Căn cứ đề xuất đề xuất giải pháp: Xuất phát từ những hạn chế, tồn tại cần sớm được khắc phục theo chương 2: Hiện nay trên địa bàn huyện vẫn còn một lượng không nhỏ lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa tham gia, công tác
quản lý đối tượng tham gia còn lỏng lẻo, hiệu quả mang lại chưa cao. Bên cạnh mở rộng phạm vi đối tượng tham gia BHXH thì vấn đề phát triển nhanh đối tượng BHXH thuộc diện bắt buộc ở BHXH huyệncó tầm quan trọng đặc biệt.
Tạo việc làm, là một trong những chính sách xã hội cơ bản của quốc gia, là yếu tố quyết định để phát huy trí tuệ và tay nghề nguồn lực con người, ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh xã hội. Khi cung-cầu lao động được linh hoạt, tạo nhiều chỗ làm mới, thu nhập của NLĐ ổn định, sẽ có nhiều khả năng tham gia BHXH, cơ hội cho sự phát triển BHXH ngày càng cao.
Nội dung của giải pháp: Hoàn thiện quản lý đối tượng tham gia BHXH được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH, đảm bảo thu
đúng, thu đủ, thu kịp thờicác đối tượng. Bên cạnh đó biện pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững hệ thống BHXH là tăng cường mở rộng đối tượng. Mởrộng đối tượng tham gia BHXH không chỉ là một nguyên tắc cơ bản của BHXH mà còn nhằm đảm bảo tính bền vững của quỹ BHXH, tạo sự ổn định và phát triển xã hội. Chính phủ quy định đối tượng tham gia BHXH theo hình thức bắt buộc phải có điều kiện:
Thứ nhất, NLĐ phải có quan hệ lao động, quan hệ tiền lương, tiền công.
Thứ hai, NLĐ làm việc trong đơn vị có pháp nhân đầy đủ.
Để phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, cần phải thực hiện các biện pháp sau: Rà soát lại hoạt động SXKD, phân loại kết quả hoạt động của từng DN để có biện pháp xử lý về BHXH. Chấm dứt tình trạng đánh giá chung chung, không tìm hiểu cặn kẽ lý do tại sao DN nhiều năm không đăng ký tham gia BHXH, mặc dù năm nào cơ quan BHXH cũng báo cáo lên cấp có thẩm quyền, nhưng không có giải pháp xử lý, hoặc trong thực tế có những DN đăng ký kinh doanh, nhưng sau thời gian ngắn ngừng hoạt động do làm ăn kém hiệu quả; cũng có DN tư nhân thành lập để vay vốn sử dụng vào mục đích khác, không tuyển lao động, còn tồn tại rất nhiều loại "DN ma"...
Những DN không hoạt động, đề xuất thu hồi Giấy phép đăng ký kinh doanh, cơ quan BHXH xóa tên trong danh sách đơn vị phải thu BHXH theo luật định để tránh tình trạng nợ ảo.
Đối với những DN còn hoạt động, có thuê mướn, hợp đồng lao động, yêu cầu phải đăng ký tham gia BHXH cho NLĐ. Nếu từ chối tham gia BHXH, cơ quan BHXH lập hồ sơ kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý về hành chính, ngoài số tiền phạt do không đăng
ký đóng BHXH tính trên đầu người, có thể thu hồi Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc lập hồ sơ khởi kiện ra Toà án.
Đối với Hộ kinh doanh cá thể, Tổ hợp tác: tuy thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, nhưng có đặc thù là NLĐ có thể vừa là NSDLĐ, có đăng ký kinh doanh, song pháp nhân không đầy đủ, thu nhập của họ do chính họ quyết định và quản lý. Vì vậy, cơ quan BHXH xây dựng phương án phát triển đối tượng khu vực này, phối hợp với các cấp chính quyền từ xã, phường, thị trấn vận động tham gia BHXH, coi đây là một trong tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của cơ sở trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Cần mở rộng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Điều hiển nhiên là khi DN tồn tại và phát triển thì NLĐ sẽ có việc làm và thu nhập ổn định, tạo điều kiện NLĐ tham gia BHXH. Để đạt được điều ấy, đòi hỏi các DN phải có quy mô sản xuất phù hợp và sức cạnh tranh cao để chủ động hội nhập và thích nghi với điều kiện mới.
Xác định mở rộng đối tượng tham gia BHXH là một nhiệm vụ quan trọng của việc thực hiện Luật BHXH, trong thời gian tới để Luật BHXH đi vào cuộc sống, mọi NLĐ đều được tham gia đóng BHXH, ngành BHXH cần chủ động phối hợp với các ngành chức năng tổng kết, đánh giá nghiêm túc việc thực hiện thu, nộp BHXH, trên cơ sở đó tham mưu cho Chính phủ có những giải pháp phù hợp hơn nhằm mở rộng đối tượng tham gia; đồng thời tham mưu tốt cho cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc phát triển đối tượng thuộc diện đóng BHXH theo loại hình bắt buộc trong các thành phần kinh tế, trước mắt cần tập trung giải pháp tạo cầu lao động và giải pháp tạo việc làm nhằm sử dụng nguồn nhân lực cóhiệu quả hơn.
Tạo Cầu lao động (khả năng thuê mướn lao động trên thị trường lao động), vì hiện nay ở hầu hết các địa phương cung về lao động lớn hơn cầu về lao động. Muốn tạo cầu lao động, cần tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ổn định đến năm 2020 nhằm làm cho mọi người đều có việc làm...xây dựng được một hệ thống kinh tế mở và chủ động hội nhập theo tinh thần phát huy cao độ nội lực, khai thác tối đa nguồn lực bên ngoài...lấy mục tiêu quan trọng là đảm bảo việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội.
Điều kiện để thực hiện giải pháp trên:Để đạt mục tiêu mọi NLĐ đều được tham gia BHXH thì vấn đề cần đặt ra là: đối với chính sách vĩ mô cần nghiên cứu mở rộng
thêm phạm vi, đối tượng tham gia BHXH loại hình bắt buộc, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn, lao động tự do. Đây là khu vực còn tiềm năng lớn về lao động, ngoài công việc đồng áng theo mùa vụ, lực lượng lao động này tham gia vào thị trường lao động ở các đô thị, nếu có chính sách BHXH bắt buộc để thu hút, họ sẵn sàng đóng BHXH để đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân họ.
Dự kiến kết quả giải pháp mang lại: Đối tượng tham gia BHXH được mở rộng thêm bao gồm người lao động có hợp đồng từ 1 - 3 tháng, người lao động nước ngoài có giấy phép lao động, giấy phép hành nghề, tăng số lượng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện từ đó đạt được mục tiêu mọi NLĐ đều được tham gia
BHXH. Tăng nguồn thu vào quỹ BHXH, xây dựng quỹ BHXH vững bền, an toàn hiệu
quả, góp phần chung giảm nguy cơ vỡ quỹ BHXH trong tương lai.