Căn cứ đề xuất giải pháp: Công tác tuyên truyền đã được cơ quan BHXH xã hội thường xuyên triển khai thực hiện nhưng hiệu quả của việc tuyên truyền vẫn chưa cao,
Các đơn vị vẫn chưa nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT nhất là việc tuyên truyền đến người lao động dẫn đến tình trạng người lao động không nắm được đầy đủ thông tin về chế độ chính sách BHXH nên họ không biết tự bảo vệ và đòi hỏi quyền lợi hợp pháp về chế độ chính sách BHXH của mình đã bị người sử dụng lao động chiếm dụng mà không biết.
Nội dung đề xuất giải pháp: Bảo hiểm xã hội huyện cần đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, phổ biến chính sách của Đảng và Nhà nước về BHXH, BHYT, nhất là Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020, chính sách khác về BHXH, BHYT tới các cấp, các ngành tại mỗi địa phương, đơn vị nhằm tăng cường cam kết chính trị và trách nhiệm để thực hiện lộ trình BHYT toàn dân và BHXH cho mọi người lao động, coi đây là một trong những nhiệm vụ chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương.
Công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT cần tập trung trọng điểm vào một số nội dung sau:
Tập trung tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT. Khẳng định giá trị nhân đạo, tính nhân văncủa chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.
Thực hiện tuyên truyền những nội dung quan trọng của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật BHYT, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, các văn bản chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đối với công tác BHXH, kết quảđạt được của chính sách BHXH trong thời gian qua từ đó để nhân dân thấy được những lợi ích của chính sách và tích cực và chủ động tham gia BHXH, BHYT.
Tuyên truyền, vận động cổ vũ hướng dẫn người sử dụng lao động, người lao động và mọi người dân tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, Bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế theo quy định của Luật BHXH, Luật BHYT, hướng tới mục tiêu Bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động và Bảo hiểm y tế toàn dân.
Bảo hiểm xã hội các cấp phải có những hoạt động biểu dương, cổvũ những tập thể cá nhân có nhiều cố gắng trong việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT. Đồng thời nhắc nhở, phê phán những biểu hiện sai trái, thiếutinh thần trách nhiệm, những hành vi cố tình vi phạm trong thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT ở địa phương đơn vị.
Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như: In cấp pháp tờ rơi, tờ gấp cho các đơn vị sử dụng lao động và người lao động với nội dung tuyên truyền đa dạng, phối hợp với các cơ quan như cơ quan báo chí, tạp chí, Đài phát thanh huyện để tuyên truyền về chính sách BHXH với nhiều hình thức khác nhau như tổ chức hội nghị, báo cáo viên, tuyên truyền viên miệng tại các đơn vị doanh nghiệp, in cấp tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền, phát thanh trên hệ thống truyền thanh về quyền lợi, trách nhiệm liên quan đến chế độ BHXH đến nhân dân, học sinh và người lao động.
Điều kiện để thực hiện giải pháp: Các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương cần chú trọng công tác tuyên truyền về lợi ích nhân văn, quyền lợi của việc đóng BHXH một cách sát sao tránh tình trạng trên nóng dưới lạnh, các cơ quan liên qua phải phối hợp với nhau chặt chẽ trong công tác tuyên truyền. Thường xuyên tuyên truyền định kỳ, hàng tuần hàng tháng trên các phương tiện thông tin truyền thông: báo, đài, truyền hình, đài phát thanh. Tổ chức các buổi truyền thông đến các doanh nghiệp, khu dân cư.
Dự kiến kết quả của giải pháp mang lại: Công tác tuyên truyền đã được cơ quan BHXH xã hội thường xuyên triển khai thực hiện một cách hiệu quả, mọi đối tượng trong xã hội đều biết được ý nghĩa, quyền lợi, tầm quan trọng của việc thực hiện BHXH và các hậu quả xấu của việc trốn trách đóng BHXH. Từ đó tăng số lượng đối tham gia BHXH, tăng nguồn thu BHXH, xây dựng quỹ tiền tệ từ việc BHXH dồi dào, tránh việc vỡ quỹ BHXH.