Thực trạng phân tích công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV điện cơ hóa chất 15 (Trang 53 - 54)

Hiện nay Công ty đã xây dựng được hệ thống bản phân công công việc/nhiệm vụ cho Trưởng, Phó phòng, ban, phân xưởng các tổ trong các phòng, ban, phân xưởng. Bản phân công công việc/nhiệm vụ đã được hầu hết các phòng, ban, phân xưởng trong công ty xây dựng, trong đó nêu ra những nhiệm vụ, trách nhiệm mà người lao động phải thực hiện.

Các Trưởng phòng, ban, phân xưởng thường là những người có kiến thức sâu sắc về chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong lĩnh vực của phòng, ban mình. Họ là người giám sát, quản lý trực tiếp, phân công công việc, nhiệm vụ cho từng người lao động trong phòng, ban, phân xưởng mình, yêu cầu người lao động thực hiện công việc như thế nào và phải đạt kết quả ra sao; Hàng ngày, Trưởng phòng, ban, phân xưởng có thể làm việc cùng người lao động nên họ dễ dàng quan sát quá trình làm việc và tiếp xúc trực tiếp với người lao động hơn. Vì vậy Trưởng phòng, ban, phân xưởng là người hiểu rõ nhất về các công việc của phòng, ban, phân xưởng mình. Đó là ưu điểm của việc các Trưởng phòng, ban là người thực hiện phân tích công việc vì khi đó các thông tin trong văn bản phân tích công việc đảm bảo chính xác, đầy đủ và sát thực hơn. Hơn nữa như thế còn tiết kiệm thời gian, do trong cùng một khoảng thời gian các phòng, ban khác nhau có thể cùng tiến hành viết văn bản phân tích công việc cho phòng, ban mình.

Tuy nhiên, các Trưởng phòng, ban là những người có chuyên môn không thuộc lĩnh vực nhân sự, họ không có hoặc rất hạn chế về kiến thức, kỹ năng phân tích công việc, như: lựa chọn phương pháp thu thập thông tin, thiết kế biểu mẫu thu thập thông tin hay kỹ năng viết văn bản phân tích công việc... Công ty cũng không có sự đào tạo, Phòng Hành chính hậu cần, Tổ chức lao động không có hướng dẫn cho các Trưởng phòng, ban về phân tích công việc.

Các Trưởng phòng, ban không tiến hành lựa chọn phương pháp thu thập thông tin, và cũng không có phương pháp thu thập thông tin rõ ràng. Quá trình thu thập thông tin và xử lý thông tin hầu như không có. Các Trưởng phòng, ban viết bản phân công công việc/nhiệm vụ chủ yếu dựa vào sự hiểu biết của mình về các công việc, chứ không có sự thu thập thông tin từ người lao động, nếu có cũng chỉ là những cuộc nói chuyện, thảo luận ngắn mang tính không chính thức với người lao động.

Bản phân công công việc/nhiệm vụ được viết cho các Trưởng, Phó phòng ban và các tổ mà không phân tích cho từng người lao động là hợp lý, việc này giúp cho công ty tiết kiệm thời gian và chi phí. Vì tại công ty, trong một phân xưởng có nhiều người lao động có cùng chức danh công việc, nên có thể coi phân tích công việc tại công ty đã được tiến hành cho từng chức danh công việc

Nói chung, cách thức phân tích công việc mà công ty đã thực hiện là tương đối hợp lý, tuy nhiên còn chưa được thực hiện chuyên sâu, chưa có cán bộ chuyên trách đảm nhận và chưa được tiến hành một cách khoa học, có những hoạt động chỉ mang tính hình thức và chưa chính quy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV điện cơ hóa chất 15 (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)