2.4.2.1 Những tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý thu BHXH ở BHXH huyện Thanh Miện vẫn còn một số hạn chế, tồn tại cần sớm được khắc phục, đó là:
Về nợ đọng BHXH: Mặc dù BHXH huyện Thanh Miện luôn hoàn thành kế hoạch thu hàng năm do BHXH tỉnh Hải Dương giao nhưng vẫn để xảy ra tình trạng nợ đọng. Với số tiền nợ đọng đó thì NLĐ trong chính các đơn vị nợ đọng sẽ chịu thiệt thòi vì quyền lợi của họ bị ảnh hưởng. Chủ sử dụng lao động chưa đóng BHXH đầy đủ nên quyền hưởng BHXH của NLĐ trong các trường hợp theo quy định của pháp luật sẽ không được đảm bảo.
Số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và NLĐ làm việc trong các doanh nghiệp này chưa tham gia BHXH còn nhiều. Theo số liệu thống kê của phòng Thống kê huyện Thanh Miện thì tính đến năm 2016, huyện Thanh Miện có 79 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ nhưng có 60 đơn vị đã đăng ký tham gia BHXH tại BHXH huyện Thanh Miện, chiếm tỉ lệ 76%. Số lao động đang làm việc theo hợp đồng có thời hạn 3 tháng trở lên tại các doanh nghiệp
này là khoảng 3,021 lao động nhưng chỉ có 2,496 lao động được tham gia BHXH
(chiếm tỉ lệ là 82,6%).
Số cán bộ thu ít nhưng địa bàn quản lý rộng nên việc kiểm tra tình hình thực hiện BHXH chỉ thực hiện được ở một số cơ quan, đơn vị. Bộ phận thu của BHXH huyện
Thanh Miện có 3 cán bộ trực tiếp làm công tác thu trong khi khối lượng công việc rất lớn, các đơn vị sử dụng lao động có trụ sở nằm rải rác trong huyện, vì thế việc liên hệ với các đơn vị này để tiến hành kiểm tra số lao động và quỹ lương thực tế so với số lao
động và quỹlương đăng ký tham gia đóng BHXH mất nhiều thời gian và gặp nhiều trở ngại.
Công tác thanh kiểm tra làm chưa được nhiều, chế tài xử lý vi phạm còn nhẹ, chưa
nghiêm minh. Việc tham gia BHXH cho người lao động phần lớn dựa trên sự tự giác chấp hành luật lao động của chủ doanh nghiệp. Mặc dù đã có chế tài xử phạt vi phạm về BHXH nhưng mức xử phạt vi phạm còn quá nhẹchưa đủ tính dăn đe dẫn đến việc các đơn vị thường xuyên vi phạm chính sách BHXH.
Công tác tuyên truyền đã được cơ quan BHXH xã hội thường xuyên triển khai thực hiện nhưng hiệu quả của việc tuyên truyền vẫn chưa cao, các đơn vị vẫn chưa nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT nhất là việc tuyên truyền đến người lao động dẫn đến tình trạngngười lao động không nắm được đầy đủ thông tin về chế độ chính sách BHXH nên họ không biếttự bảo vệ và đòi
hỏi quyền lợihợp pháp về chế độ chính sách BHXH của mình đã bị người sử dụng lao động chiếm dụng mà không biết.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành BHXH còn chậm, chưa đạt yêu cầu đề
việc ứng dụng các phần mềm áp dụng cho công tác chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, một số khâu chuyên môn vẫn làm theo phương pháp thủ công, không tạo được sự đột phát trong việc phát triển dẫn đến tình trạng các đơn vị tham gia BHXH không hài
lòng.
Việc cấp sổ BHXH cho người lao động còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là đối với người lao động có thời gian công tác dài và trải qua nhiều đơn vị công tác nhưng các chứng lý, hồ sơ hiện tại không đủ cơ sở để ghi nhận quá trình tham gia và cấp sổ
BHXH.
2.4.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH ở BHXH huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương
Sở dĩ còn những tồn tại như trên, có rất nhiều nguyên nhân, song tập trung lại có
nhữngnguyên nhân chủ yếu sau:
Hệ thống các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện chính sách BHXH chưa đồng bộ,
còn chồng chéo, thiếu tính thống nhất gây khó khăn trong tổ chức thực hiện tại BHXH huyện Thanh Miện. Hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH còn yếu, hiệu quả thấp. Việc ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện chính sách BHXH còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu cụ thể trong từng thời kỳ, chưa phù hợp với
điều kiện thực tế.
Quy trình thu BHXH: Quy trình thu BHXH còn nhiều bất cập nên đã tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng lao động trốn đóng BHXH cho NLĐ, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của NLĐ. Ví dụ như đối với các đơn vị sử dụng lao động lần đầu tham gia BHXH sẽ lập danh sách lao động tham gia BHXH sau đó nộp cho cơ quan BHXH. Cán bộ thu sẽ căn cứ vào đó để xá định quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH, số tiền BHXH phải đóng của đơn vị. Như vậy cơ quan BHXH dựa hoàn toàn vào sự khai báo mà không nắm được số lao động và quỹ lương thực tế của họ. Hay như khi có sự tăng lao động trong các đơn vị sử dụng lao động thì họ cố tình khai báo hoặc tiến hành khai báo chậm, khai báo không đủ số lao động tăng để giảm số tiền BHXH phải đóng.
Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành BHXH còn thiếu, số lượng CBCC trong ngành ít
trong khi đó phải giải quyết một khối lượng công việc rất lớn nên đã gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ ngành BHXH chưa được thường xuyên, vẫn còn mang tính hình thức dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực không đồng đều theo trình độ và độ tuổi, chuyên môn hóa
chưa cao.
Hệ thống máy tính, công cụ dụng cụ đã cũ, một số máy tính đã lỗi thời, phần mềm hệ thống, cơ sở dữ liệu chưa đồng bộ, dẫn đến xử lý các giao dịch, xử lý hồ sơ mất nhiều thời gian.
Công tác thanh kiểm tra và xử lý những vi phạm chính sách BHXH của cơ quan BHXH huyện đối với các đơn vị SDLĐ còn nhiều bất cập, hạn chế. Các chế tài để xử phạt các đơn vị còn chưa đủ mạnh để dăn đe, chưa nghiêm do đó còn rất nhiều đơn vị SDLĐ thường xuyên né tránh, không thực hiện đúng nghĩa vụ đóng nộp và tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ. Cán bộ thu vẫn chưa kiên quyết xử lý các trường hợp khất nộp, chậm nộp. Một số cán bộ còn nể nang do quen biết nên thường ngại đốc thu nộp BHXH.
Cơ quan BHXH chưa dành nhiều thời gian và công sức trong việc tìm kiếm và vận động các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia BHXH, chưa chủ động gặp gỡ, trao đổi với chủ sử dụng doanh nghiệp ở khu vực này vẫn trông chờ sự tự giác tham gia BHXH của họ.
Nhận thức về BHXH của người dân, của các đơn vị SDLĐ, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn hạn chế, nhiều chủ SDLĐ và NLĐ còn có nhận thức chưa đúng về BHXH nên cố tình vi phạm trốn tránh trách nhiệm của mình.
Sự phối kết hợp trong các khâu hoạt động của các cơ quan chức năng, các ban ngành
về việc chỉ đạocòn chưa thống nhất,chưa chặt chẽ và chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp NQD còn thiếu tổ chức công đoàn, hoặc nếu có cũng chỉ mang tính hình thức, không thực sự bảo vệ được quyền lợi của NLĐ.
Ngoài ra, qua tìm hiểu được biết, khó khăn lớn nhất mà ngành phải đối mặt trong thời gian qua chính là do hầu hết các doanh nghiệp trong huyện, nhất là khối ngoài quốc doanh đều làm ăn không đạt kết quả như mong muốn, thậm chí nhiều đơn vị còn làm ăn thua lỗ, lâm vào cảnh nợ nần và nợ luôn cả tiền đóng BHXH, BHYT bắt buộc.
Kết luận chương 2
Trong chương 2 tác giả trước tiên đã giới thiệu về Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Miện. Sau đó tác giả đã tiến hành phân tích các hoạt động của công tác thu bảo hiểm xã hội ở huyện Thanh Miện cũng như là các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu này. Tác giả đã tiến hành thu thập nhiều số liệu thứ cấp từ các báo cáo của Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Miện để phân tích kết quả hoạt động thu bảo hiểm của huyện Thanh Miện. Từ kết quả phân tích tác giả đã đưa ra những mặt đạt được trong những năm vừa quaBảo hiểm xã hội huyện Thanh Miện: kịp thời tham mưu với Huyện ủy, HĐND-UBND
huyện Thanh Miện triển khai thực hiện có hiệu quả công tác thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện, tham mưu cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp để tuyên truyền khai thác thu,
mở rộng đối tượng, tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện triển khai công tác thu Bảo hiểm y tế học sinh, Bảo hiểm y tế nhân dân theo hình thức hộ gia đình…Bên cạnh đó BHXH huyện Thanh Miện vẫn còn những mặt tồn tại trong công tác quản lý thu: tình
trạng nợ đọng ở một số doanh nghiệp, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn chưa tham gia BHXH đầy đủ cho người lao động, công tác tuyên truyền chưa đạt hiệu quả cao...Những tồn tại đó xuất phát từ những nguyên nhân: quy trình quản lý thu chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp tham gia không đầy đủ cho tất cả lao động tại đơn vị, nguồn nhân lực phục vụ công tác thu còn ít chưa đáp ứng được với khối lượng công việc lớn, công tác thanh tra kiểm tra còn nhiều bất cập...Qua nội dung phân tích ở chương 2 sẽ là nền tảngđể tác giả đề xuất các giải pháp ở chương 3.
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN THANH MIỆN TỈNH HẢI DƯƠNG
3.1 Định hướng hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm tại bảo hiểm xã hội huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương