35,638 100.87 155.17 97.71 110.27 Ngoài công lập 16,018 20,681 24,575 23,606 24,440 129.11 118.83 96.06 103.53 Xã, Phường 6,284 7,960 9,325 8,798 9,109 126.67 117.15 94.35 103.54 Hợp tác xã 2,310 2,926 3,491 3,304 3,421 126.67 119.31 94.64 103.54 Tổng cộng 120,997 151,996 194,998 213,996 251,997 125.62 128.29 109.74 117.76
Nguồn: Báo cáo BHXH huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương từ 2012-2016
Tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc năm sau cao hơn năm trước, tổng quỹ lương năm 2012 của khối hành chính sự nghiệp là 21,131 triệu đồng thì đến năm 2016 tổng quỹ lương tăng lên 35,638 triệu đồng, tăng 168.5%;tổng quỹ lương năm 2012 của khối xã phường là 6,284 triệu đồng thì đến năm 2016 tổng quỹ lương tăng lên 9,109 triệu đồng, tăng 145%;tổng quỹ lương năm 2012 của khối DN nhà nước là 1,848 triệu đồng thì đến năm 2016 tổng quỹ lương tăng lên
2,755 triệu đồng, tăng 149%. Đây là những khối, loại hình có quỹ lương tăng lên ngoài ảnh hưởng của yếu tố lao động tăng, còn do tăng lương cơ học và tăng lương tối thiểu chung do nhà nước điều chỉnh.
Tổng quỹ lương năm 2012 của khối DN vốn đầu tư nước ngoài là 28,216triệu đồng thì đến năm 2016 tổng quỹ lương tăng lên 65,721 triệu đồng, tăng 233%; tổng quỹ lương năm 2012 của khối DN ngoài quốc doanh là 45,190 triệu đồng thì đến năm 2016 tổng quỹ lương tăng lên 110,913 triệu đồng, tăng 245%. Tổng quỹ tiền lương của 2 khối loại hình trên tăng là do tác động của một số yếu tố chủ yếu như: số đối tượng tham gia tăng nhanh, tiền lương tối thiểu chung, tối thiểu vùng nhà nước điều chỉnh tăng hàng năm, tăng cơ học do người lao động được tăng lương định kỳ…
Công tác quản lý về nguồn thu và phương thức thu bảo hiểm xã hội.
Trong hoạt động BHXH thì hệ thống các khoản đóng góp BHXH có vai trò đặc biệt quan trọng. Nguồn thu này là cơ sở để quỹ BHXH tồn tại và phát triển. Với tầm quan trọng đó thì BHXH cần phải quản lý mức đóng và phương thức thu cho phù hợp.
Việc quản lý nguồn thu BHXH trong những năm qua đảm bảo theo đúng các quy định: căn cứ vào danh sách lao động và tổng quỹ tiền lương của đơn vị đã được đăng ký với cơ quan BHXH; trên cơ sở đó, BHXH huyện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Các đơn vị sử dụng lao động, hằng tháng sau khi cấp phát lương cho cán bộ, CNVC, NLĐ, đồng thời giữ lại 10.5% tiền lương của họ và trích 22%
tổng quỹ tiền lương để nộp cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu BHXH mở tại Kho bạc hoặc Ngân hàng. Việc thu nộp BHXH thực hiện bằng chuyển khoản, trường hợp thu bằng tiền mặt thì chậm nhất sau 3 ngày cơ quan BHXH nộp vào tài
khoản đảm bảo đúng quy định. Với phương thức thu nộp BHXH như vậy luôn đảm bảo an toàn, thuận tiện.
BHXH huyện thường xuyên phối hợp với hệ thống Kho bạc nhà nước và hệ hống Ngân hàng trên địa bàn để cập nhật số tiền thu nộp BHXH của các đơn vị sử dụng lao động. Trên cơ sở đó, định kỳ hằng tháng cơ quan BHXH thực hiện Thông báo bằng văn bản tình hình lao động tham gia và thu nộp BHXH đến từng đơn vị tham gia BHXH. Với việc Thông báo thay Bản đối chiếu tình hình thu nộp BHXH như trước đây, giảm được nhiều thủ tục giấy tờ, thời gian giao dịch của các bên tham gia BHXH. Đồng thời đảm bảo chính xác số tiền phải đóng, đã đóng và số nợ, số tiền lãi do nộp chậm, nộp thiếu...vì vậy, thu nộp BHXH trong những năm qua đảm bảo công khai, minh bạch, tránh lạm dụng, thất thoát nguồn quỹ BHXH, số thu BHXH thể hiện ở Bảng 2.5
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
So sánh(%) 2013/2012 2014/2013 2015/2014 2016/2015 DN Nước ngoài 7,246 8,630 10,196 13,382 15,909 119.1 118.15 131.25 118.89 DNNQD 11,603 15,019 19,948 21,767 26,846 129.44 132.82 109.12 123.33 DN nhà nước 476 600 705 662 665 126.05 117.5 93.9 100.45 HCSN 5,427 6,683 8,192 7,928 8,625 123.14 122.58 96.78 108.79 Ngoài công lập 4,111 5,062 6,086 5,791 5,917 123.13 120.23 95.15 102.18 Xã, Phường 992 1,947 2,618 2,158 2,202 196.27 134.47 82.43 102.04 Hợp tác xã 625 755 865 809 830 120.80 114.57 93.52 102.6 Tổng cộng 30,481 38,696 48,609 52,495 60,994 126.95 125.62 108 116.19
Nguồn: Báo cáo BHXH huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương từ 2012-2016
Số thu BHXH bắt buộc của từng khối, loại hình năm sau cao hơn năm trước, số thu năm 2012 của khối hành chính sự nghiệp là 5,427 triệu đồng thì đến năm 2016, số thu tăng lên
8,625 triệu đồng, tương ứng tăng 159%. Số thu năm 2012 của khối DN vốn đầu tư nước
ngoài là 7,246 triệu đồng thì đến năm 2016, số thu tăng lên 15,909 triệu đồng, tương ứng tăng 220%. Số thu năm 2012 của khối DN ngoài quốc doanh là 11,603 triệu đồng thì đến năm 2016, số thu tăng lên 26,846 triệu đồng, tương ứng tăng 231%... và tỷ lệ số thu toàn ngành năm 2012 tăng so với năm 2016 là 200%.
Số thu BHXH bắt buộc tăng là do ngoài tác động ảnh hưởng của một số yếu tố chủ yếu như: số đối tượng tham gia tăng nhanh qua các năm; tiền lương tối thiểu chung, tối thiểu vùng nhà nước điều chỉnh tăng hàng năm, tăng lương cơ học do người lao động được tăng lương định kỳ làm tăng tổng quỹ lương thì còn yếu tố tăng tỷ lệ thu hai năm một lần quy định trong Luật bảo hiểm xã hội đều chỉnh theo lộ trình…
Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc
BHXH huyện Thanh Miện luôn là một trong những đơn vị hoàn thành sớm các chỉ tiêu về thu BHXH bắt buộc, kết quả thu thường hoàn thành và vượt mức kế hoạch được
giao.
Nguồn: Báo cáo BHXH huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương từ 2012-2016
Bảng 2.6: Thực hiện thu BHXH bắt buộc so với kế hoạch trong các năm
(2012-2016)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Loại hình quản lý Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Kế hoạch (triệu đồng) 30,290 38,502 48,350 52,310 60,790 Thực hiện (triệu đồng) 30,461 38,609 48,501 52,415 60,926 Tỷ lệ đạt (%) 100.6% 100.3% 100.3% 100.2% 100.2%
Số thu của các năm có chuyển biến tích cực, năm sau luôn cao hơn năm trước. Để có được kết quả trên là do số đơn vị SDLĐ và NLĐ tham gia BHXH bắt buộc liên tục tăng, hơn nữa mức lương trích nộp BHXH bắt buộc cũng tăng do các quyết định tăng lương tối thiểu của Chính Phủ. Cụ thể như:
Hằng năm, Nhà nước điều chỉnh tăng lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu vùng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc, làm cho số tiền thu BHXH bắt buộc của mỗi người lao động đều tăng lên, dẫn đến tổng số tiền thu BHXH bắt buộc tăng.
Công tác khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được chú trọng thực hiện, làm gia tăng số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc qua các năm.
Công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về BHXH bắt buộc ngày càng đi vào cuộc sống, nâng cao nhận thức của người lao động và chủ sử dụng lao động về quyền, nghĩa vụ và lợi ích khi tham gia BHXH bắt buộc, từ đó có ảnh hưởng tích cực đến công tác thu nộp BHXH bắt buộc.
Công tác quản lý tiền thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Thanh Miện ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả, không xảy ra hiện tượng sử dụng tiền thu BHXH bắt buộc sai mục đích. 30461 38609 48501 52415 60926 30290 38502 48350 52310 60790 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 2012 2013 2014 2015 2016 Kết quả thực hiện Kế hoạch được giao
Đơn vị: Triệu đồng
Hình 2.4: Tình hình kế hoạch thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Thanh Miện (2012- 2016)
Trình độ của cán bộ làm công tác quản lý thu BHXH bắt buộc ngày càng nâng cao về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, tích cực chủ động trong việc giám sát, đôn đốc thu nộp BHXH bắt buộc đúng quy định. Bên cạnh đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các ban ngành chức năng trên địa bàn trong kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH bắt buộc tại các đơn vị sử dụng lao động, nâng cao ý thức chấp hành nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc cho người lao động của chủ doanh nghiệp...