Việc đánh giá hiệu quả sử dụng trong mỗi doanh nghiệp là cần thiết, thông qua chỉ tiêu về hiệu quả lao động của doanh nghiệp mình so với kỳ trước, so sánh các doanh nghiệp khác trong ngành, các doanh nghiệp trong cùng địa bàn, để thấy việc sử dụng lao động của doanh nghiệp mình đã tốt hay chưa, từ đó phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu trong việc tổ chức, quản lý và sử dụng lao động để đạt được hiệu quả sử dụng lao động cao hơn. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong từng doanh nghiệp không thể nói một cách chung chung mà phải thông qua một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng suất lao động bình quân, lợi nhuận bình quân trên một nhân viên, hiệu quả sử dụng lao động ngoài các chỉ tiêu trên ta còn có hiệu quả sử dụng lao động qua các chỉ tiêu doanh thu trên 1000đ tiền lương, lợi nhuận thu được trên 1000đ tiền lương.
* Doanh thu bình quân:
= TR/T(1.1)
Trong đó: : Doanh thu bình quân TR: Tổng doanh thu
T : Tổng số lao động
Doanh thu bình quân là một chi tiêu tổng hợp cho phép đánh giá một cách chung nhất của hiệu quả sử dụng lao động của toàn bộ doanh nghiệp. Qua năng suất lao động bình quân ta có thể so sánh giữa các kỳ kinh doanh với nhau.
Chỉ tiêu doanh thu bình quân cho ta thấy trong một thời gian nhất định (tháng, quý, năm) thì bình quân một lao động tao ra doanh thu là bao nhiêu
* Lợi nhuận bình quân (N)
N = LN/T(1.2)
Trong đó: N : Lợi nhuận bình quân một lao động LN: Tổng lợi nhuận
T : Tổng số lao động
Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ở doanh nghiệp, nó cho ta thấy một lao động của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận (tháng, quý, năm), phản ánh mức độ cống hiến của mỗi người lao động trong đơn vị và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Chỉ tiêu này có thể tính cho toàn bộ doanh nghiệp hoặc từng bộ phận để có thể đánh giá, so sánh sử dụng hiệu quả lao động ở từng bộ phận, từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở từng bộ phận
* Thời gian lao động
Các phòng ban, phân xưởng làm việc theo giờ hành chính (8h/ngày): Sáng từ 8h->12h, chiều từ 13h -> 17h. Riêng bộ phận bảo vệ làm việc theo 3 ca: từ 7h -> 15h, 15h -> 23h, 23h -> 7h sáng hôm sau. Việc sử dụng ngày công của doanh nghiệp chủ yếu dựa trên cơ sở pháp lý của Bộ luật lao động.
Phần lớn các doanh nghiệp có lịch làm việc gồm cả ngày thứ bảy, trừ một số doanh nghiệp nhà nước được phép nghỉ vào thứ bảy theo quy định của Bộ luật lao động. Chính vì thế thứ bảy vẫn coi như ngày làm việc bình thường, còn chủ nhật là ngày nghỉ cố định.
Ngoài ra theo Bộ luật lao động thì người lao động được nghỉ chính ngày lễ của đất nước (Điều 73 – Bô luật lao động).
Tết dương lịch: 1 ngày Tết âm lịch: 4 ngày
Giỗ Tổ Hùng Vương: 1 ngày
Ngày giải phóng Miền Nam 30/04: 1 ngày Ngày Quốc tế lao động 1/5: 1 ngày
Ngày Quốc khánh 02/09: 1 ngày
Nếu ngày nghỉ lễ trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
Nếu nghỉ việc riêng, nghỉ không lương được quy định tại điều 78, 79 Bộ luật lao động, chế độ thai sản (điều 114, 141), chế độ con ốm mẹ nghỉ dành cho nữ có con nhỏ hơn 3 tuổi là 20 ngày và con từ 3-7 tuổi là 15 ngày/ năm.
Về chế độ nghỉ phép, các doanh nghiệp áp dụng theo điều 74, 75 Bộ luật lao động quy định người làm việc đủ 12 tháng thì được nghỉ 1 ngày và được hưởng nguyên lương 1+12 ngày làm việc đối với lao động bình thường, 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.
Để sử dụng tốt hơn nữa quỹ thời gian làm việc, các doanh nghiệp cần áp dụng nghiêm túc chế độ kỷ luật lao động đối với bất cứ ai vi phạm thời gian lao động.