Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm tại bảo hiểm xã hội huyện thanh miện tỉnh hải dương (Trang 37 - 39)

1.3.2.1 Kinh nghiệm của BHXH huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên

Theo số liệu báo cáo của BHXH huyện Mỹ Hào: Qua thống kê đầu 2016, trên địa bàn huyệncó 323 đơn vị đang sử dụng 8.331 lao động, trên thực tế mới có 279 đơn vị với

7.009 lao động đóng BHXH; một số đơn vị nợ với số tiền trên 2tỷ đồng. Kết quả công

tác thu BHXH năm 2016 số thu đạt 269 tỷ đồng đạt 105.7% kế hoạch được giao

Để giải quyết vấn đề này, BHXH huyện đã có nhiều biện pháp như: Tuyên truyền trên đài truyền thanh địa phương. Trên một số trục đường lớn, khu công nghiệp đều có pa

nô, áp phích; in các tài liệu phát tay, các văn bản hướng dẫn gửi các doanh nghiệp. Thực hiện ký kết công tác phối hợp với Ban quản lý khu công nghiệp về việc đảm bảo

quyền lợi cho người lao động. Đối với những đơn vị cố tình vi phạm thì lập Biên bản xử lý hành chính hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền can thiệp. Đối với những doanh nghiệp nợ đọng BHXH có thể sử dụng biện pháp ngừng giao dịch, không giải quyết các quyền lợi mà người lao động được hưởng, nhờ đó mà việc đăng ký tham gia BHXH của các doanh nghiệp được chấn chỉnh và tình trạng nợ đọng BHXH cơ bản được giải quyết.

1.3.2.2 Kinh nghiệm của BHXH huyện Thủy Nguyên tỉnh Hải Phòng

Theo số liệu báo cáo của BHXH huyện Thủy Nguyên: Năm 2016 trên địa bàn huyện

có 369 đơn vị đang sử dụng 17.300 lao động, trên thực tế mới có 320 đơn vị với

16.450 lao động đóng BHXH; một số đơn vị nợ với số tiền trên 3 tỷ đồng. Kết quả công tác thu BHXH năm 2016 số thu đạt 649 tỷ đồng đạt 114.7% kế hoạch được giao.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ đọng tại huyện là do phần lớn doanh nghiệp cố tình dây dưa, chậm nộp bảo hiểm để trục lợi. Do quy định mức lãi chậm đóng thấp hơn mức lãi vay ngân hàng nên doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt để chiếm dụng quỹ BHXH. Mặt khác, chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT còn nhiều bất cập, như mức xử phạt thấp, thủ tục xử phạt phức tạp. Trong khi đó việc phát hiện các đơn vị sử dụng lao động vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT chỉ nhắc nhở đề nghị doanh nghiệp chấp hành, sau đó phản ánh với các cơ quan chức năng khác để xử lý. Chính vì vậy việc nợ bảo hiểmxã hội đang là vấn đề khá “nóng”. Hệ thống BHXH các cấp đã triển khai nhiều biện pháp để thu nợ, kể cả việc khởi kiện doanh nghiệp ra tòa, song thực tế vẫn còn không ít doanh nghiệp tiếp tục có những biểu hiện chây ỳ trong việc đóng bảo hiểm xã hội. Cho nên, để đạt hiệu quả hơn trong việc phòng chống nợ đọng bảo hiểm, ngoài sự nỗ lực của BHXH huyện, cần lắm sự phối hợp của các cơ quan nhà nước, đặc biệt phía doanh nghiệp phải nhận thức đúng đắn hơn đối với việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Ngành bảo hiểm phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền đã đẩy mạnh việc thanh kiểm tra tại các đơn vị. Bên cạnh các hoạt động thanh kiểm tra, BHXH còn thể hiện được vai trò tham mưu cho các cấp chính quyền đối với việc thực hiện các luật bảo hiểm. Trong đó, tham mưu với UBND huyện ban

hành các văn bản chỉ đạo các ngành có liên quan và đơn vị, doanh nghiệp tăng cường thực hiện Luật BHXH, BHYT trên địa bàn huyện.

1.3.2.3 Kinh nghiệm của BHXH huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương

Hiện nay trên địa bàn huyện Bình Giang có 398 đơn vị đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng 13.520 lao động, trên thực tế mới có 367 đơn vị đăng ký tham gia BHXH cho 12.383 lao động; Số tiền nợ đọng BHXH từ 3 tháng trở lên là 734 triệu đồng. Kết quả công tác thu BHXH năm 2016 đạt trên 136.242 triệu đồng đạt 105.3% kế hoạch được giao.

Để giải quyết vấn đề này, BHXH huyện đã có nhiều biện pháp thực hiện có hiệu quả, đó là hàng năm BHXH huyện xây dựng kế hoạch khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn dựa trên danh sách do BHXH tỉnh cung cấp. Trên cơ sở đó BHXH huyện đã phối kết hợp với các ban ngành, đoàn thể trong huyện đặc biệt với Chi cục Thuế huyện tổ chức các đoàn thanh kiểm tra xử lý các đơn vị vi phạm, đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật BHXH cho người lao động và người sử dụng lao động tại đơn vị. Đối với những đơn vị cố tình vi phạm thì lập biên bản xử lý hành chính hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền can thiệp. Đối với những đơn vị nợ đọng BHXH huyện báo cáo BHXH tỉnh, UBND huyện để có biện pháp ngừng giao dịch, không giải quyết các quyền lợi mà người lao động được hưởng, nhờ đó mà việc đăng ký tham gia BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được chấn chỉnh và tình trạng nợ đọng BHXH cơ bản được giải quyết.

1.3.3 Những bài học kinh nghiệm được rút ra cho huyện Thanh Miện về thu bảo hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm tại bảo hiểm xã hội huyện thanh miện tỉnh hải dương (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)